Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động Marketing xuất khẩu hàng Dệt may tại Công ty Cổ phần sản xuất – xuất nhập khẩu Dệt may (Trang 52)

Thứ nhất, kinh nghiệm Marketing nói chung và Marketing XNK nói

riêng tại Việt Nam còn thiếu và chưa có nền tảng. Tầm quan trọng và ảnh hưởng của Marketing đối với các hoạt động kinh doanh tới các doanh nghiệp Việt Nam chỉ thực sự mạnh mẽ và lan rộng khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2006. Công ty cũng như phần lớn các công ty kinh doanh XNK khác, thời điểm đó mới bắt đầu quan tâm và xúc tiến tổ chức hoạt động Marketing xuất khẩu trong doanh nghiệp mình. Cho nên nền tảng, kinh nghiệm Marketing xuất khẩu tại các doanh nghiệp kinh doanh XNK ở Việt Nam là rất ít. Điểu đó là nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng, tính chuyên nghiệp trong hoạt động Marketing xuất khẩu tại Công ty

Thứ hai, sự quan tâm, giúp đỡ của các Bộ, ngành, hiệp hội Dệt may tới

hoạt động Marketing xuất khẩu tại các doanh nghiệp xuất khẩu Dệt may Việt Nam là chưa thực sự sâu sát,phần nhiều là bề nổi và chủ yếu tập trung tới các hoạt động xúc tiến thương mại. Các hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp thu và học hỏi kinh nghiệm Marketing xuất khẩu từ các công ty, tập đoàn lớn, có nhiều kinh nghiệm trên thế giới là rất ít. Điều này làm cho việc tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm, tạo tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong các hoạt Marketing xuất khẩu tại các doanh nghiệp Việt Nam giảm sút và khó có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài

Thứ ba, tình trạng đào tạo, hướng dẫn, thực hành Marketing tại Việt

Nam là chưa nhiều và hiệu quả. Quá trình đào tạo mang nhiều yếu tố lý thuyết, không có nhiều sự thực hành. Sự cập nhật thông tin, công nghệ Marketing chưa thực sự nhanh nhạy và đáp ứng, bắt kịp những sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh quốc tế. Điều đó dẫn đến hiệu quả của các hoạt động Marketing xuất khẩu tại đa số các công ty xuất khẩu là chưa cao và trúng đích

Vừa trên là những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế và nhược điểm trong hoạt động Marketing xuất khẩu tại Công ty. Trong đó những nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân chính. Và đây chính là cơ sở để có thể đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing xuất khẩu tại Công ty

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT –

XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY TRONG GIAI ĐOẠN 2011 -2015 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2011 -2015

3.1.1. Phương hướng

Thứ nhất, Công ty sẽ phát triển thành một Công ty lớn mạnh và có

thương hiệu về xuất khẩu hàng may mặc tại Việt Nam và trên một số thị trường nhất định

Thứ hai, Công ty sẽ có những chi nhánh, đại lý, cửa hàng trực tiếp của

mình trên những thị trường truyền thống như Nhật Bản, Mĩ, EU và một số thị trường khác. Và đó sẽ vừa là kênh bán hàng vừa là công cụ để Công ty có thể quảng bá và giới thiệu sản phẩm và thương hiệu Công ty tới đông đảo các khách hàng một cách tốt nhất

Thứ ba, Công ty sẽ chú trọng, quan tâm, đẩy mạnh, hoàn thiện và phát

triển hoạt động Marketing xuất khẩu hàng Dệt may. Và sẽ đặt Marketing là hoạt động “xương sống” trong tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty

3.1.2. Mục tiêu

Thứ nhất, trung bình mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hằng năm

của Công ty sẽ đạt từ 30% đến 35%. Giá trị xuất khẩu đến năm 2015 sẽ phải đóng góp ít nhất trên 60% vào tổng doanh thu của Công ty

Thứ hai, cơ cấu danh mục sản phẩm sẽ tập trung chủ yếu vào các sản

35% giá trị xuất khẩu, và năm 2015 đạt con số 70% tổng giá trị xuất khẩu Dệt may của Công ty

Thứ ba, hệ thống phân phối và thị trường xuất khẩu của Công ty sẽ

được mở rộng và phát triển với mức tăng trưởng trung bình hằng năm từ 5% đến 10%

3.2. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG ĐỘNG MARKETING XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG ĐỘNG MARKETING XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY

3.2.1. Thuận lợi

Thứ nhất, Ban lãnh đạo Công ty rất quan tâm và chú trọng đến các hoạt

động Marketing xuất khẩu. Và trong phương hướng phát triển của Công ty đã đặt Marketing sẽ là hoạt động chủ chốt, “xương sống” cho toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác của Công ty

Thứ hai, các hoạt động Marketing xuất khẩu hiện thời tại Công ty đã có

những tiền đề, kĩ năng và thành công nhất định. Phần đa nhân sự trong Công ty đã có hiểu được tầm quan trọng của những hoạt động Marketing xuất khẩu mang lại

Thứ ba, Công ty đã có những thị trường truyền thống, thiết lập được

những quan hệ với những bạn hàng, đối tác thân thiết. Cho nên sẽ có thuận lợ cho việc quảng bá và giới thiệu sản phẩm, thuyết phục dược khách hàng tiêu dùng sản phẩm của Công ty

Thứ tư, những ảnh hưởng và tầm quan trọng của Marketing nói chung

đang có sức lan tỏa rất lớn tới mọi đối tượng kinh doanh. Những thông tin, kĩ năng, kinh nghiệm Marketing đang được chia sẻ một cách rộng rãi, cập nhât và chuyên sâu qua các diễn đàn, hội thảo hay các công trình nghiên cứu, sách báo. Cho nên, Công ty sẽ có điều kiện thuận lợi để tìm hiểu và áp

dụng vào trong Công ty. Từ đó, việc hoàn thiện các hoạt động Marketing xuất khẩu tại Công ty sẽ dễ dàng hơn

3.2.2. Khó khăn

Thứ nhất, hiện Công ty vẫn chưa thành lập được Phòng Marketing

trong bộ máy của Công ty. Cho nên sẽ phải mất thêm thời gian hình thành, ổn định cơ cấu tổ chức, quy trình hoạt động, và cũng có thể xảy ra xung đột khi thành lập Phòng Marketing

Thứ hai, nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động Marketing xuất khẩu

còn thiếu và có trình độ không đồng đều, phân tán ở nhiều phòng ban khác nhau

Thứ ba, cơ chế hoạt động trong Công ty còn nhiều chồng chéo và bất

cập, Các phòng ban chưa có sự liên kết chặt chẽ, các hoạt động giám sát, kiểm tra còn yếu và không hiệu quả

Thứ tư, nguồn kinh phí có phần hạn hẹp sẽ ảnh hưởng tới tốc độ và chất

lượng của việc hoàn thiện hoạt động Marketing xuất khẩu tại Công ty

Vừa trên là những thuận lợi và khó khăn trong việc hoàn thiện hoạt động Marketing xuất khẩu tại Công ty. Yêu cầu đặt ra là Công ty phải biết phát huy các thuận lợi và khắc phục các khó khăn để từ đó có thể đề ra được các giải pháp hữu hiệu cho việc hoàn thiện các hoạt động Marketing xuất khẩu hàng Dệt may tại Công ty

3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2011 -2015KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2011 -2015 KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2011 -2015

Thành lập một Phòng Marketing và cơ cấu lại một số phòng, ban trong bộ máy tổ chức của Công ty

Marketing là một hoạt động chuyên biệt gồm nhiều khâu và công đoạn khác nhau, đòi hỏi phải có sự thống nhất, phối hợp ăn ý giữa các thành phần. Cho nên để có thể tiến hành hoạt động Marketing một cách hiệu quả thì cần phải có một bộ phận Marketing riêng biệt để có người lãnh đạo và các nhân viên chuyên môn đảm trách các hoạt động trong Marketing

Bộ máy tổ chức Công ty được ví bộ khung xương của con người. Các phòng, ban trong bộ máy coi như là các bộ phận của con người. Cho nên để Công ty có thể hoạt động một cách trơn chu và hiệu quả thì việc phân chia nhiệm vụ cho các bộ phận phải riêng biệt và đúng chức năng, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu bộ phận, hay sự chồng chéo, trùng lặp giữa các bộ phận

Thực tế là bất cứ một doanh nghiệp nào thành công trên thị trường đều có những hoạt động Marketing rất nổi trội và hiệu quả; cơ cấu tổ chức bộ máy công ty khoa học và phù hợp với đặc tính kinh doanh của doanh nghiệp mình . Rồi trong cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp này đều có một phòng Marketing chuyên biệt. Điều đó giúp cho việc định hướng chiến lược phát triển và khai thác thị trường của các doanh nghiệp được hiệu quả, có tính bền vững, lâu dài

Còn đối với Công ty, thì hiện tại trong cơ cấu tổ chức bộ máy vẫn chưa có một Phòng Marketing chuyên biệt và một số phòng kinh doanh có sự trùng lặp về chức năng và nhiệm vụ hoạt động. Điều đó làm cho việc tổ chức, thực hiện các hoạt động kinh doanh nói chung và các hoạt động Marketing xuất khẩu nói riêng gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Chất lượng của những hoạt động này cũng chưa cao. Và Công ty cũng đang có nhu cầu và kế hoạch cơ cấu lại bộ máy, cũng như việc thành lập một phòng Marketing để thực hiện các nhiệm vụ Marketing cho cả nội địa và xuất khẩu

Trong năm 2011, Công ty sẽ hoàn tất việc cơ cấu lại bộ máy và việc thành lập một Phòng Marketing để đi vào hoạt động ổn định với cơ cấu tổ chức của Công ty, cũng như hình thành được chức năng, cơ cấu hoạt động rõ ràng

Việc cơ cấu lại bộ máy sẽ là việc phân chia lại chức năng, nhiệm vụ cho 3 phòng kinh doanh XNK trong Công ty. Đó là các phòng Kinh doanh XNK 1, Phòng Kinh doanh XNK 2 và Phòng kinh doanh XNK tổng hợp. Công ty nên gộp 3 phòng này thành 2 phòng có chức năng kinh doanh riêng biệt nhau như phân chia chức năng theo thị trường hay sản phẩm xuất khẩu. Tránh tình trạng như hiện tại, là tất cả các phòng đều có chức năng kinh doanh như nhau về sản phẩm và thị trường xuất khẩu. Và việc cơ cấu lại này nên để một thành viên trong Ban giám đốc có trách nhiệm phụ trách kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty đảm nhiệm

Còn về phía Phòng Marketing, sau khi thành lập, thì sẽ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các hoạt động Marketing nói chung. Trong đó tập trung chủ yếu vào các hoạt động Marketing xuất khẩu hàng Dệt may.

Nhân lực của Phòng sẽ được tập hợp từ một số phòng ban khác, có kinh nghiệm Marketing và xuất nhập khẩu hàng Dệt may. Đồng thời, Công ty cũng cần phải tiến hành tuyển dụng thêm nhân sự có trình độ và am hiểu về Marketing xuất khẩu hàng Dệt may

Cơ cấu, tổ chức của Phòng nên định hướng chia ra thành các bộ phận nhỏ có chức khác nhau. Như có bộ phận về chuyên nghiên cứu thị trường, bộ phận R&D, bộ phận xúc tiến thương mại, … Việc phân chia thành các bộ phận nhỏ như thế sẽ tạo điều kiện cho việc phân công kế hoạch, nhiệm vụ được rõ ràng và hiệu quả. Nếu như trong thời gian đầu khi chưa thực sự ổn định nhân sự và tổ chức thì việc phân chia các bộ phận nhỏ này có thể lùi lại,

nhưng cần phải phân chia nhiệm vụ riêng biệt cho từng nhóm hoặc cá nhân đảm trách các công việc khác nhau trong chuỗi hoạt động Marketing

Việc thành lập Phòng Marketing này nên để cho một thành viên trong Ban Tổng giám đốc phụ trách về mảng Marketing và kinh doanh xuất nhập khẩu chỉ đạo. Người này sẽ có trách nhiệm để cử ra một trưởng phòng và cùng với trưởng phòng sẽ tiến hành cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Phòng

Cuối cùng, nên đặt Phòng Marketing này có chức năng, quyền hạn ngang tầm với các phòng chức năng quan trọng khác trong Công ty. Và nên lấy Phòng Marketing là trung tâm của các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Công ty

• Hiệu quả mà biện pháp mang lại:

- Đối với việc cơ cấu lại bộ máy: Biện pháp này sẽ giúp giảm bớt sự

chồng chéo trong tiến hành tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh nói chung và Kế hoạch Marketing nói riêng. Ngoài ra, còn giúp cho việc tập trung được nguồn lực, chuyên môn hóa trong sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty khi các phòng này được phân chia theo những tiêu chí riêng biệt trong chức năng hoạt động

- Đối với việc thành lập Phòng Marketing: Phòng Marketing được thành lập sẽ giúp cho Công ty trong việc tổ chức, thực hiện các hoạt động Marketing xuất khẩu được dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện hơn

Việc tập trung nguồn nhân lực về cùng một phòng sẽ giúp cho hiệu quả làm việc được gia tăng, mọi người có thể dễ dàng trao đổi và chia sẽ kinh nghiệm, ý tưởng cho nhau. Đồng thời việc tuyển dụng thêm nhân lực cho hạt động Marketing được dễ dàng và hiệu quả

Sự hình thành Phòng Marketing còn giúp cho việc đạt được phương hướng phát triển của Công ty trong giai đoạn 2011 -2015 sẽ nhanh chóng và trúng đích

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đẩy mạnh học hỏi kinh nghiệm cho hoạt động Marketing xuất khẩu

• Cơ sở của giải pháp:

Chất lượng nguồn nhân lực, cũng như kinh nghiệm ngành nghề luôn là một lợi thế giúp cho cho các công ty, tổ chức vượt trội trong cạnh tranh với các đối thủ. Và đây cũng là nền tảng cốt lõi cho sự thành công bất kì của mọi hoạt động kinh doanh

Còn đối với Công ty, thực trạng hiện thời là Công ty đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng , cũng như thiếu kinh nghiệm về Marketing xuất khẩu hàng Dệt may. Cho nên việc bổ sung, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đẩy mạnh việc học hỏi, gia tăng kinh nghiệm cho hoạt động Marketing xuất khẩu tại Công ty là hết sức cần thiết

• Nội dung của giải pháp:

Song song với quá trình thành lập phòng Marketing sẽ là việc bổ sung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh việc học hỏi kinh nghiệm về Marketing xuất khẩu. Công ty nên cho một số nhân viên có năng lực đi học tập và đào tạo kĩ năng Marketing xuất khẩu tại những trung tâm hay tổ chức có uy tín về đào tạo, giảng dạy về Marketing. Rồi ngay tại Công ty cũng nên tổ chức các lớp học nhằm để cho các đối tượng tham gia học có thể hiểu biết toàn diện về quy trình và tầm quan trọng của Marketing xuất khẩu đối với hoạt động xuất khẩu tại Công ty. Việc giảng dạy có thể thuê chuyên gia hoặc cử người có chuyên môn,năng lực cao về Marketing trong Công ty đảm trách.

Việc học hỏi kinh nghiệm phải diễn ra thường xuyên và tận dụng mọi điều kiện có thể. Như việc thu thập, học hỏi kinh nghiệm từ các thông tin trên báo chí về sự thành công, thất bại trong Marketing của một doanh nghiệp hay tổ chức. Công ty nên tham gia nhiều vào các diễn dàn, hội thảo chuyên nghành về Marketing xuất khẩu do các cơ quan hữu quan tổ chức, như là các hội thảo về xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại hay các hội thảo tại các hội chợ, các diễn đàn thường niên…

Công ty cũng phải tiến hành tuyển chọn những người có năng lực, chuyên môn cao về Marketing xuất khẩu Dệt may, am hiểu về thị trường Dệt may trên thế giới. Việc tuyển chọn này nên tiến hành một cách cẩn thận và kĩ lưỡng, tránh việc phải đào tạo lại

Thời gian yêu cầu của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là trước năm 2013 Công ty sẽ có được một nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm trong hoạt động Marketing xuất khẩu. Có thể định ra được những chiến lược Marketing một cách hợp lý, hiệu quả. Kế hoạch đầy đủ và chính xác

• Hiệu quả mà biện pháp mang lại:

Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đẩy mạnh việc học hỏi kinh nghiệm về Marketing xuất khẩu hàng Dệt may sẽ giúp cho Công ty có

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động Marketing xuất khẩu hàng Dệt may tại Công ty Cổ phần sản xuất – xuất nhập khẩu Dệt may (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w