Vai trò của phát triển nguồn nhân lực đối với CNH, HĐH

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Quảng Bình (Trang 31 - 34)

Có thể thấy rõ rằng các nguồn lực để xây dựng thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc đều đóng vai trò quan trọng, nhƣng xét đến cùng, nếu thiếu sự hiện diện của trí tuệ và lao động của con ngƣời, thì mọi nguồn lực khác đều trở nên vô nghĩa. Sự khẳng định này không chỉ nói lên vai trò quyết định của nguồn lực con ngƣời trong quan hệ so sánh với các nguồn lực khác, mà còn phản ánh một đặc điểm quan trọng của nó; đó là, nguồn lực con ngƣời là nguồn lực duy nhất mà nhờ vào đó, các nguồn lực khác mới phát huy đƣợc tác dụng và có ý nghĩa tích cực đối với quá trình CNH, HĐH. Frederik Harbison viết: “Các NNL là nền tảng chủ yếu để tạo ra của cải của các nƣớc. Tiền vốn và các tài nguyên thiên nhiên là nhƣ̃ng nhân tố thụ động trong sản xuất , con ngƣời là nhƣ̃ng tác nhân tích cƣ̣c chủ đô ̣ng tích lũy vốn, khai thác tài nguyên thiên nhiên , xây dƣ̣ng các tổ chƣ́c xã hô ̣i , kinh tế, chính trị và đƣa sự nghiệp phát triển đất nƣớc tiến lên . Rõ ràng là đất nƣớc nào bất l ực trong viê ̣c phát triển tay nghề và kiến thƣ́c cho nhân dân mình và không sƣ̉ du ̣ng nhƣ̃ng cái đó hữu hiệu trong nền kinh tế quốc dân sẽ không thể phát triển đƣợc bất kỳ thứ gì”. Vì vậy, phát triển NNL phục vụ sự nghiệp CN H, HĐH ở nƣớc ta không chỉ do

yêu cầu về phát triển kinh tế (mă ̣c dù đây là yêu cầu quan tro ̣ng và bƣ́c xúc ) mà còn hƣớng vào đáp ƣ́ng các yêu cầu phát triển con ngƣời và tiến bô ̣ xã hô ̣i .

Phát triển nguồn nhân lực là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH rút ngắn.

Nguồn nhân lực đáp ứng đƣợc yêu cầu công nghiệp hóa bao gồm những con ngƣời có trình độ khoa học kỹ thuật cao , thông minh , sáng tạo, ham học hỏi , có ý thức xây dựng đất nƣớc . Nguồn lƣ̣c này bao gồm đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, các chuyên gia kinh tế, những nhà quản lý kinh tế - xã hội, đội ngũ công nhân lành nghề … Trình độ của nguồn lực này cao hay thấp sẽ quyết định đến thời gian hoàn thành CNH dài hay ngắn.

Các nƣớc Đông Á sở dĩ tạo nên sự thần kỳ trong phát triển, hoàn thành công nghiệp hóa trong thời gian chỉ khoảng 20 - 30 năm (bằng 1/4 -1/5 thời gian so với các nƣớc công nghiệp hóa đi trƣớc) chính là nhờ họ có chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực trình độ cao. Nhật Bản đã khẳng định quan chức nhà nƣớc (bộ phận quan trọng nhất của nguồn nhân lực) đóng vai trò hết sức quan trọng đối với thành công của chiến lƣợc phát triển quốc gia. Chính lực lƣợng này đã giúp Nhật Bản có đƣợc các chính sách và thực hiện chính sách phát triển kinh tế một cách hiệu quả, nhờ đó rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Sự thành công của Hàn Quốc trong chiến lƣợc du nhập công nghệ nƣớc ngoài để công nghiệp hóa đất nƣớc cũng đi từ phát triển nguồn nhân lực. Họ xác định, đối với những ngành muốn đi nhanh vào kinh tế tri thức trƣớc hết phải có đội ngũ trí thức đồng bộ và chất lƣợng cao, đội ngũ những tài năng đủ sức sáng tạo và làm chủ công nghệ, nắm bắt đƣợc bí quyết công nghệ cao. Hay trƣờng hợp Ấn Độ cũng vậy, tiềm năng trí tuệ của nguồn lực con ngƣời, đặc biệt là trong lĩnh vực toán học đã cho phép quốc gia này chuyển rất nhanh vào quá trình phát triển hiện đại.

Vai trò của nguồn nhân lực càng quan trọng hơn khi thế giới đã chuyển sang một giai đoạn mới trong sự phát triển kinh tế toàn cầu: nền kinh tế tri thức. Đó là vì, cuộc cạnh tranh thế giới đã chuyển từ cạnh tranh nguồn tài nguyên sang cạnh tranh nguồn nhân lực, đòi hỏi con ngƣời phải đạt đến trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ

thuật cao. Do vậy, một điều dễ hiểu là, hiện nay mặc dù các nƣớc đang công nghiệp hóa không có đủ điều kiện về vốn vật chất để tạo ra tri thức mới song vẫn tạo đƣợc những bƣớc nhảy vọt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do họ có một lực lƣợng lao động đƣợc đào tạo tốt để tiếp thu những tri thức tiên tiến của thế giới và điều chỉnh chúng phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế mỗi nƣớc.

Đối với quá trình CNH ở Việt Nam , theo một số nhà nghiên cứu, đến nay Việt Nam đã hoàn thành đƣợc khoảng 63% (Trung Quốc hoàn thành 72%). Nhƣng cũng có một số ngƣời đánh giá, Việt Nam mới chỉ “bƣớc ra” khỏi giai đoạn đầu tiên trên con đƣờng gồm 5 giai đoạn (Sơ đồ 1.1). Nếu đánh giá này là chuẩn xác , trong thập kỷ này , nhiệm vụ công nghiệp hóa vẫn còn rất nặng nề, đòi hỏi sự nỗ lực về mọi mặt của toàn Đảng, toàn dân mới có thể hoàn thành đƣợc sự nghiệp này trong vòng hơn 6 năm nữa nhƣ dự báo.

Sáng tạo

Tiếp thu công nghê ̣

Dòng vốn FDI Tích tụ đổ vào lĩnh

vực sản xuất Nhâ ̣t Bản, Mỹ, Châu Âu Hàn Quốc, Đài Loan Thái Lan, Malaysia Viê ̣t Nam Bức tƣờng kính đối với các nƣớc ASEAN (Bẫy thu nhập trung bình)

Hình 1.1. Các giai đoạn của quá trình công nghiệp hóa

Nguồn:http://ncseif.gov.vn/Default.aspx?mod=News&cat=80&nid=14641

Quá trình công nghiệp hóa 50 năm qua ở nƣớc ta chỉ dựa vào việc khai t hác tài nguyên, lao động rẻ, tăng suất đầu tƣ (tức công nghiệp hóa theo chiều rộng). Vì vậy, hiện nay các nguồn lực này đã đƣợc huy động tối đa, làm cho đất đai, tài

GIAI ĐOẠN 0 Độc canh, sống bằng nông nghiệp, dựa vào viện trợ GIAI ĐOẠN 1 Sản xuất giản đơn dƣới sự hƣớng dẫn của nƣớc ngoài GIAI ĐOẠN 2 Có công nghiệp hỗ trợ nhƣng vẫn nhờ nƣớc ngoài GIAI ĐOẠN 3 Tự chủ về quản lý và công nghệ, sản xuất đƣợc sản phẩm công nghệ cao GIAI ĐOẠN 4 Đủ năng lực trong sáng tạo và thiết kế sản phẩm dẫn đầu thế giới

nguyên ngày càng bị cạn kiệt, thậm chí có loại nhƣ than đá đã phải tính đến việc nhập khẩu. Đầu tƣ xã hội cũng đã đạt đến “ngƣỡng” (với tỷ lệ trên 40% GDP). Để vƣợt qua đƣợc ngƣỡng phát triển theo chiều rộng đó , chúng ta không có sự lựa chọn nào tốt hơn là chuyển trọng tâm sang phát triển nguồn nhân lực . Hiê ̣n nay , chất lƣơ ̣ng NNL ở nƣớc t a còn quá thấp , tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chỉ đạt mức 18,2%, lại bất hợp lý về cơ cấu (Cơ cấu đào tạo chuẩn quốc tế là đào tạo 1 đại học và trên đại học thì tƣơng ứng phải đào tạo 3 trung học chuyên nghiệp và 5 công nhân kỹ thuật, nhƣng tại Việt Nam tỷ lệ đó là 1 - 1,13 - 0,92). Theo điều tra của Bộ Kế hoạch và Ðầu tƣ tại 63.000 doanh nghiệp ở 36 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc, có đến 34,3% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có trình độ học vấn dƣới cấp ba; chỉ có 2,99% chủ doanh nghiệp có trình độ từ thạc sĩ trở lên. (Mai Thanh Xuân, 2011, trang 388). Những kết quả đó đã cho thấy sự thiếu hụt trầm trọng đội ngũ nhân lực bậc cao, đây chính là nhân tố kéo dài thời gian hoàn thành công nghiệp hóa ở nƣớc ta.

Nhƣ vậy, vấn đề cơ bản, có tính chất chiến lƣợc ở nƣớc ta hiện nay là phải gấp rút đào ta ̣o , phát triển NNL , đă ̣c biê ̣t là NNL CLC đáp ƣ́ng yêu cầu sƣ̣ nghiê ̣p CNH, HĐH, có nhƣ vậy mới có thể thực hiện đƣợc mục tiêu “cơ bản trở thành

nước công nghiệp theo hướng hiện đại” vào năm 2020.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Quảng Bình (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)