Phương pháp nghiên cứu tính chất của vật liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng vật liệu nano composite silica ag để xử lý nước phục vụ sinh hoạt (Trang 36 - 37)

CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5.2Phương pháp nghiên cứu tính chất của vật liệu

2.5.2.1. Phương pháp Brunauer - Emmett – Teller (BET)

Diện tích bề mặt riêng của vật liệu silica và đường kính lỗ xốp được xác định bằng phương pháp BET. Trong luận văn này chúng tôi đo BET để so sánh hai loại vật liệu silica nguồn gốc từ Trung Quốc và silica nguồn gốc từ Hàn Quốc. Mẫu vật liệu silica được đo tại trường Đại Học sư phạm Hà Nội.

2.5.2.2. Phương pháp phổ hồng ngoại (IR).

Sự có mặt của nhóm chức amin (-NH2) và nhóm –OH trên vật liệu silica sau khi chức năng hóa bề mặt silica bằng APTES của nhóm –OH của vật liệu được xác định bằng phổ hồng ngoại (IR) từ đó tìm ra nồng độ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

APTES thích hợp để chức năng hóa bề mặt silica. Trong luận văn này, phổ IR của vật liệu silica/APTES được đo tại Viện Hóa học – Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam.

2.5.2.3. Phương pháp hấp thụ nguyên tử UV – VIS.

Sử dụng phương pháp đo phổ UV-VIS đểđịnh tính hạt bạc ở dạng nano và cho biết hàm lượng nanno bạc trong vật liệu silica. So sánh các phổ UV – VIS của vật liệu silica/Ag với nhau bằng cách đánh giá hình dạng phổ và bước sóng hấp phụ cực đại λmax. Phổ UV – VIS của vật liệu silica/Ag được đo tại Viện Công nghệ môi trường – Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam.

2.5.2.4. Phương pháp hiển vi điện tử truyền qua phân giải cao (TEM)

Trong luận văn này phương pháp kính hiển truyền qua (TEM) được sử dụng để xác định chính xác kích thước và hình thái của vật liệu. Các mẫu Ag – silica được đo trên máy JEM1010 (JEOL – Nhật Bản) có hệ số phóng đại M = x50-x600.000, độ phân giải δ = 3 A0, điện áp gia tốc U = 40-100kV, tại Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương.

2.5.2.5. Phương pháp phổ tán xạ năng lượng tia X (EDX).

Phương pháp phổ tán xạ năng lượng tia X được dùng để phân tích định lượng: Từ phổ EDX có thể tính toán được phần trăm nguyên tố bạc đã được gắn lên vật liệu silica. Mẫu vật liệu silica/Ag được đo phổ tán xạ năng lượng tia X trên máy đo JED – 2300 (JEOL) tại Viện Khoa học Vật liệu – Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng vật liệu nano composite silica ag để xử lý nước phục vụ sinh hoạt (Trang 36 - 37)