Địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tại Thành phố Đà Nẵng (Trang 53)

Để thực hiện luận văn, tác giả tiến hành nghiên cứu hoạt động thu hút FDI trên địa bàn toàn thành phố Đà Nẵng.

2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin

- Thông tin thứ cấp (số liệu, tài liệu có sẵn) đƣợc thu thập từ các thông tin đƣợc công bố chính thức từ các cơ quan nhà nƣớc, các nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc về FDI nói chung và FDI tại Đà Nẵng nói riêng.

+ Số liệu thứ cấp là những số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài, chủ yếu là kết quả nghiên cứu và đƣợc công bố chính thức.

+ Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các nguồn khác nhau nhƣ: các báo cáo của Cục đầu tƣ nƣớc ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Tổng cục Thống kê, sở Kế hoạch đầu tƣ Đà Nẵng và một số địa phƣơng, các báo cáo của các tổ chức trong và ngoài nƣớc, tài liệu từ các trang web trên Internet, các công trình nghiên cứu và các tài liệu khác có liên quan đến FDI nói chung và FDI tại Đà Nẵng nói riêng.

42

Nội dung thu thập thông tin thứ cấp đƣợc thể hiện trong bảng sau:

Thông tin cần thu

thập Mục đích Nguồn thu thập Phƣơng pháp thu thập Lý luận và thực tiễn về FDI Tìm hiểu khung lý luận, kinh nghiệm thu hút FDI của

một số tỉnh lựa chọn

Sách chuyên khảo, báo cáo của UNCTAD, của Bộ KH&ĐT, luận văn,

luận án liên quan, Internet

Tra cứu tài liệu, kế thừa

Tình hình thu hút FDI tại Việt Nam

Tìm hiểu khái quát tình hình FDI ở

Việt Nam

Sách chuyên khảo, báo cáo của Bộ KH&ĐT, Tổng cục

thông kê,

Tra cứu tài liệu, kế thừa

Tình hình thu hút FDI tại Đà Nẵng

Làm rõ thực trạng thu hút FDI tại Đà Nẵng (kết quả, hạn chế, nguyên nhân, tác động,...)

Báo cáo của Bộ KH&ĐT, Tổng cục

thống kê, sở

KH&ĐT Đà Nẵng, một số công trình nghiên cứu có liên quan

Tra cứu tài liệu, kế thừa

43 Quan điểm và định hƣớng thu hút FDI của thành phố Đà Nẵng Kết hợp kết quả nghiên cứu thực trạng FDI (thành tựu, hạn chế,

nguyên nhân) với quan điểm, định hƣớng thu hút FDI để đề xuất giải pháp phù hợp Kế hoạch thu hút FDI, chƣơng trình xúc tiến FDI của Đà Nẵng

Tra cứu tài liệu

- Thông tin sơ cấp (số liệu, tài liệu chƣa đƣợc công bố, tính toán chính thức) đƣợc thu thập qua phỏng vấn và trao đổi ý kiến với các chuyên gia. Cụ thể:

+Phƣơng pháp phỏng vấn bằng điện thoại :tiến hành việc phỏng vấn bằng điện thoại đối với chuyên viên của Trung tâm Xúc tiến đầu tƣ thành phố Đà Nẵng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phƣơng pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp: đến gặp trực tiếp chuyên viên Trung tâm Xúc tiến đầu tƣ miền Trung và Phòng Đầu tƣ nƣớc ngoài, thuộc Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài để phỏng vấn.

2.3. Phƣơng pháp xử lý thông tin

Trên cơ sở các thông tin, số liệu đã thu thập, tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để phục vụ các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể. Sử dụng phƣơng pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa, tổng hợp tài liệu, phân chia theo các nội dung cho phù hợp với việc nghiên cứu thực trạng thu hút FDI tại Việt Nam và tại Đà Nẵng (theo động thái (qui mô, tốc độ), theo cơ cấu (ngành, khu vực, đối tác,...), đánh giá tác động.

44

- Tài liệu thứ cấp: đƣợc sắp xếp cho từng nội dung nghiên cứu và phân thành 3 nhóm: i) những tài liệu về lý luận; ii) những tài liệu về tổng quan và thực tiễn nói chung; iii) những tài liệu của các sở, ban, ngành và các huyện, trên địa bàn thành phố.

- Tài liệu sơ cấp: ý kiến chuyên gia qua phỏng vấn sẽ đƣợc đƣa vào luận văn tại các nội dung phù hợp (đánh giá chính sách thu hút FDI, góp ý về định hƣớng, giải pháp,...)

- Xây dựng cơ sở dữ liệu và vào số liệu: thực hiện trên phần mềm Excel 2007, đây cũng là công cụ đƣợc sử dụng để tạo biểu đồ, vẽ đồ thị.

2.4. Phƣơng pháp phân tích

- Phƣơng pháp thống kê kinh tế: đƣợc sử dụng để phân tích số liệu kết hợp với phƣơng pháp so sánh nhằm làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác. Cụ thể, qua các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình quân, tốc độ phát triển,... đƣa ra những kết luận về những kết quả, thành tựu đạt đƣợc, những tồn tại trong hoạt động thu hút FDI vào thành phố Đà Nẵng, tác động của FDI cho phát triển KT-XH, tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, tăng thu ngân sách, thúc đẩy xuất khẩu, chuyển địch cơ cấu kinh tế, …và những vấn đề đặt ra, trên cơ sở đó đƣa ra những giải pháp phù hợp, có căn cứ khoa học.

- Phƣơng pháp thống kê mô tả: thông qua số liệu thống kê mô tả tình hình thu hút FDI tại Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng.

- Phƣơng pháp so sánh: sử dụng số liệu theo chuỗi thời gian và tại một số thời điểm của thành phố Đà Nẵng để so sánh, hoặc so sánh chéo giữa Đà Nẵng và địa phƣơng khác (thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Vĩnh Phúc…).

45

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TẠI ĐÀ NẴNG 3.1. Tổng quan về Đà Nẵng

3.1.1. Vị trí chiến lược

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của đất nƣớc, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh; là đầu mối giao thông quan trọng về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển và đƣờng hàng không, cửa ngõ của tuyến Hành lang Kinh tế Đông – Tây đồng thời cũng là cổng vào của các di sản văn hóa thế giới.

3.1.2. Cơ sở hạ tầng phát triển

Hệ thống đƣờng giao thông trong và ngoài thành phố không ngừng đƣợc mở rộng và xây mới. Tuyến đƣờng sắt Bắc Nam chạy ngang qua thành phố Đà Nẵng có chiều dài khoảng 30 km. Từ Đà Nẵng, có các tuyến đƣờng biển đi đến hầu hết các cảng lớn của Việt Nam và trên thế giới. Với 2 cảng hiện có là cảng Tiên Sa và cảng Sông Hàn nằm ở vị trí khá thuận lợi, trang thiết bị hiện đại và một đội ngũ công nhân lành nghề, cảng Đà Nẵng đảm bảo thực hiện tốt việc vận chuyển hàng hóa đến các nơi khác trên thế giới. Ngoài ra, sân bay Quốc tế Đà Nẵng là một trong ba sân bay lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam.

3.1.3. Nền kinh tế phát triển năng động

Đà Nẵng có mức tăng trƣởng kinh tế liên tục và khá ổn định gắn liền với các mặt tiến bộ về đời sống xã hội, cơ sở hạ tầng phát triển, đô thị đƣợc chỉnh trang.

Tổng GDP giai đoạn 2003-2013 tăng bình quân 11,5%/năm, với giá trị năm 2013 tăng hơn gấp 3 lần so với năm 2003; GDP bình quân đầu ngƣời năm 2013 đạt khoảng 2.650 USD/ngƣời/năm, gấp 5,4 lần năm 2003 và bằng 1,6 lần so với cả nƣớc [35].

46

Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Đà Nẵng là thủy sản, dệt may, da giày, cơ khí, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ...Công nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là công nghiệp công nghệ thông tin, đang đƣợc thành phố tập trung phát triển trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực.

Kim ngạch xuất khẩu của Đà Nẵng liên tục tăng trong những năm gần đây.

3.1.4. Nguồn nhân lực dồi dào và được đào tạo

Nguồn nhân lực dồi dào và đƣợc đào tạo cơ bản là một lợi thế của Đà Nẵng trong thu hút đầu tƣ. Dân số năm 2013 của Đà Nẵng khoảng 992,8 nghìn ngƣời [14,tr.64], trong đó tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc so với tổng dân số phân theo địa phƣơng chiếm khoảng 51,2% [14,tr.124]. Hàng năm hệ thống các trƣờng đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tại Đà Nẵng đã đào tạo hàng ngàn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực không chỉ cho thành phố mà còn cho cả khu vực miền Trung.

3.1.5. Môi trường đầu tư thông thoáng

Môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh và cơ chế chính sách của thành phố không ngừng đƣợc cải thiện nhằm hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tƣ. Nhiều năm liên tiếp, Đà Nẵng luôn nằm trong tốp dẫn đầu cả nƣớc về Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Các thủ tục liên quan đến việc thiết lập, triển khai và mở rộng dự án đầu tƣ đƣợc thực hiện thông qua cơ chế “một cửa liên thông” tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tƣ Đà Nẵng, giúp nhà đầu tƣ tiết kiệm thời gian và chi phí. Đặc biệt, Trung tâm xúc tiến đầu tƣ Đà Nẵng, đƣợc sự hỗ trợ của Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ) và của Liên Hợp Quốc (UNCTAD), đã thực hiện hệ thống qui định điện tử (e- Regulations) giúp các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có thể tìm hiểu quy trình đăng ký kinh doanh cụ thể qua mạng Internet… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

47

3.2. Phân tích thực trạng thu hút FDI tại Đà Nẵng

3.2.1. Quy mô thu hút FDI

3.2.1.1. Tình hình cấp mới các dự án FDI

Hình 3.1. Tình hình cấp mới các dự án FDI tại Đà Nẵng từ 1989-2013

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Tính lũy kế đến tháng 12 năm 2013, Đà Nẵng đã cấp phép tổng cộng 336 dự án với tổng vốn đầu tƣ 4,66 tỷ USD. Trong đó có 280 dự án còn hiệu lực, đạt 3,86 tỷ USD, xếp thứ 15/63 tỉnh thành của cả nƣớc có vốn FDI (tính cả khu vực dầu khí), chiếm 1,76% về số dự án và 1,66% tổng vốn đầu tƣ đăng ký của cả nƣớc. Quy mô vốn trung bình một dự án của Đà Nẵng là 13,9 triệu USD, thấp hơn so với quy mô trung bình một dự án của cả nƣớc là 14,69 triệu USD (hình 3.1).

Thời kì 1989 - 1996:

Đây là giai đoạn đầu thu hút FDI của Đà Nẵng nên số dự án thu hút còn rất ít. Ba năm đầu, Đà Nẵng chỉ thu hút đƣợc 7 dự án, tổng vốn đầu tƣ là 11,1 triệu USD.

Từ năm 1991, trên toàn quốc bắt đầu làn sóng FDI lần thứ nhất với nhịp độ thu hút nhanh, nguyên nhân là do những lợi thế của Việt Nam nhƣ ổn định

48

chính trị, chi phí lao động thấp, triển vọng phát triển kinh tế, vị trí địa lý thuận lợi, thị trƣờng tiêu thụ tiềm năng, đặc biệt là nƣớc mới mở cửa nên thu hút đƣợc sự quan tâm của nhà đầu tƣ. Hòa chung với cả nƣớc, năm 1993, số dự án FDI đầu tƣ vào Đà Nẵng tăng vƣợt trội, bằng tổng số dự án của cả 4 năm trƣớc đó, với tổng vốn đầu tƣ là 60,5 triệu USD, bằng 127,8% so với vốn đầu tƣ cả giai đoạn 1989-1992.

Từ năm 1994 đến năm 1996, tổng vốn FDI vào Đà Nẵng liên tục tăng với tốc độ rất nhanh, năm sau cao gấp khoảng 2 lần năm trƣớc. Đỉnh điểm là năm 1995 với 277,6 triệu USD đầu tƣ vào thành phố của 6 dự án FDI. Đà Nẵng thực sự đã vƣơn lên cùng làn sóng thu hút FDI mạnh mẽ của Việt Nam[2].

Thời kỳ 1997 - 2000:

Khi Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng cũng là lúc khủng hoảng tài chính tiền tệ của khu vực xảy ra, dòng vốn FDI vào khu vực Đông Nam Á giảm mạnh. Chịu ảnh hƣởng chung của nền kinh tế, thu hút FDI vào Đà Nẵng dần đi xuống, đặc biệt là hai năm 1999 – 2000, mỗi năm chỉ thu hút đƣợc 2 dự án với tổng số vốn chỉ là 1,5 đến 2 triệu USD. Cả thời kỳ này chỉ thu hút đƣợc 14 dự án với tổng số vốn là 65,4 triệu USD [2].

Giai đoạn này FDI của Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung đều giảm sút rõ rệt. Ngoài nguyên nhân do khủng hoảng kinh tế của khu vực, môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh của nƣớc ta dù có thay đổi nhƣng chậm đƣợc cải thiện (quy định của pháp luật thiếu tính minh bạch và nhất quán, hiệu lực thực thi pháp luật thấp,…đã làm tăng chi phí kinh doanh). Cùng với đó là ảnh hƣởng của Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài năm 1996, trong đó yêu cầu nâng tỷ tệ nội địa hoá, điều chỉnh định hƣớng thu hút FDI về xuất khẩu thay vì thay thế nhập khẩu, thay đổi ƣu đãi thuế...

49

Thời kỳ 2001 – 2008:

Trong giai đoạn 2001 – 2004, bình quân mỗi năm Đà Nẵng thu hút đƣợc 8 dự án FDI. Tổng vốn đầu tƣ bắt đầu tăng trở lại từ năm 2001 (30,7 triệu USD) và tiếp tục tăng đến năm 2003. Năm 2004, tình hình đăng ký dự án lại giảm nhƣng tổng vốn đầu tƣ vẫn ở mức 47,8 triệu USD.

Giai đoạn 2005 – 2008 chính là giai đoạn diễn ra làn sóng FDI thứ hai nhờ sự phục hồi và tăng trƣởng của nền kinh tế thế giới cùng những cải cách mạnh mẽ của về môi trƣờng đầu tƣ của Chính phủ Việt Nam và tác động tích cực từ việc ký Hiệp định thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ , Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Tại Đà Nẵng, công tác vận động và thu hút đầu tƣ đƣợc đẩy mạnh. Trung tâm Xúc tiến đầu tƣ Đà Nẵng đƣợc thành lập và đi vào hoạt động cùng với việc ban hành những chính sách ƣu đãi, khuyến khích đầu tƣ thông thoáng nên hoạt động thu hút FDI đã có những bƣớc chuyển biến tích cực.

Đến năm 2005, thu hút FDI của Đà Nẵng vƣợt trội hơn hẳn với 19 dự án FDI, tổng số vốn là 135,07 triệu USD, cao gấp hơn 3 lần năm 2004; Đà Nẵng vƣơn lên xếp thứ 7 về thu hút vốn FDI của cả nƣớc. Năm 2006, số dự án thu hút đƣợc tuy có giảm xuống nhƣng tổng vốn đầu tƣ lại tăng đáng kể, gấp hơn 3 lần, đạt mức 435,5 triệu USD [2]. Hai năm sau đó, tình hình thu hút FDI diễn biến rất tích cực.

Thời kỳ 2009 - 2013:

Do tác động của cuộc suy thoái toàn cầu và khủng hoảng nợ công tại một số quốc gia trên thế giới, cùng những yếu kém trong nội tại nền kinh tế, nên dòng FDI vào Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng đã giảm sút mạnh từ năm 2009.

Năm 2009, tuy số dự án không thay đổi nhƣng tổng vốn đầu tƣ giảm hơn 2,5 lần so với năm 2008, chỉ còn là 275,6 triệu USD. Năm 2010, số dự án và

50

vốn đầu tƣ giảm mạnh, chỉ còn 99 triệu USD. Trƣớc tình hình đó, Đà Nẵng đã cố gắng nỗ lực cải thiện hơn nữa môi trƣờng đầu tƣ, thực hiện hàng loạt các hoạt động xúc tiến đầu tƣ, các chính sách ƣu đãi cho đối tác nƣớc ngoài. Năm 2011, tình hình chuyển biến theo hƣớng tích cực, số dự án FDI tăng vọt, đạt 40 dự án, trở thành năm thu hút đƣợc nhiều dự án FDI nhất từ trƣớc đến nay, tổng số vốn tăng gấp 5 lần so với năm 2010, đạt mức 501,1 triệu USD. Năm 2012, số dự án giảm còn 30 dự án, tổng vốn đầu tƣ giảm một nửa, chỉ còn 239 triệu USD. Năm 2013, số dự án tăng lên 37, tổng vốn đầu tƣ đăng ký cấp mới là 60,4 triệu USD, (vốn cấp mới và tăng thêm đạt 149,6 triệu USD) [2]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.1.2. Quy mô bình quân của dự án FDI cấp mới

Quy mô bình quân của dự án FDI thể hiện độ lớn về mặt định lƣợng của các dự án FDI, qua đó phần nào thể hiện đƣợc chất lƣợng thu hút FDI của địa phƣơng. Với định hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nhu cầu về vốn đầu tƣ vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp thƣờng rất cao. Những dự án FDI đầu tƣ vào các lĩnh vực này với nguồn vốn lớn, sẽ cung cấp nguồn lực tài chính dồi dào cho nền kinh tế, góp phần tích cực, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố Đà Nẵng cũng nhƣ cả nƣớc.

Lũy kế từ năm 1988 đến hết năm 2013, quy mô bình quân của một dự án FDI ở Việt Nam là 14,7 triệu USD, còn ở Đà Nẵng là 13,8 triệu USD. Nhƣ vậy, các dự án FDI ở Đà Nẵng có quy mô thấp hơn mức trung bình của cả

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tại Thành phố Đà Nẵng (Trang 53)