HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT KẾ HOẠCH MARKETING XUẤT KHẨU HÀNG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động Marketing xuất khẩu hàng Dệt may tại Công ty Cổ phần sản xuất – xuất nhập khẩu Dệt may (Trang 38 - 80)

KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY

Hoạt động kiểm soát và điều chỉnh kế hoạch Marketing xuất khẩu tại Công ty là do Phòng Kế hoạch thị trường đảm nhiệm chính, cùng với đó là sự kiểm tra, giám sát của Ban giám đốc về tiến trình thực hiện kế hoạch của các bộ phận liên quan

Phòng kế hoạch thị trường, theo như lịch trình, thời gian biểu đề ra cho các bộ phận chức năng sẽ tổ chức kiểm tra, nhận báo cáo kết quả công việc từ các bộ phận đó. Thông qua kết quả kiểm tra và các báo cáo gửi lên, Phòng kế hoạch thị trường xem xét những mặt được và chưa được việc thực hiện kế hoạch của các bộ phận. Từ đó tổng hợp thành báo cáo gửi lên Ban giám đốc để xin ý kiến chỉ đạo. Nếu như những mặt chưa được là không đáng kể, không ảnh hưởng lớn đến kế hoạch Marketing xuất khẩu đã định thì Ban giám đốc sẽ cho phép tiếp tục thực hiện, đồng thời nhắc nhở các đơn vị

không hoàn thành nhiệm vụ phải tự điều chỉnh sao cho đến cuối kì hoàn thành được những mục tiêu đã định, không làm ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của toàn Công ty. Còn nếu như những mặt chưa được, yếu kém đó là không thể khắc phục được trong thời gian kế hoạch còn lại và có nguy cơ ảnh hưởng tới toàn bộ kế hoạch thì những nhà lãnh đạo Công ty sẽ có những quyết định điều chỉnh lại mục tiêu và giao cho Phòng kế hoạch thị trường soạn thảo một bản kế hoạch khác dựa trên những mục tiêu đã thay đổi và rút kinh nghiệm từ những sai lầm mắc phải

Tuy nhiên, những hoạt động kiểm soát việc thực hiện kế hoạch của Công ty là chưa sát sao và liên tục. Việc kiểm soát phần lớn dựa vào các báo cáo mà các bộ phận gửi lên. Cho nên tính trung thực, chuẩn xác là không đáng tin cậy. Hơn nữa do không có quy chế kiểm soát, giám sát nên tính tự phát , không chuyên nghiệp của các hoạt động này là dễ thấy. Việc giám sát, kiểm tra nhiều khi chỉ mang tính hình thức, cả nể, cho nên hiệu quả của hoạt động kiểm soát việc thực hiện kế hoạch trong Công ty là không thực sự cao, và còn nhiều yếu điểm

2.6. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TYKHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY

2.6.1. Ưu điểm và thành tựu đạt được

Trong khoảng thời gian 5 năm hình thành và phát triển, Công ty đã đạt được những thành công nhất định, cho thấy nhiều điểm tích cực, ưu điểm trong hoạt động Marketing xuất khẩu. Cụ thể như sau:

Kết quả kinh doanh và kim ngạch xuất khẩu luôn tăng trưởng

Hoạt động Marketing xuất khẩu đã có những đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng trong kim ngạch xuất khẩu của Công ty với tốc độ tăng trưởng hàng năm là trên 10%. Giá trị xuất khẩu luôn đóng góp trên 20% vào tổng doanh thu của Công ty

Hoạt động Marketing xuất khẩu góp phần định hướng cho chiến lược xuất khẩu của Công ty đạt hiệu quả và phù hợp với định hướng phát triển của ngành Dệt may nói chung và Công ty nói riêng. Trước đây, hoạt động xuất khẩu của Công ty chủ yếu là gia công xuất khẩu, nhưng sau khi đã có những chú trọng tới Marketing xuất khẩu thì Công ty đã có những thay đổi trong hình thức xuất khẩu và sản phẩm xuất khẩu , chuyển dần sang xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm mang thương hiệu Công ty và điều đó đã đem lại những hiệu quả cao trong doanh thu và lợi nhuận mà xuất khẩu mang lại. Như là lợi nhuận trong xuất khẩu của Công ty cao hơn, Công ty có thể chủ động trong việc điều chỉnh số lượng và giá sản phẩm tùy theo diễn biến thị trường. Và điều quan trọng là Công ty có thể chủ động trong chiến lược phát triển của mình một cách lâu dài và bền vững

Thị trường xuất khẩu và hệ thống phân phối khá đa dạng và mở rộng

Thị trường xuất khẩu của Công ty không ngừng được mở rộng. Hiện nay sản phẩm của Công ty đã có mặt ở hầu hết các châu lục, rất đa dạng và phong phú. Với những thị trường truyền thống như Mĩ, Nhật, EU thì sản phẩm của Công ty đã được phân phối một cách rộng khắp, đóng góp chủ yếu vào kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Bên cạnh đó Công ty cũng tích cực mở rộng sang các thị trường mới, lạ nhưng có tiềm năng tiêu thụ lớn như Nam Phi, Canada, Asean…Điều đó giúp cho Công ty có thể đa dạng hóa được sản phẩm, đa dạng hóa thị trường, phân tán được những rủi ro

Với sự có mặt ở những thị trường lớn, khó tính như Nhật Bản, Mĩ, EU đã khẳng định được chất lượng sản phẩm của Công ty. Điều đó giúp cho hình ảnh và sản phẩm của Công ty được nhiều người biết đến và có độ tin cậy cao. Và để có thể tồn tại và phát triển tại những thị trường này thì những hoạt động Marketing xuất khẩu của Công ty phải thực sự chuyên nghiệp và có sự sáng tạo độc lập trong thực hiện chiến lược Marketing

Còn với những thị trường mới, lạ như Nam Phi, Asean đã chứng tỏ sự thành công trong việc tìm kiếm va lựa chọn thị trường của Công ty. Vì đây là những thị trường rất tiềm năng, tốc độ phát triển cao, sự cạnh tranh là không cao so với các thị trường truyền thống. Và nếu Công ty có một chiến lược Marketing hợp lý tại những thị trường này thì thương hiệu sản phẩm Công ty sẽ có được một chỗ đứng nhất định

Đi đôi với việc mở rộng thị trường là việc mở rộng và đa dạng hệ thống phân phối của Công ty. Với một mạng lưới phân phối nhiều cấp và nhiều đầu mối như hiện nay thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty có thể tiến hành thâm nhập và mở rộng một cách dễ dàng và giảm hiểu được những rủi ro. Đây cũng chính là một ưu điểm của Công ty, khi đã chủ động thiết lập một mạng lưới phân phối nhiều cấp, đa dạng đối tác phân phối. Điều này giúp cho Công ty có thể chủ động trong việc giới thiệu sản phẩm mới của mình, giảm thiểu được sức ép, những điều kiện áp đặt từ các nhà phân phối

Sản phẩm được đa dạng hóa, chất lượng tốt

Đây là chính sách sản phẩm trong chiến lược Marketing xuất khẩu của Công ty. Nhờ áp dụng chính sách này mà Công ty đã thu hút được nhiều đối tác, sản phẩm có mặt tại nhiều thị trường khác nhau

Việc chú trọng và luôn lấy chất lượng sản phẩm lên hàng đầu đã giúp cho sản phẩm của Công ty có được lòng tin của khách hàng, từ đó sẽ tạo dựng một thương hiệu sản phẩm chất lượng của Công ty và đó là một bước để đi đến có một thương hiệu cho sản phẩm của Công ty

Ngoài việc lấy chất lượng sản phẩm là ưu tiên hàng đầu, Công ty đồng thời áp dụng chính sách đa sạng hóa sản phẩm. Đó là một chiến lược nhằm giảm thiểu rủi ro, thỏa mãn được nhiểu hơn nhu cầu khách hàng , đồng thời giúp cho Công ty có thể cơ cấu lại danh mục sản phẩm sao cho phù hợp với định hướng phát triển. Nếu như trước đây, các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu

của Công ty là các sản phẩm bông, vải, sợi, dệt kim, quần áo bảo hộ lao động thì cho đến nay tỉ trọng những sản phẩm may xuất khẩu đã chiếm giá trị lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Việc đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm may mặc này sẽ mang lại giá trị xuất khẩu cao hơn, đồng thời phù hợp với chiến lược phát triển của ngành Dệt may Việt Nam nói chung và của Công ty nói riêng

Thương hiệu sản phẩm Công ty đã được nhiều bạn hàng biết đến và có độ tin cậy cao

Nếu như trước đây các sản phẩm của Công ty chủ yếu xuất khẩu qua hình thức gia công ty, nhãn hiệu của Công ty không được gắn lên sản phẩm, chịu nhiều thiệt thòi trong việc quảng bá sản phẩm của mình ra thị trường, thì đến nay đã có một số sản phẩm của Công ty đã được gắn nhãn hiệu của Công ty. Những sản phẩm được gắn nhãn hiệu chủ yếu là các sản phẩm may xuất khẩu và một số sản phẩm vải bông như khăn tắm, khăn trải bàn

Tuy chưa phải tất cả các sản phẩm của Công ty đã được gắn nhãn hiệu của Công ty nhưng điều đó cũng khẳng định phần nào thương hiệu của Công ty đã được nhiều người biết đến và chấp nhận tiêu dùng. Điều này đã tạo lên một niềm tin cho chiến lược phát triển của Công ty. Công ty sẽ tự tin hơn trong việc thiết kế, sáng tạo những sản phẩm cho riêng mình và giới thiệu những sản phẩm đó cho các đối tác, khách hàng của mình

Có thể nói, việc sản phẩm mang thương hiệu Công ty được thị trường chấp nhận là một thành công rất lơn của Công ty trong hoạt động Marketing xuất khẩu của mình. Bởi vì, từ nền tảng này, Công ty sẽ hoàn toàn tự tin trong việc sản xuất và quảng bá sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài, và điều đó khẳng định tính chính xác, hợp lý trong chiến lược, phương hướng phát triển của Công ty

Hoạt động xây dựng chiến lược và soạn thảo Kế hoạch Marketing xuất khẩu được chú trọng và dần được hoàn thiện

Đây là hai hoạt động có tính chất quyết định đến sự thành công của hoạt động Marketing xuất khẩu của Công ty. Trước năm 2008, Công ty không hề có một chiến lược Marketing xuất khẩu nào cho việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm của mình mà chủ yếu là sản xuất theo đơn đặt hàng hoặc cố thủ sản xuất những mặt hàng có thế mạnh. Điều đó khiến cho Công ty nhiều lúc gặp bất lợi cho việc định hướng sản xuất, không chủ động được trong việc thuyết phục đối tác hay lựa chọn thị trường

Nhưng những năm gần đây, những hoạt động này đã được quan tâm và mức độ chuyên nghiệp thành thạo đã được nâng lên. Hàng năm Công ty đều có một bản kế hoạch Marketing cho riêng mình và trong năm 2011 này Công ty đã xây dựng được chiến lược và Kế hoạch Marketing xuất khẩu cho giai đoạn 5 năm (2011 -2015)

Những bản Kế hoạch Marketing đã có sự hoàn thiện qua từng năm. Đã bao gồm những nội dung chủ chốt như Mục tiêu, mục đích; Chiến lược

Marketing; Kế hoạch hành động. Những nội dung được phân tích khá tốt, có

chiều sâu, phù hợp với chiến lược của Công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, nguồn nhân lực cho các hoạt động này cũng đã được nâng cao, khi các nhân viên thực hiện được tập hợp từ các phòng kinh doanh là những nhân viên xuất sắc, có nhiều kinh nghiệm, thông tin về thị trường và các đối tác kinh doanh. Một số cũng đã được tham gia các khóa đào tạo về Marketing cho nên những kĩ năng về lập kế hoạch được cải thiện đáng kể

Có thể nói, đây là một nỗ lực, thành tựu đáng ghi nhận trong việc dần hoàn thiện hoạt động Marketing xuất khẩu của Công ty. Nó đánh giá được những bước trưởng thành một cách vững chắc, có định hướng trong hoạt động Marketing xuất khẩu tại Công ty

Hoạt động khuyếch trương có nhiều kinh nghiệm và thế mạnh

Trong những hoạt động Marketing xuất khẩu tại Công ty thì hoạt động khuyếch trương là hoạt động mà Công ty có nhiều kinh nghiệm và có khả năng vượt trội

Hàng năm Công ty đều tham gia các hội chợ thương mại cả trong và ngoài nước. Cho nên Công ty có rất nhiều kinh nghiệm khi tham gia các hội chợ thương mạị. Công ty thường lên kế hoạch tham gia các hội chợ trước đó ít nhất một tháng. Bao gồm đặt chỗ cho gian hàng, tìm hiểu thông tin hội chợ, chuẩn bị sản phẩm mẫu, nhân lực tham gia, tài liệu, catalogue, rồi các công việc liên quan đến các thủ tục xuất ngoại, các công việc trong và sau hội chợ… Tất cả các công việc này đều được Công ty thực hiện một các khoa học, tiết kiệm chi phí, thời gian và điều quan trọng là đạt được mục đích đặt ra. Hình ảnh, thương hiệu Công ty được biết đến nhiều hơn; sản phẩm Công ty được giới thiệu, quảng bá; Công ty tiếp cận được nhiều hơn các khách hàng mục tiêu…

Ngoài những thế mạnh, kinh nghiệm trong tham gia các hội chợ thương mại, Công ty còn có nhiều kinh nghiệm trong giao dịch và kí kết kinh doanh với các đối tác. Thông qua những giao dịch này thì hình ảnh, sản phẩm của Công ty sẽ được giới thiệu một cách cụ thể, sâu sắc tới các đối tác. Cùng với đó, sự chuyên nghiệp trong giao dịch kinh doanh sẽ tạo nên những thiện cảm tốt đẹp đến đối tác, tạo dựng lòng tin về một Công ty kinh doanh đáng tin cậy và có chất lượng

Một điểm đáng ghi nhận nữa trong hoạt động khuyếch trương, quảng bá của Công ty là việc Công ty đã tích cực đầu tư và nâng cấp cổng thông tin điện tử của mình. Công ty luôn thường xuyên cập nhật những thông tin về các hoạt động,những sự thay đổi, các thông báo, báo cáo tổng kết ... lên Website của Công ty bằng cả 2 thứ tiếng Anh và Việt. Những hình ảnh về

sản phẩm của Công ty luôn được đăng tải một cách rõ nét, với đầy đủ kiểu dáng, kích thước, màu sắc. Đây chính là biện pháp quảng bá, giới thiệu Công ty và sản phẩm Công ty một cách tiết kiệm nhưng rất hiệu quả. Minh chứng là từ khi thành lập Website từ năm 2007 cho đến nay, thì số lượng truy cập không ngừng tăng qua các năm, và đã đạt con số hơn 3 triệu lượt truy cập vào theo như kết quả tổng hợp đầu năm 2011

Vừa trên là nhưng ưu điểm và thành tựu mà Công ty đạt được trong hoạt động Marketing xuất khẩu thời gian gần đây. Đó chưa phải là thành công lớn nhưng rất đáng khích lệ và ghi nhận. Và bên canh những thành công này cũng còn tồn tại nhiều những nhược điểm và hạn chế trong hoạt động Marketing xuất khẩu tại Công ty

2.6.2. Nhược điểm và hạn chế

Qua quá trình phân tích thực trạng hoạt động Marketing xuất khẩu của Công ty trong 3 năm gần đây, đã cho thấy những nhược điểm và hạn chế như sau:

Hoạt động nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường xuất khẩu chưa được chú trọng và hiệu quả không cao

Hai hoạt động này được thực hiện chủ yếu và có trách nhiệm chính là từ Phòng Kế hoạch thị trường. Tuy nhiên, như đã nói, đây không phải là phòng có chức năng Marketing về nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu. Những nghiên cứu thị trường của Phòng là rất chung chung và có định hướng cho tất cả các hoạt động cả xuất khẩu, nhập khẩu và cả kinh doanh nội địa của Công ty. Cho nên, mức độ phân tán thông tin là rất lớn. Hơn nữa, những thông tin mà Phòng đưa ra chủ yếu là những thông tin thứ cấp, mang tính vĩ mô,không có những phân tích, nghiên cứu cụ thể về thị trường xuất khẩu mà Công ty đang hoặc sẽ thâm nhập. Và điều đó ảnh hưởng lớn đến

việc tính chính xác trong xây dựng chiến lược Marketing xuất khẩu của Công ty

Việc lựa chọn thị trường xuất khẩu của Công ty có nhiều yếu tố chủ quan hơn là việc phân tích và định lượng. Công ty thường lựa chọn thị trường thông qua việc giới thiệu của Tập đoàn Dệt may hay từ phía đối tác, bạn hàng. Điều đó ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động Marketing, vì đôi khi Công ty không có sự hiểu biết sâu sắc về thị trường nhưng đã quyết định thâm nhập. Cho nên, mức độ rủi ro khi lựa chọn thị trường là cao, dẫn đến nguy cơ thất bại lớn

Đội ngũ nhân lực phục vụ cho hai hoạt động này không có nhiều kĩ năng Marketing. Cho nên chất lượng nghiên cứu và lựa chọn thị trường là

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động Marketing xuất khẩu hàng Dệt may tại Công ty Cổ phần sản xuất – xuất nhập khẩu Dệt may (Trang 38 - 80)