Đánh giá tuổi thọ của thiết bị lọc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng vật liệu nano composite silica ag để xử lý nước phục vụ sinh hoạt (Trang 63 - 64)

- Thống kê và tính toán số liệu E.coli và coliforms bằng phần mềm excel S ử dụng phần mềm excel để vẽ biểu đồ sự thay đổi của hàm lượng bạ c

3.3.4.Đánh giá tuổi thọ của thiết bị lọc

10 phút 30 phút 60 phút 90 phút 120 phút 180 phút

3.3.4.Đánh giá tuổi thọ của thiết bị lọc

Vật liệu nano composite silica/Ag diệt khuẩn nhờ các hạt nano bạc gắn trên vật liệu, các vi khuẩn được loại ra khỏi dung dịch nước và bị giữ lên tại các khe của vật liệu lọc. Vì vậy vật liệu chỉ sử dụng tới một giới hạn nhất định sẽ không còn khả năng diệt khuẩn. Đánh giá tuổi thọ của lõi lọc được tiến hành như sau: Lấy mẫu nước sông Hồng, mang đi keo tụ và gạn phần nước trong để đổ vào bình lọc, lọc liên tiếp 500 lít nước qua bình lọc và lấy mẫu qua các khoảng thời gian khác nhau: Sau khi lọc 100 lít, 200 lít, 300 lít, 400 lít, 430 lít, 450 lít, 500 lít. Các mẫu được bảo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55

quản lạnh và phân tích các chỉ tiêu E.coli và Coliforms. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.6. Kết quả đánh giá tuổi thọ của vật liệu lọc Mẫu nước Ký hiệu

mẫu E.coli (CFU/ml) Coliforms (CFU/ml) Sau lọc 100 lít N100 0 0 Sau lọc 200 lít N200 0 0 Sau lọc 300 lít N300 0 0 Sau lọc 400 lít N400 0 0 Sau lọc 430 lít N430 0 5 Sau lọc 450 lít N 450 1 8 Sau lọc 500 lít N 500 3 14

Nhìn vào bảng 3.6 thấy rằng mẫu nước sau khi lọc từ 100 lít tới 400 lít không thấy phát hiện E.coli và Coliforms nhưng sau khi lọc tới 430 lít nước thì trong mẫu nước không phát hiện E.coli nhưng Coliforms vẫn tồn tại ở mật độ 5CFU/ml. Từ 450 lít trở lên, khả năng diệt khuẩn của vật liệu kém, đều phát hiện thấy E.coli và Coliforms vì thế nếu tiếp tục lọc thì vật liệu sẽ không còn khả năng diệt khuẩn nữa. Điều này chứng tỏ 40g vật liệu silica/Ag tạo thành lõi lọc thì chỉ lọc được từ 300 – 400 lít nước. Sau khoảng lưu lượng này thì cần phải thay lõi lọc mới hoặc phải hoàn nguyên lại vật liệu thì mới có thể sử dụng tiếp được thiết bị. Việc hoàn nguyên và tái sử dụng lại vật liệu đòi hỏi chi phí sản xuất cao hơn 2 – 3 lần chi phí sản xuất ban đầu, thêm nữa, việc hoàn nguyên lại vật liệu chỉ đạt được hiệu quả 70- 80% so với vật liệu mới. Do vậy trong phạm vi luận văn này không đề cập tới phương án hoàn nguyên và tái sử dụng lại vật liệu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng vật liệu nano composite silica ag để xử lý nước phục vụ sinh hoạt (Trang 63 - 64)