Tiêu chuẩn đánh giá năng lực sản xuất phần mềm

Một phần của tài liệu Đề tài : Outsourcing và thực trạng gia công xuất khẩu phần mềm của Việt Nam pptx (Trang 28 - 30)

11 Edward M.Brancheau (2008), The Ultimate Guide to Software Outsourcing, Enzine Articles

1.2.6. Tiêu chuẩn đánh giá năng lực sản xuất phần mềm

Trong phần này tác giả xin đƣợc đề cập tới mô hình đánh giá năng lực sản xuất phần mềm CMM ® / CMMI bởi đây đƣợc coi nhƣ là “giấy thông hành" giúp doanh nghiệp phần mềm tạo lợi thế trong quá trình cạnh tranh giành hợp đồng từ phía đối tác nƣớc ngoài.

Khái niệm

CMM ® / CMMI (Capability Maturity Model/ Integration) là chuẩn quản lý quy trình chất lƣợng của các sản phẩm phần mềm đƣợc áp dụng cho từng loại hình công ty khác nhau. Đó là một bộ khung (framework) những tiêu chuẩn đề ra cho một tiến trình sản xuất phần mềm hiệu quả do Viện Kỹ thuật SEI (Software

Engineering Institute) liên kết với Đại học Carnegie Meelon – Hoa Kỳ phát triển.

SEI công bố lần đầu tiên mô hình CMM vào năm 1993 dƣới hình thức SW-

CMM (Software CMM) và CMMI sau này là một phiên bản cải thiện từ CMM, và

là sản phẩm của sự cộng tác giữa SEI và chính phủ Hoa Kỳ.

Nội dung mô hình CMM ® / CMMI

Cả hai mô hình này đều bao gồm 5 mức: khởi đầu, lặp lại đƣợc, đƣợc định nghĩa, đƣợc quản lý và tối ƣu. Riêng đối với mô hình CMMI có 4 dạng là CMMi- SW (dành cho công nghệ phần mềm), CMMi-SE/SW (dành cho công nghệ hệ thống và phần mềm), CMMi-SE/SW/IPPD (dành cho công nghệ hệ thống + công nghệ phần mềm với việc phát triển sản phẩm và quy trình tích hợp), CMMi- SE/SW/IPPD/SS (dành cho công nghệ hệ thống + công nghệ phần mềm với việc phát triển sản phẩm và quy trình tích hợp có sử dụng thầu phụ).

http://svnckh.com.vn 23

Ƣu điểm của việc áp dụng mô hình

Đối với những nhà quản lý thì việc tổ chức của mình áp dụng CMM/ CMMI sẽ mang lại sự khả dụng về mặt chi phí, thời gian biểu, chức năng và chất lƣợng sản phẩm phần mềm.

Chuẩn này giúp ngƣời tiếp cận có thể lựa chọn một mô hình cho quy trình phát triển phần mềm thích hợp với từng sản phẩm cụ thể, giảm thiểu đƣợc các lỗi tiềm ẩn của phần mềm, khắc phục và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình xây dựng hệ thồng phần mềm.

Ngoài ra, mô hình còn giúp đối tác đánh giá khả năng và tính chuyên nghiệp của những ngƣời cùng tham gia dự án. Chính vì thế, nếu một doanh nghiệp gia công phần mềm đƣợc chứng nhận chuẩn mô hình này, sẽ có nhiều lợi thế trong việc giành đƣợc các hợp đồng của đối tác nƣớc ngoài.

1.3. KỸ THUẬT PHÂN TÍCH S.W.O.T

Kỹ thuật S.W.O.T sẽ đƣợc sử dụng trong phần tiếp theo của đề tài để đánh giá về thực trạng hiện nay của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam, vì thế trong phần này tác giả xin đƣợc giới thiệu một số lý thuyết chung nhất về mô hình.

Mô hình phân tích S.W.O.T là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Viết tắt của 4 chữ Strengths (Ƣu điểm), Weaknesses (Nhƣợc điểm), Opportunities (cơ hội) và Threats (Thách thức), S.W.O.T là một khung lý thuyết cung cấp một công cụ phân tích chiến lƣợc, rà soát và đánh giá vị trí, định hƣớng của một công ty, các đề xuất kinh doanh, hoặc bất cứ ý tƣởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp…

Phân tích S.W.O.T là phân tích các yếu tố môi trƣờng bên ngoài mà doanh nghiệp phải đối mặt (các cơ hội và thách thức) cũng nhƣ các yếu tố thuộc môi

http://svnckh.com.vn 24 trƣờng nội bộ doanh nghiệp (các ƣu, nhƣợc điểm). Đây là một việc làm khó đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, chi phí, khả năng thu nhập, phân tích và xử lý thông tin sao cho hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Đề tài : Outsourcing và thực trạng gia công xuất khẩu phần mềm của Việt Nam pptx (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)