Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tại Thành phố Đà Nẵng (Trang 29 - 43)

- Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: là một văn bản đƣợc kí kết giữa một chủ đầu tƣ nƣớc ngoài và một chủ đầu tƣ nƣớc chủ nhà để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ở nƣớc chủ nhà, trên cơ sở quy định về trách nhiệm và phân phối kết quả kinh doanh mà không thành lập pháp nhân mới.

- Hình thức doanh nghiệp liên doanh: là một tổ chức kinh doanh quốc tế của các bên tham gia có quốc tịch khác nhau, trên cơ sở cùng góp vốn, cùng kinh doanh nhằm thực hiện các cam kết trong hợp đồng liên doanh và điều lệ doanh nghiệp liên doanh, phù hợp với khuôn khổ luật pháp nƣớc nhận đầu tƣ.

- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là một thực thể kinh doanh quốc tế, có tƣ cách pháp nhân, trong đó, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài góp 100% vốn pháp định, tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT): là hình thức đầu tƣ đƣợc ký giữa cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền nƣớc chủ nhà và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài để đầu tƣ xây dựng. Sau khi công trình hoàn thành sẽ tiến hành hoạt động kinh doanh khai thác trong một thời gian nhất định, đảm bảo thu hồi đƣợc vốn và có lợi nhuận hợp lí. Hết thời hạn, nhà đầu tƣ chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà nƣớc sở tại.

18

Ngoài ra, tùy theo từng quốc gia có thể có các hình thức đầu tƣ trực tiếp khác nhƣ hình thức BTO, BT, hình thức cho thuê – bán thiết bị, công ty cổ phần, công ty quản lí vốn.

1.2.4.Các nhân tố chủ yếu tác động đến thu hút FDI

1.2.4.1.Nhóm nhân tố về kinh tế

+ Nhân tố thị trƣờng

Quy mô và tiềm năng thị trƣờng là một trong những nhân tố quan trọng trong việc thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, đây là cơ sở quan trọng trong việc thu hút FDI của tất cả các quốc gia và nền kinh tế. Một thị trƣờng với quy mô lớn sẽ thu hút các nhà đầu tƣ, đặc biệt là các công ty đa quốc gia với động lực duy trì và mở rộng thị phần. Các công ty đa quốc gia sẽ thiết lập các nhà máy sản xuất ở các nƣớc dựa theo chiến lƣợc thay thế nhập khẩu của các nƣớc này. Các nƣớc dân số đông, tốc độ tăng trƣởng GDP ổn định, nhanh là địa điểm đầy hứa hẹn với các nhà đầu tƣ. Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tƣ với chiến lƣợc “đi tắt đón đầu” cũng sẽ mạnh dạn đầu tƣ vào nơi có nhiều kì vọng tăng trƣởng trong tƣơng lai và có cơ hội mở rộng ra các thị trƣờng lân cận.

+ Nhân tố lợi nhuận

Lợi nhuận chính là động cơ và mục tiêu cuối cùng của nhà đầu tƣ. Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa, việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, chi nhánh ở nƣớc ngoài của các công ty là phƣơng tiện hữu hiệu để tối đa hóa lợi nhuận. Đầu tƣ ra nƣớc ngoài giúp các công ty mở rộng thị phần, tăng doanh thu, chia rủi ro trong kinh doanh và tránh đƣợc các rào cản thƣơng mại. Tuy vậy, trong ngắn hạn, không phải lúc nào lợi nhuận cũng đƣợc đặt lên hàng đầu để cân nhắc. Nhìn chung, một quốc gia với các tiềm năng hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao hơn cho nhà đầu tƣ là yếu tố quan trọng cơ bản để thu hút FDI.

19

Việc đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài giúp khai thác đƣợc tiềm năng, lợi thế về chi phí, đây là một trong những động lực cơ bản thúc đẩy nhà đầu tƣ. Chi phí về lao động thƣờng đƣợc xem là nhân tố quan trọng nhất khi ra quyết định đầu tƣ. Đối với các nƣớc đang phát triển, lợi thế về chi phí lao động thấp là cơ hội để thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong các thập kỉ qua. Khi giá nhân công tăng lên, đầu tƣ nƣớc ngoài có khuynh hƣớng giảm rõ rệt.

Hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cho phép các công ty tránh đƣợc hoặc giảm thiểu các chi phí vận chuyển và do vậy có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, kiểm soát đƣợc trực tiếp các nguồn cung cấp nguyên vật liệu với giá rẻ; nhận đƣợc các ƣu đãi về đầu tƣ và thuế, chi phí sử dụng đất…Ngoài ra các công ty có thể tránh đƣợc ảnh hƣởng của hàng rào thuế quan và phi thuế quan, cũng nhƣ giảm thiểu đáng kể chi phí xuất nhập khẩu.

1.2.4.2. Nhóm nhân tố về tài nguyên

+ Tài nguyên thiên nhiên

Sự dồi dào về nguyên vật liệu với giá rẻ là nhân tố tích cực thúc đẩy thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Nhu cầu sản xuất tăng cao đòi hỏi nguyên liệu đầu vào ngày càng nhiều, nhƣng nguyên vật liệu lại có hạn; do đó, các nhà đầu tƣ thƣờng nhắm đến các nƣớc có nguồn tài nguyên dồi dào, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt, cao su, gỗ,…Tại các quốc gia Đông Nam Á, khai thác tài nguyên thiên nhiên là mục tiêu quan trọng hàng đầu của nhiều công ty nƣớc ngoài trong các thập kỉ qua.

+ Vị trí địa lí

Với lợi thế về vị trí địa lí, sẽ giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển, dễ dàng mở rộng ra các thị trƣờng lân cận, khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực và thúc đẩy các doanh nghiệp tập trung hóa.

20

Khi ra quyết định đầu tƣ, nguồn nhân lực là vấn đề nhà đầu tƣ nƣớc ngoài rất quan tâm. Các nhà đầu tƣ thƣờng chú ý đến các nƣớc lực lƣợng lao động trẻ, dồi dào, có thái độ làm việc tốt, tố chất cần cù, sáng tạo. Thông thƣờng, nguồn lao động phổ thông luôn đáp ứng và thỏa mãn yêu cầu của các công ty. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực đòi hỏi tay nghề, kiến thức chuyên môn cao, các nhà tuyển dụng cũng rất cân nhắc về chất lƣợng, trình độ lao động của địa phƣơng trƣớc khi ra quyết định đầu tƣ.

1.2.4.3.Nhóm nhân tố về cơ sở hạ tầng

+ Cơ sở hạ tầng kĩ thuật

Chất lƣợng của cơ sở hạ tầng kĩ thuật và trình độ công nghiệp hóa có ảnh hƣởng rất quan trọng đến dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào một nƣớc hoặc một địa phƣơng. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, bao gồm cả hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng hàng không, mạng lƣới cung cấp điện, nƣớc, bƣu chính viễn thông và các dịch vụ tiện ích khác…sẽ hấp dẫn nhà đầu tƣ. Để tăng cƣờng thu hút đầu tƣ, nhiều nƣớc đã xây dựng các khu chế xuất với cơ sở hạ tầng kĩ thuật hiện đại bên trong.

Bên cạnh đó, còn phải nhắc đến các dịch vụ hỗ trợ khác nhƣ hệ thống ngân hàng, các công ty kiểm toán, tƣ vấn,… Thiếu sự hỗ trợ cần thiết của các hoạt động này, môi trƣờng đầu tƣ sẽ bị ảnh hƣởng, kém hấp dẫn. Ngoài ra, sự có mặt của các ngành công nghiệp hỗ trợ, sự tồn tại của các đối tác tin cậy để các công ty nƣớc ngoài có thể liên doanh liên kết cũng là những yêu cầu rất quan trọng, cần đƣợc xem xét đến.

+ Cơ sở hạ tầng xã hội

Ngoài cơ sở hạ tầng kĩ thuật, môi trƣờng thu hút đầu tƣ còn chịu ảnh hƣởng của cơ sở hạ tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe ngƣời dân, hệ thống giáo dục đào tạo, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác,…Ngoài ra các giá trị đạo đức xã hội, phong tục tập quán,

21

tôn giáo, văn hóa cũng cấu thành cơ sở hạ tầng xã hội của một nƣớc hoặc một địa phƣơng. Có thể thấy nguồn đầu tƣ vào khu vực Đông Nam Á có nhiều chuyển biến một phần là nhờ vào tính kỉ luật của lực lƣợng lao động cũng nhƣ sự ổn định về chính trị và kinh tế của nhiều quốc gia trong khu vực này.

1.2.4.4.Nhóm nhân tố cơ chế chính sách

Bên cạnh các yếu tố về kinh tế, tài nguyên và cơ sở hạ tầng thì cơ chế chính sách cũng chi phối không nhỏ đến việc thu hút dòng vốn FDI. Các nhà đầu tƣ sẽ mạnh dạn đầu tƣ vào thị trƣờng của một nƣớc có nền chính trị ổn định, hệ thống chính sách cởi mở, thông thoáng. Các chính sách khuyến khích, ƣu đãi đầu tƣ góp phần quan trọng trong việc nâng cao tính hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ.

+ Về chủ trƣơng, quy định trong thu hút FDI

Việc mở cửa, kêu gọi thu hút FDI từ tất cả các quốc gia trên thế giới đầu tƣ vào với nhiều hình thức đa dạng (100% vốn nƣớc ngoài, liên doanh, BCC, BTO, mua lại và sát nhập,…) là nền tảng căn bản tạo điều kiện cho các đối tác nƣớc ngoài đầu tƣ vào trong nƣớc. Bên cạnh đó, mở rộng ngành nghề, lĩnh vực đƣợc phép đầu tƣ cho các dự án FDI cùng quy định về quy mô dự án cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến việc thu hút FDI, với nhiều ngành nghề đƣợc phép kinh doanh và quy mô không hạn chế sẽ giúp nhà đầu tƣ có nhiều cơ hội hơn.

+ Về thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính rƣờm rà, chồng chéo là một rào cản lớn đối với việc thu hút FDI. Tăng cƣờng rà soát, cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính; thực hiện cơ chế “một cửa”, giảm các đầu mối trung gian trong bộ máy quản lý sẽ giúp nhà đầu tƣ thuận tiện trong việc xin cấp phép và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thêm vào đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thủ tục hành chính cũng rất quan trọng, thực hiện công khai quy trình đăng ký

22

trên mạng và đăng ký trực tiếp qua mạng Internet có thể giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và đáp ứng đƣợc nhu cầu tìm hiểu thông tin của nhà đầu tƣ.

+ Chính sách quy hoạch đất đai, giải phóng mặt bằng

Quy hoạch cụ thể rõ ràng về đất đai, vùng xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất là cơ sở để thu hút nhà đầu tƣ bỏ vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Các khu công nghiệp tập trung có cơ sở hạ tầng tốt, đƣợc xây dựng ở vị trí thuận lợi cho vận chuyển nguyên liệu và hàng hóa sẽ hấp dẫn đƣợc các nhà đầu tƣ.

Ngoài ra, công tác giải phóng mặt bằng cũng gây trở ngại không nhỏ với việc thực hiện dự án. Nếu chính quyền Trung ƣơng và địa phƣơng chủ động thực hiện giải phóng mặt bằng và bàn giao cho nhà đầu tƣ đúng tiến độ cùng với việc miễn giảm tiền thuê đất sẽ tạo đƣợc niềm tin và thúc đẩy các nhà đầu tƣ rót vốn thực hiện dự án.

+ Chính sách đào tạo nguồn nhân lực

Nguồn lao động có chất lƣợng là nhân tố quan trọng trong thu hút FDI. Với chính sách phổ cập giáo dục phổ thông, đẩy mạnh nâng cao dân trí, giáo dục đào tạo chuyên nghiệp, chuẩn bị cho lực lƣợng lao động có chuyên môn trong tƣơng lai. Tăng cƣờng hỗ trợ, phối hợp liên kết với doanh nghiệp nƣớc ngoài trong đào tạo nghề, chủ động trong cung ứng nguồn nhân lực cũng là việc làm cần thiết để thu hút nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

+ Chính sách thuế

Thực hiện miễn giảm thuế nhập khẩu cho các doanh nghiệp FDI, thuế thu nhập doanh nghiệp trong những năm đầu để hỗ trợ doanh nghiệp trong thời kỳ đầu hoạt động, các ƣu đãi về thuế rất đƣợc các nhà đầu tƣ quan tâm vì nó ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận của họ.

+ Chính sách tiền tệ

Hỗ trợ tài chính với dự án FDI; cho vay ƣu đãi, cho vay luân chuyển ở các dự án khuyến khích đầu tƣ; bảo lãnh vay vốn trong những trƣờng hợp cấp

23

bách và cần thiết đối với đầu tƣ tạo điều kiện thuận lợi các đối tác nƣớc ngoài trong việc thu xếp nguồn vốn đầu tƣ…

1.2.4.5.Nhóm nhân tố về chính trị và văn hóa, xã hội + Môi trƣờng chính trị

Với các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các công ty đa quốc gia, mối quan tâm hàng đầu về môi trƣờng chính trị là sự ổn định chính trị.

Ổn định chính trị có hai vế: ổn định chính quyền và ổn định chính sách. Đối với các doanh nghiệp FDI, điều đáng quan tâm nhất là sự ổn định về chính sách. Trong nhiều trƣờng hợp dù chính quyền đã thay đổi nhƣng chính phủ mới vẫn cam kết tiếp tục theo đuổi các chính sách kế hoạch xã hội và đặc biệt là những chính sách kinh tế đối ngoại của chính phủ tiền nhiệm. Còn nếu nhƣ chính quyền ổn định không có xáo trộn nhƣng chính sách lại hay thay đổi thì đó vẫn là một môi trƣờng bất ổn định và có nhiều rủi ro.

+ Môi trƣờng văn hóa, xã hội

Văn hóa có thể góp phần nâng cao hay hạn chế sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Hệ thống giá trị, chuẩn mực của một nền văn hóa có ảnh hƣởng đến chi phí kinh doanh. Nhìn vào đặc điểm của một nền văn hóa có thể dự đoán quốc gia nào sẽ sản sinh ra nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm năng nhất. Khi mọi điều kiện nhƣ nhau, đặc điểm văn hóa còn là một tiêu chí giúp doanh nghiệp lựa chọn địa điểm đặt cơ sở sản xuất.

1.3.Tác động của FDI

1.3.1.Tác động tích cực của FDI

1.3.1.1. Tác động của FDI đối với nước đầu tư

Các chủ đầu tƣ có thể tận dụng lợi thế của nƣớc tiếp nhận đầu tƣ, giảm chi phí sản xuất, tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định. FDI giúp các chủ đầu tƣ có điều kiện đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhờ FDI, các chủ đầu tƣ bành trƣớng sức mạnh kinh tế, nâng cao uy tín, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ và tránh đƣợc hàng rào bảo hộ

24

mậu dịch của các nƣớc. Xét về bản chất, FDI chính là hình thức xuất khẩu tƣ bản nhằm mục đích thu lợi nhuận cao hơn của các chủ đầu tƣ nƣớc ngoài.

1.3.1.2.Tác động của FDI đối với nước nhận đầu tư (các nước đang phát triển)

Các nhà kinh tế học cho rằng, để phát triển kinh tế, các nƣớc đang phát triển phải có biện pháp thu hút đƣợc đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI). Điển hình là hai nhà kinh tế học P. Samuellson và R.Nurkse. Trong lý thuyết “cái vòng luẩn quẩn” (thể hiện ở Sơ đồ 1.1), Samuellson cho rằng đa số các nƣớc đang phát triển đều có mức thu nhập thấp, chỉ đủ sống ở mức tối thiểu, do đó tiết kiệm và đầu tƣ thấp. Đầu tƣ thấp dẫn tới khả năng tích lũy vốn hạn chế và đến lƣợt nó, khả năng tích luỹ vốn hạn chế dẫn tới năng suất lao động thấp và dẫn tới thu nhập bình quân thấp. Để phá vỡ “cái vòng luẩn quẩn”, phát triển kinh tế, Samuellson cho rằng cần phải có một “cú huých” từ bên ngoài, đó chính là đầu tƣ của nƣớc ngoài [18,tr.14]. R.Nurkse lại lấy vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói làm lý luận về tạo vốn. Theo ông, trong cái vòng luẩn quẩn này, nguyên nhân cơ bản là thiếu vốn. Do vậy, mở cửa cho đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đƣợc ông xem là giải pháp thực tế nhất đối với các nƣớc đang phát triển để “có thể vƣơn đến những thị trƣờng mới”, cũng nhƣ khuyến khích việc mở rộng kỹ thuật hiện đại và những phƣơng pháp quản lý có hiệu quả. FDI giúp các nƣớc đang phát triển “tránh đƣợc những đòi hỏi về lãi suất chặt chẽ, về điều kiện thanh toán nợ” [20].

Tiết kiệm và đầu tƣ thấp

Tốc độ tích lũy vốn thấp

Năng suất lao động thấp Thu nhập bình

25

Sơ đồ 1.1. Cái vòng luẩn quẩn của các nƣớc đang phát triển

Nguồn: Frederick Nixson (2001), Development Economics, Heinemann Educational Publisher, Oxford, UK [20,tr.34]

FDI có nhiều thế mạnh, mang lại nhiều lợi ích cho cả hai phía, đặc biệt là với bên tiếp nhận vốn đầu tƣ. Mặt khác, bên nƣớc ngoài trực tiếp tham gia quản lý sản xuất, kinh doanh nên mức độ khả thi của dự án khá cao, đặc biệt

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tại Thành phố Đà Nẵng (Trang 29 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)