PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN GIA CÔNG PHẦN MỀM Ở VIỆT NAM
3.2.2. Định hướng phát triển
Quan điểm phát triển của các Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg ngày 12/04/2007 phê duyệt chương trình phát triển Công nghiệp phần mềm đến năm
2010 và Quyết định số 56/2007/QĐ -TTg ngày 3/5/2007 phê duyệt chương trình
phát triển công nghiệp nội dung số đến năm 2010 đƣợc thể hiện qua các nội dung
http://svnckh.com.vn 76
Phát triển nguồn nhân lực đông đảo và chuyên nghiệp: đây là điều kiện
then chốt cho thành công của ngành công nghiệp phầm mềm. Chính vì vậy cần đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực về CNTT, huy động tối đa mọi nguồn lực cho công tác quan trọng này.
Cần tập trung cho các sản phẩm dịch vụ phần mềm, cần chú trọng đặc biệt tới hoạt động outsourcing cho các quốc gia nhƣ Nhật Bản, châu Âu.
Nhà nƣớc huy động mọi nguồn lực để đầu tƣ thích đáng cho sự phát triển công nghiệp phần mềm. Trong đó cần nhấn mạnh phát triển mạnh mẽ thị
trƣờng nội địa để làm chỗ dựa, bàn đạp cho các doanh nghiệp trong nƣớc thực hành, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm khi tiến ra thị trƣờng quốc tế.
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và của Việt Kiều, đây đƣợc coi là nguồn FDI
đóng một vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển của công nghiệp phần mềm, và cần phải tập trung có những chính sách để thu hút nguồn vốn này.
Giảm tỉ lệ vi phạm bản quyền, cần phải có các biện pháp mạnh và kiên quyết để giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở thị trƣờng trong nƣớc.
Từ những định hƣớng phát triển cụ thể cho ngành công nghiệp phần mềm của Chính phủ nhƣ đã nêu trong hai quyết định trên, Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm đã đƣa ra một tầm nhìn chung cho ngành phần mềm nhƣ sau: Hướng đưa Việt Nam trở thành địa chỉ hàng đầu về outsourcing quốc tế và là trung tâm đào tạo, cung cấp nhân lực phần mềm của thế giới.