3.2.3.1. Tình hình vốn thực hiện của các dự án FDI
Hình 3.6: Tổng quan vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm so với vốn thực hiện tại Đà Nẵng (giai đoạn từ 2009 đến 2013)
(Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Đà Nẵng)
Vốn thực hiện là vốn thực tế mà nhà đầu tƣ bỏ ra để phục vụ sản xuất kinh doanh, do đó nó có ý nghĩa thực tiễn cao hơn vốn đầu tƣ cam kết. Trong giai đoạn 2009 - 2013, vốn thực hiện có tăng, giảm qua từng năm nhƣng sự chênh lệch không quá lớn; còn tổng vốn đầu tƣ lại tăng giảm thất thƣờng, có sự chênh lêch đột biến. Điều này chứng tỏ tốc độ tăng, giảm giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện không có mối quan hệ tƣơng đồng. Các dự án đăng ký không thực hiện ngay trong năm mà giải ngân ở những năm tiếp theo. Trong cả giai đoạn này, tổng vốn thực hiện của Đà Nẵng là 1.227,53 triệu USD, bằng 67,54% tổng vốn đăng ký, tức là tỉ lệ giải ngân của thành phố Đà Nẵng cao hơn so với mặt bằng chung của cả nƣớc (hình 3.6).
Cụ thể, vốn thực hiện năm 2008 là 243,7 triệu USD, đến năm 2009, do tác động chung của khủng hoảng kinh tế thế giới, vốn thực hiện chỉ đạt 93,35%, còn 227,5 triệu USD. Năm 2010, vốn thực hiện tăng 125,7 %, đạt
59
mức 285,97 triệu USD nhƣng đến năm 2011, lại giảm còn 235,18 triệu USD, chỉ bằng 82,2%. Năm 2012, tình hình vốn thực hiện không có biến động so với năm 2011. Năm 2013 xuất hiện dấu hiệu khả quan hơn khi vốn thực hiện đạt 251,4 triệu USD [2].
Nhƣ vậy, tình hình vốn thực hiện của các dự án FDI tại Đà Nẵng tăng giảm thất thƣờng qua các năm, không theo chiều hƣớng cố định. Các dự án có tiến độ giải ngân tốt là các dự án đang hoạt động hiệu quả và tiếp tục giải ngân để tăng cƣờng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp khó khăn trong vấn đề thu xếp vốn dẫn đến giải ngân chậm, thậm chí không giải ngân đƣợc.
3.2.3.2. Tình hình triển khai các dự án FDI
Xét theo tình hình triển khai, các dự án FDI đầu tƣ đƣợc chia làm 4 nhóm:
Loại 1: Dự án triển khai bình thƣờng, không có vƣớng mắc.
Loại 2: Dự án có khả năng vƣớng mắc thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh. Loại 3: Dự án có khả năng vƣớng mắc thuộc thẩm quyền của tỉnh, cần hỗ trợ từ trung ƣơng.
Loại 4: Dự án không triển khai, thuộc diện cần chấm dứt hoạt động.
Đa phần các dự án trên địa bàn đang triển khai và hoạt động tốt, không có vƣớng mắc.
3.2.3.3. Tình hình thu hồi, chấm dứt các dự án FDI
Từ năm 1989 đến hết năm 2013, Đà Nẵng có 54 dự án FDI đã hết hạn, giải thể [2]. Bình quân mỗi năm trên địa bàn thành phố thu hồi, chấm dứt khoảng 3 dự án FDI. Thời hạn trung bình của các dự án FDI vào Đà Nẵng là 28 năm nên đa phần các dự án giải thể trƣớc khi hết hạn, chỉ có 2 dự án chấm dứt hoạt động là do hết thời hạn ghi trong giấy phép đầu tƣ.
60
Nguyên nhân dẫn đến thu hồi và chấm dứt hoạt động dự án FDI trên địa bàn thành phố là do gặp khủng hoảng kinh tế, doanh nghiệp không có khả năng triển khai dự án nên xin chấm dứt hoạt động trƣớc thời hạn. Các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, không thể tiếp tục kinh doanh nên dẫn đến giải thể doanh nghiệp. Số còn lại bị thu hồi là do doanh nghiệp không triển khai hoặc tạm dừng quá lâu, không có kế hoạch triển khai trở lại hoặc chủ doanh nghiệp trốn đi, không báo cáo.
Các cơ quan phụ trách quản lý của thành phố về vấn đề này cần theo dõi sát tình hình thực hiện các dự án để nhanh chóng xem xét, ra quyết định thu hồi, chấm dứt dự án nhằm hạn chế tối đa tác động không tích cực tới địa phƣơng, ngƣời lao động và chủ đầu tƣ.
3.2.4. Các biện pháp quản lý nhà nước về hoạt động thu hút FDI của Đà Nẵng
Với nhận thức về tầm quan trọng của việc thu hút FDI phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố, hơn 25 năm qua Đà Nẵng đã thực hiện nhiều biện pháp có tính đồng bộ từ việc quy hoạch, tạo lập môi trƣờng đầu tƣ, khuyến khích ƣu đãi đầu tƣ đến việc quản lý nhà nƣớc đối với FDI. Các biện pháp đƣợc triển khai dƣới sự chỉ đạo sâu sát và sự hỗ trợ tích cực của lãnh đạo thành phố.
- Về công tác quy hoạch, kế hoạch:
Thành phố đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội Đà Nẵng đến 2010 và đến 2020. Đặc biệt, với vị thế là thành phố ven biển có tiềm năng lớn cho phát triển du lịch, thành phố đã xây dựng các quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2010 và 2020. Vệt du lịch ven biển đạt tiêu chuẩn quốc tế đƣợc quy hoạch chi tiết bởi tập đoàn WATG Mỹ.Với công tác quy hoạch đi trƣớc một bƣớc, việc thu hút vốn FDI ở Đà Nẵng đƣợc thực
61
hiện một cách chủ động và các dự án đã thu hút về cơ bản là phù hợp với quy hoạch của thành phố.
Hoạt động thu hút các dự án FDI đƣợc tiến hành dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm cũng nhƣ kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội hàng năm, trong đó nêu cụ thể tổng số vốn đầu tƣ FDI cần thu hút và những lĩnh vực ƣu tiên, mục tiêu thu hút vốn FDI trong từng giai đoạn cho từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể, phù hợp với quy hoạch phát triển. Kế hoạch vừa giúp cho các cơ quan quản lý của thành phố có cơ sở để điều hành quản lý phát triển đồng thời giúp các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài xác định đƣợc nhu cầu mà thành phố cần kêu gọi đầu tƣ, không cần phải mất nhiều thời gian tìm hiểu.
- Về tạo lập môi trƣờng đầu tƣ:
Đà Nẵng là một trong những địa phƣơng có các biện pháp và chính sách mạnh để tạo lập môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các dự án đã đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ đi vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
+ Về hệ thống cơ sở hạ tầng: Thành phố đã chú trọng tạo dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng (đƣờng, cảng, sân bay, giao thông, thông tin liên lạc, bƣu chính, năng lƣợng, điện nƣớc,…) thuận lợi phục vụ hoạt động của các nhà đầu tƣ trong suốt quá trình đầu tƣ. Chỉ trong vòng 3 năm sau khi tách tỉnh vốn đầu tƣ cho phát triển hạ tầng của Đà Nẵng đã tăng từ 97 tỷ (năm 1997) lên 600 tỷ đồng (năm 2000) [35]. Điều kiện giao thông thuận lợi đã phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhà đầu tƣ, cho việc vận chuyển hàng hóa, máy móc thiết bị ra vào nhà máy, sinh hoạt của công nhân và phục vụ dân sinh. Điều kiện thông tin liên lạc, bƣu chính thuận lợi phục vụ tốt cho mục tiêu điều hành và quản lý dự án đầu tƣ. Điều kiện cung ứng điện nƣớc thuận lợi phục vụ tốt cho sự vận hành của nhà máy, máy móc thiết bị, cho quá trình làm việc của nhân viên. Theo ý kiến của các nhà đầu tƣ, hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi là ƣu tiên hàng đầu trong lựa chọn vùng và lãnh thổ đầu tƣ [36].
62
+ Về chính sách đất đai: Thành phố đã vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách và có nhiều cách làm mới, sáng tạo phù hợp với thực tiễn, nổi bật là chủ trƣơng “Khai thác quỹ đất tạo vốn để phát triển cơ sở hạ tầng”, phƣơng châm “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”, phƣơng thức đổi đất lấy hạ tầng và lấy quy hoạch nuôi quy hoạch,… UBND thành phố quy định rõ chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, mục đích phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Nhờ thực hiện tốt việc giải tỏa, di dời, tái định cƣ mà thành phố đã có đƣợc hạ tầng tƣơng đối hoàn chỉnh.
Riêng đối với các khu công nghiệp, thành phố đã sớm thành lập Công ty Phát triển và khai thác hạ tầng khu công nghiệp do UBND thành phố trực tiếp chỉ đạo, sử dụng tiền ngân sách cấp để giải tỏa đền bù và xây dựng hạ tầng [QĐ 107/2000/QĐ-UB]. Kết quả là khi nhà đầu tƣ đến là có ngay mặt bằng để giao.
+ Về cải cách hành chính: Thành phố đã triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” từ năm 2001. Đến nay đã triển khai từ thành phố đến quận, huyện và phƣờng, xã, tại các đơn vị trung ƣơng đóng trên địa bàn (Thuế, Kho bạc, Bảo hiểm xã hội, Hải quan, Ngân hàng chính sách xã hội, Điện lực, Cảng vụ Đà Nẵng) và nhiều đơn vị trực thuộc sở, ngành. Theo cơ chế một cửa liên thông, việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số doanh nghiệp và khắc dấu, trả kết quả đƣợc thực hiện tại một đầu mối duy nhất là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tƣ; đối với các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài (ngoài khu công nghiệp) do Trung tâm Xúc tiến Đầu tƣ thực hiện.
+ Về tăng cường thông tin pháp lý: Thành phố đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cũng nhƣ ngƣời dân trên địa bàn thành phố đƣợc cung cấp thông tin pháp lý một cách tốt nhất thông qua các kênh thông tin nhƣ
63
website, báo đài. Thực hiện chế độ công khai, minh bạch về hoạt động công vụ nhƣ: công khai các nội dung hƣớng dẫn về hồ sơ, thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc, thời gian giải quyết, phí và lệ phí, sơ đồ làm việc, tổ chức Sổ góp ý, đeo thẻ công chức, đặt bảng tên chức danh… Đặc biệt, trong công tác quản lý đất đai, từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chi tiết, nội dung dự án đến khung giá loại đất, kết quả kiểm định áp giá đều công khai để ngƣời dân, doanh nghiệp xem xét và góp ý.
+ Về hỗ trợ doanh nghiệp: Đà Nẵng đã triển khai nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể: công tác hỗ trợ dịch vụ công cho doanh nghiệp gồm: hỗ trợ thông tin thị trƣờng, tìm kiếm đối tác kinh doanh, xúc tiến xuất khẩu và hội chợ thƣơng mại, khu công nghiệp và cụm công nghiệp, công nghệ và các dịch vụ liên quan.
+ Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Đà Nẵng là một trong hai địa phƣơng đầu tiên trên cả nƣớc hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Nhằm cung cấp nguồn nhân lực có chất lƣợng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI, lãnh đạo thành phố chủ trƣơng đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, góp phần mở rộng hệ thống đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng thông qua chính sách hỗ trợ về đất đai, thuế, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các cơ sở đào tạo trên địa bàn thành phố. Đến năm 2012 trên toàn địa bàn thành phố có 24 trƣờng đại học và cao đẳng, 19 trƣờng trung học chuyên nghiệp và 59 trung tâm dạy nghề. Đại học Đà Nẵng là đại học đa ngành và đa cấp có quy mô lớn, đóng vai trò chủ đạo trong việc đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học ở khu vực miền Trung Tây Nguyên nói riêng và cả nƣớc nói chung. Lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 18% lực lƣợng lao động thành phố, công nhân kỹ thuật chiếm 9%, trung cấp chiếm 5% và 68% lực lƣợng lao động khác [36].
Bên cạnh các chính sách đào tạo lao động cho doanh nghiệp, thành phố cũng đẩy mạnh đào tạo lực lƣợng cán bộ, công chức cho khu vực công. Chính
64
sách đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao theo Đề án 393 (đào tạo 100 thạc sĩ, tiến sĩ ở nƣớc ngoài từ nguồn cán bộ, công chức), Đề án 47 (đào tạo đại học trong nƣớc và nƣớc ngoài từ nguồn học sinh thuộc các trƣờng phổ thông trung học trên địa bàn thành phố) và Đề án 89 (đào tạo dự nguồn cho các chức danh cán bộ chủ chốt tại các phƣờng, xã) là những chính sách mang tính đặc thù trong chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực của thành phố [36]. Song song với chính sách đào tạo, công tác thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao cũng luôn đƣợc lãnh đạo thành phố quan tâm, chú trọng. Thành phố đã ra Quyết định 17/2010/QĐ-UB về việc tiếp nhận, bố trí và chính sách ƣu đãi đối với những ngƣời tình nguyện đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc UBND thành phố Đà Nẵng. Tính đến tháng 7 năm 2011, Đà Nẵng đã tiếp nhận đƣợc 844 ngƣời, trong đó có 10 tiến sỹ, 144 thạc sỹ [31].
- Về các biện pháp khuyến khích ƣu đãi đầu tƣ:
Để thu hút FDI, thành phố đã ban hành các chính sách khuyến khích, ƣu đãi đầu tƣ nhƣ: nhà đầu tƣ không phải chịu chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, giá thuê đất ƣu đãi theo hƣớng giảm giá cho các dự án đầu tƣ có vốn lớn, thời gian hoạt động dài, đầu tƣ vào những lĩnh vực thành phố đang có nhu cầu, thực hiện ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp hoạt động trong KCN. Tiền thuê tất đƣợc quy định linh hoạt, tùy thuộc vào lĩnh vực đầu tƣ, hình thức đầu tƣ, địa điểm đầu tƣ nhƣng về cơ bản là theo hƣớng tạo điều kiện, hỗ trợ nhà đầu tƣ giảm bớt chi phí đầu vào. Đối với các KCN, thành phố thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng đến chân bờ rào dự án. Trong trƣờng hợp nhà đầu tƣ bỏ vốn xây dựng, chính quyền thành phố sẽ hoàn trả toàn bộ chi phí hoặc khấu trừ vào tiền thuê đất mà nhà đầu tƣ phải nộp.
- Về hoạt động xúc tiến đầu tƣ:
Hoạt động xúc tiến đầu tƣ của Đà Nẵng đƣợc triển khai qua Trung tâm Xúc tiến đầu tƣ, đƣợc thành lập vào năm 2000, ban đầu là đơn vị trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, đến 2006 đƣợc nâng cấp thành đơn vị ngang Sở, có
65
chức năng xúc tiến vận động đầu tƣ đối với các dự án trong và ngoài nƣớc, là đầu mối thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tƣ vào Đà Nẵng, thực hiện cơ chế “một cửa” trong quan hệ giữa nhà đầu tƣ với các cơ quan chức năng, hỗ trợ các nhà đầu tƣ trong việc hình thành và triển khai dự án. Trung tâm đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thu hút FDI của Đà Nẵng. Trung tâm đã tổ chức nghiên cứu, đƣa ra các đề xuất về cơ chế chính sách thu hút FDI, về điều chỉnh, bổ sung và ban hành danh mục dự án gọi vốn FDI, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, môi trƣờng và cơ hội đầu tƣ, tổ chức tham gia các hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tƣ, vận động đầu tƣ, đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tƣ.
- Về quản lý nhà nƣớc đối với FDI:
Công tác quản lý nhà nƣớc đối với FDI tại Đà Nẵng đƣợc thực hiện theo nguyên tắc tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tƣ tổ chức sản xuất kinh doanh, coi trọng tính công khai, minh bạch và các bên cùng có lợi. Theo đó, UBND thành phố thực hiện sự chỉ đạo thống nhất về công tác quản lý nhà nƣớc đối với dự án FDI, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ là cơ quan đầu mối thu thập, xử lý thông tin và tham mƣu cho lãnh đạo thành phố về công tác quản lý nhà nƣớc tất cả các dự án FDI trên địa bàn, trung tâm Xúc tiến đầu tƣ thực hiện công tác xúc tiến đầu tƣ.
Một trong những đặc điểm nổi trội của Đà Nẵng là lãnh đạo thành phố