Một số nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Đạo đức công chức và xây dựng đạo đức công chức ở nước ta hiện nay (Trang 54 - 64)

2.2.2.1. Những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc không được chú trọng bảo tồn và phát huy đúng mức

54

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, trong đời sống dân tộc ta, những giá trị đạo đức phổ biến được xã hội thừa nhận với những nội dung cụ thể về cái thiện, lương tâm, lòng yêu nước thương nòi, lòng hiếu thảo, tình bạn, tình đồng chí cao thượng, tình yêu chung thuỷ... đã trở thành nét đẹp của đạo đức truyền thống Việt Nam, cốt cách Việt Nam. Qua bao tháng năm các thế hệ người Việt Nam luôn sống theo các quy tắc đạo đức “thương người như thể thương thân”, “nhiễu điều phủ lấy giá gương”, “bầu ơi thương lấy bí cùng”, “lá lành đùm lá rách”, “chị ngã em nâng”....để tạo nên biết bao hình mẫu về phẩm giá đạo đức Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đặc biệt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, những phẩm giá cao đẹp ấy đã được phát triển lên một bước mới với ý chí “không có gì quý hơn độc lập tự do”, “thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Sức mạnh của dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ nhiều nhân tố, trong đó có vai trò to lớn của những giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam. Sức mạnh ấy đã góp phần tạo nên những kỳ tích hào hùng, nâng Việt Nam lên thành lương chi thời đại.

Tính thần tập thể cộng đồng là nét nổi bật trong tư tưởng, nét đặc sắc trong đạo đức truyền thống Việt Nam. Tinh thần này thể hiện sự gắn bó, thương xuyên bền vững, sụ quan tâm sâu sắc của cá nhân đối với cộng đồng.

Những năm gần đây, không ít giá trị đạo đức truyền thống đã bị xói mòn, suy giảm. Chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, tệ nạn xã hội, tệ tham nhũng, buôn lậu.... có chiều hướng gia tăng. Sự suy giảm giá trị đạo đức của cán bộ, công chức đã trở thành vấn đề nổi cộm trong đời sống xã hội ta hiện nay. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự suy giảm giá trị đạo đức truyền thống, đó chính là sống theo chủ nghĩa cá nhân, công thần, kiêu ngạo, chạy theo lối sống hưởng thụ, làm giàu bằng mọi giá. Họ không từ mọi thủ đoạn tham ô, hối lộ, tiêu sài lãng phí, sống xa hoa truỵ lạc.

55

Tìm mọi cách vơ vét tiền của của nhân dân, lợi dụng chức quyền, quan liêu, tham nhũng, ngày càng xa cách quần chúng. Lý tưởng đạo đức mờ nhạt, bản lĩnh, phẩm chất bị xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều cán bộ, công chức thờ ơ, vô trách nhiệm trước dân, không tự giác nhận phần khó về mình, thành tích thì vui vẻ nhận, lỗi lầm thì đổ cho người khác bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Tình trạng này đang làm rạn nứt các quan hệ xã hội, quan hệ giữa người với người, đi ngược lại với những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.

Ở các nước phương Tây, trốn thuế không những bị pháp luật trừng trị mà uy tín người trốn thuế cũng không còn và tổng thống trốn thuế cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bởi vì, những người trốn thuế bị xem là phản bội đất nước, bị khinh thường như một kẻ dối trá và ăn cắp. Đó là những yếu tố trong truyền thống đạo đức của người phương Tây. Tại sao truyền thống đạo đức tốt đẹp “thương người như thể thương thân” của người Việt Nam không được phát huy trong giai đoạn hiện nay mà thay vào đó là thái độ thơ ơ, vô trách nhiệm và vô cảm? Chẳng hạn, tai nạn giao thông không giảm trong những năm qua, mặc dù chúng ta đã làm mọi cách như sửa lại đường sá, đặt thêm biển báo, bắn tốc độ, đội mũ bảo hiểm, nhưng tai nạn vẫn tăng. Những vụ tai nạn xe khách đường dài, tông nhau, lật xe làm hàng chục người chết năm nào cũng xảy ra, đối với một số nước mỗi vụ xảy ra, họ coi là quốc nạn, bộ trưởng phụ trách giao thông phải từ chức nhưng đối với chúng ta, xem như “chuyện thường ngày ở huyện”. Lương tâm của những người có trách nhiệm trong lĩnh vực đảm bảo giao thông suy nghĩ gì khi mỗi năm trên 4.000 người chết vì tại nạn. Nguyên nhân thì nhiều nhưng trong đó chắc chắn có vấn đề đạo đức của các công chức quản lý chất lượng xe, quản lý các công trình giao thông, cảnh sát giao thông... Hay trong lĩnh vực giáo dục, nhà giáo Trần Hữu Tá nói đến vấn đề “giáo đức” (đạo đức trong giáo dục) đăng trên Báo Tuổi Trẻ ngày 16 tháng 6 năm 2007, với một kỳ thi tốt nghiệp phổ thông

56

“nghiêm túc, không chạy theo thành tích, không gian lận, không cho phép ngồi nhầm lớp”, đề thi ở mức trung bình thế mà số học sinh thi đậu đã giảm gần 30%. Ta thử hình dung, nếu chạy theo thành tích những học sinh không đủ trình độ theo yêu cầu vẫn đỗ, rồi họ vẫn đỗ ở những cấp cao hơn, khi họ ra đời trình độ không xứng đáng với chức vụ được giao thì xã hội sẽ ra sao? Ý

thức đạo đức kém làm tổn hại mọi lĩnh vực xã hội. Đúng như suy nghĩ của một nhà sư: “ý thức đạo đức và ý chí đạo đức là một tài sản khó thấy, một sức mạnh bên trong của một dân tộc, vì nó khiến người dân tự giác không làm điều xấu (gây tổn thất và hư hại cho kinh tế và xã hội) và luôn làm điều tốt (hẳn là đưa xã hội đến chỗ thịnh vượng). Những con người, những tập thể đóng góp rất nhiều vào sự tiến bộ của xã hội và của lịch sử nhân loại đều là những người đạo đức, ở Tây, cũng như Đông” [46, tr.1].

Thực tế cuộc sống đã chứng minh rằng, việc chạy chữa căn bệnh suy thoái về đạo đức phải chú trọng tới việc giáo dục nhân tính, lấy việc giáo dục giá trị đạo đức nhân văn và truyền thống đạo đức dân tộc làm trọng điểm. Có thể nói, khi bước vào kinh tế thị trường, trong giáo dục đạo đức cho mọi tầng lớp xã hội nói chung và cho công chức nói riêng , chúng ta đã mắc một khuyết điểm là xem nhẹ giáo dục đạo đức truyền thống. Trong đó, chưa đặt đúng mức giáo dục phẩm giá, lòng tự trọng, cảm giác về sự xấu hổ, về sự xỉ nhục khi mắc phải lỗi lầm về những hành vi tội lỗi khi thực thi công vụ.

2.2.2.2. Việc buông lỏng quản lý và giáo dục đạo đức, đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp của công chức

Xét về cấu trúc, đạo đức công chức bao gồm hai mặt cơ bản là đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp.

Đạo đức cá nhân của công chức cũng khác với người không phải công chức, đó là ý thức, niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và đường lối chính trị của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; biết tôn trọng, giữ

57

gìn kỷ cương, pháp luật, sống lành mạnh, không tham ô, lãng phí, có trách nhiệm trong công việc, có lòng nhân ái, gần dân và thương dân. Đạo đức cá nhân của công chức có quan hệ chặt chẽ với đạo đức nghề nghiệp.

Việc giáo dục đạo đức công chức chưa được tiến hành thường xuyên, không ít nơi bị buông lỏng. Nội dung, biện pháp giáo dục còn đơn điệu, cứng nhắc, thiếu những biện pháp có tính chất gợi mở cho công chức tự kiểm điểm, tự rèn luyện, tự tu dưỡng, tự đánh giá bản thân. Vì vậy, hiệu quả giáo dục còn rất hạn chế, chưa nâng cao được tinh thần thẳng thắn, phê và tự phê đối với những hành vi sai trái của bản thân mỗi người cũng như của người khác trong cơ quan và ngoài xã hội. Thậm chí, không ít những công chức sống theo quan điểm “mackeno” (mặc kệ nó), họ biết những hành vi xâm hại đến lợi ích của tập thể, của cộng đồng, trái với những chuẩn mực đạo đức đã được Đảng và Bác Hồ răn dạy nhưng né tránh, không dám thẳng thắn đấu tranh phê bình, góp ý, hơn thế nữa còn bao che, dung túng cho những hành vi vi phạm đó. Vai trò giáo dục và tự giáo dục, nêu gương trong việc đấu tranh phòng chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu dân; nêu tấm gương về rèn luyện đạo đức cách mạng, lối sống giản dị, trong sáng hết lòng vì nước vì dân của cán bộ công chức nhất là những người đứng đầu các cơ quan đơn vị từ trung ương đến địa phương còn mờ nhạt, chưa trở thành tấm gương sáng về đạo đức, lối sống cho mọi người học tập, noi theo. Pháp luật có lúc bị coi thường, buông lỏng đã làm cho phép nước không nghiêm minh gây nên sự bất bình trong quần chúng nhân dân, cản trở việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội tạo kẽ hở cho những kẻ tham nhũng lợi dụng đục khoét tài sản quốc gia, làm giàu bất chính.

Thêm vào đó, vấn đề giáo dục đạo đức trong xã hội ta lâu nay chưa được quan tâm về phương diện nhận thức lý luận, chưa nghiên cứu đầy đủ những yêu cầu nội dung cần giáo dục. Trước đây quá nhấn mạnh phẩm chất

58

đạo đức làm chủ tập thể, lợi ích cá nhân bị hoà tan, chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay, bước vào thời kỳ xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, “con người kinh tế” nổi lên nhưng chưa chú ý giáo dục những phẩm chất cá nhân, phẩm chất công dân cho họ.

Đạo đức công vụ là một dạng của đạo đức xã hội, biểu hiện qua đạo đức của mỗi cán bộ công chức khi thực thi công vụ. Đồng thời, đó cũng là đạo đức nghề nghiệp của mỗi công chức, góp phần hoàn thiện năng lực, phẩm chất của một con người cụ thể. Đạo đức nghề nghiệp tồi thì không thể là một con người có nhân cách tốt. Do vậy, xây dựng đạo đức công vụ là góp phần nâng cao và hoàn thiện đạo đức nghề nghiệp của cá nhân, xây dựng và phát triển nhân cách của mỗi công chức.

Đạo đức là phẩm chất quan trọng của nhân cách, là nền tảng để xây dựng thế giới tâm hồn của mỗi con người. Dù ở thời đại nào và bất cứ quốc gia nào cũng vậy, việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho công chức là trung tâm chú ý của các nhà lãnh đạo và Chính phủ. Bởi nghĩa vụ đạo đức không chỉ là sự đòi hỏi, yêu cầu đối với cá nhân mà còn là nhu cầu của sự tiến bộ, của sự hoàn thiện đối với bản thân mỗi người. Nghĩa vụ đạo đức không phải là sự ép buộc từ bên ngoài mà nó là sự gắn bó chặt chẽ với ý thức về lý tưởng và triết lý sống phục vụ tận tuỵ của cá nhân. Trong lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, công chức ở nước nào cũng vậy, nghĩa vụ đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi mỗi cá nhân phải giải quyết một cách hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Mỗi bước tiến bộ nghề nghiệp của cá nhân đều gắn liền với niềm tin của dân chúng vào bộ máy công quyền, sự tiến bộ của xã hội và sự trưởng thành về mặt nhân cách của họ.Trong công tác, trong cuộc sống, phải đặt vấn đề tu dưỡng đạo đức, nhân cách thành những nội dung trọng yếu, phải có hình thức giáo dục đạo đức, lối sống sáng tạo, giàu ý nghĩa và sức thuyết phục. Qua kinh nghiệm của một số nước, họ rất chú trọng xây dựng đạo đức nghề

59

nghiệp cho công chức. Chẳng hạn, Chính phủ Brunei khẳng định, “Đạo đức nghề nghiệp là những tiêu chuẩn và nguyên tắc góp phần duy trì một trình độ chuyên môn cao nhằm hình thành nên chế độ làm việc của một tổ chức, mặt khác đạo đức nghề nghiệp cho phép người lao động nhận thức rõ được các phẩm chất tốt của cá nhân cho các chương trình và chính sách của tổ chức. Do đó cần thiết phải cân đối được lợi ích của cá nhân và tổ chức”[14, tr.22].

Đối với Singapore, đạo đức nghề nghiệp được nhấn mạnh ở việc phải phân biệt rạch ròi giữa công và tư, đó là, công chức không được phép lợi dụng thông tin chính thức hay chức vụ của mình vì lợi ích cá nhân; không được xử sự theo cách mà khiến nền công vụ mất uy tín.

Chính phủ Thái Lan lần đầu tiên đã công bố “Luật đạo đức nghề nghiệp” dành cho công chức vào ngày 8 tháng 3 năm 1994 nhằm đảm bảo sự đúng mực về đạo đức và tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, mở ra mối quan hệ với các cơ quan khác, cũng như mang lại tính hiệu quả và hiệu lực cho việc thực thi công việc, qua đó giữ gìn danh dự và uy tín cho công chức, nâng cao sự kính trọng của nhân dân đối với công chức. Thực hiện Luật đạo đức nghề nghiệp, một công chức sẽ giữ được các nguyên tắc đạo đức và kiểm soát bản thân để phù hợp với cương vị của mình; công chức sẽ thực thi công việc của mình một cách trung thực và không vì lợi ích cá nhân, phù hợp với đạo đức nghề nghiệp của công chức khi liên quan; công chức sẽ duy trì quan điểm tích cực và tìm kiếm sự phát triển ưu điểm và lẽ phải hơn nữa cũng như nâng cao kiến thức chuyên môn, khả năng và kỹ năng để thực thi công việc có hiệu quả và hiệu lực hơn nữa. Những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp được tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân bằng nhiều phương tiện khác nhau tạo ra áp lực tốt từ phía công luận để công chức tự trau rồi đạo đức, tự hoàn thiện mình để thực hiện công việc tốt hơn.

60

Những kinh nghiệm của các nước về xây dựng đạo đức nghề nghiệp của công chức đáng để chúng ta quan tâm tham khảo.

2.2.2.3. Cơ chế chính sách đào tạo, tuyển chọn và sử dụng cán bộ công chức còn nhiều bất cập

Trong hoàn cảnh kinh tế thị trường, môi trường xã hội phức tạp nhưng phần lớn cán bộ công chức đã phát huy tính tích cực, năng động, nhạy bén tự rèn luyện trong lao động. Đặc biệt trong giai đoạn cải cách và hội nhập, các cán bộ công chức đã thể hiện rõ sự năng động, sáng tạo, phát huy sáng kiến, thông minh, nhận thức nhanh, trí tuệ phát triển, biết rộng, hiểu sâu, có năng lực tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, cơ chế, chính sách tuyển chọn cán bộ còn nhiều thiếu sót, hạn chế, như thiếu chủ động, thiếu kiên quyết không kịp thời và vẫn còn tuỳ tiện trong việc bố trí, sử dụng, đánh giá cán bộ, trong xử lý công việc... đã tác động tiêu cực đến đạo đức, lối sống của người cán bộ, công chức. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khoá VIII đã chỉ ra những khuyết điểm:

- Việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ nhiều khi còn chủ quan, chưa thật công tâm, chưa hợp lý, thiếu dân chủ và dân chủ hình thức.

- Chính sách đối với cán bộ còn nhiều bất hợp lý, thiếu công bằng, thực hiện không thống nhất và đồng bộ, chưa phát huy được tài năng.

- Nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ, nguyên tắc tập trung dân chủ chưa được cụ thể hoá. Công tác kiểm tra, quản lý cán bộ nhiều nơi bị buông lỏng...[ 9, tr. 24].

Công tác tuyển chọn cán bộ, công chức trực tiếp với con người, nó là động lực thúc đẩy cán bộ, công chức phát triển theo hướng tốt, nhưng nó cũng sẽ cản trở và tạo nên những tiêu cực, trì trệ đối với cán bộ công chức. Theo Tiến sĩ Diệp Văn Sơn (Bộ Nội vụ) nhận xét: Từ lâu trong quần chúng nhân dân thường so sánh một cách mỉa mai rằng, muốn lái xe gắn máy trên 50 phân

61

khối phải học, đi thi để có bằng lái xe, xe 4 chỗ có bằng lái xe 4 chỗ, xe tải có bằng lái xe tải, xe khách có bằng lái xe khách. Thế nhưng “lái chính quyền” các cấp nhiều khi không cần có bằng! Vì thế gặp sự cố là điều khó tránh khỏi. Đó là hậu quả của một quy trình đề bạt bổ nhiệm cán bộ công chức

Một phần của tài liệu Đạo đức công chức và xây dựng đạo đức công chức ở nước ta hiện nay (Trang 54 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)