Thực trạng đạo đức công chức

Một phần của tài liệu Đạo đức công chức và xây dựng đạo đức công chức ở nước ta hiện nay (Trang 36 - 46)

Từ hệ thống nguyên tắc đạo đức cơ bản của công chức như đã xác định ở phần trên, cho phép nhận thức một cách tương đối đầy đủ hơn về thực trạng đạo đức công chức ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

2.1.2.1. Những mặt tích cực

Đối với công chức Việt Nam hiện nay, trung thành với Tổ quốc, với chế độ chính trị, bảo vệ danh dự quốc thể và lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc là lương tâm, nghĩa vụ, trách nhiệm đồng thời đó cũng là vinh dự, hạnh phúc, là giá trị hướng tới và phấn đấu. Tình cảm thiêng liêng đối với Tổ quốc là

36

nhân tố cơ bản chuyển hoá ý thức về nghĩa vụ đối với Tổ quốc, với chế độ thành hành vi trong đời sống đạo đức cá nhân cũng như đạo đức công vụ của công chức. Những công chức đảm nhiệm những công việc, chức vụ ở những vị trí ngoại giao hoặc tiếp xúc với người nước ngoài, việc bảo vệ danh dự quốc thể nằm trong tiềm thức của mỗi người, đa phần được dư luận xã hội đánh giá cao.

Hầu hết đều thể hiện sự vinh dự khi trở thành công chức và mong muốn qua vị trí công tác của mình được cống hiến cho Tổ quốc, cho chế độ, cống hiến cho Đảng và Nhân dân. Thực tế đó là một động lực to lớn thúc đẩy sự vận hành của cả hệ thống chính trị, bộ máy hành chính đồ sộ từ Trung ương đến các địa phương và mỗi cơ sở. Thiếu ý thức và hành vi đạo đức đó của công chức, chắc chắn chế độ và Nhà nước chúng ta không thể tồn tại và phát triển vững vàng như những năm qua.

Trung thành với Tổ quốc, với chế độ, bảo vệ danh dự quốc thể, lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc không phải là khẩu hiệu khô cứng mà trong tâm thức của người dân Việt Nam nói chung, mỗi công chức Việt Nam nói riêng đều nhận thức, hành động tuân thủ một cách tự nguyện, tự giác. Lòng nhiệt thành, sự trăn trở và quan tâm sâu sắc mỗi khi lãnh thổ của Tổ quốc bị xâm phạm, tài nguyên của đất nước bị sử dụng lãng phí, lạm dụng và thiệt thòi trong hợp tác đầu tư. Đó là biểu hiện của ý thức trách nhiệm và lòng yêu Tổ quốc.

Gốc của Tổ quốc là Nhân dân. Nhân dân là người sáng tạo, xây dựng và bảo vệ sự tồn vong của Tổ quốc. Do đó, yêu Tổ quốc, yêu nước là yêu nhân dân. Thực hiện công vụ là phục vụ nhân dân. Công chức là “công bộc” của dân. Phần lớn công chức Việt Nam đều nhận thức và thực hiện được giá trị đạo đức đó.

Đại bộ phận công chức dù làm bất kỳ việc gì cũng làm đến nơi đến chốn, vượt qua khó khăn, thử thách, cố gắng thực hiện và phấn đấu hoàn

37

thành nhiệm vụ, giữ vững đạo đức, phẩm chất cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, có lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với nhân dân. Mặc dù gặp nhiều khó khăn và chịu sự tác động phức tạp trong điều kiện chuyển đổi của nền kinh tế - xã hội, nhưng về cơ bản đội ngũ cán bộ, công chức đã góp phần đóng vai trò quyết định cho những thành tựu của sự nghiệp đổi mới đất nước. Có thể nói, nhìn chung công chức ở nước ta là lực lượng xã hội có bản lĩnh chính trị vững vàng, hoạt động có mục đích, có tinh thần trách nhiệm cao, có ý chí phấn đấu mạnh mẽ thực hiện những mục tiêu, chương trình đã định; trung thực, không cơ hội, không vụ lợi, dám đấu tranh phê bình, có khả năng đoàn kết, quy tụ mọi người và có trách nhiệm trong cuộc sống gia đình, với cộng đồng.

Thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước hơn 20 năm qua, trong đó có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ công chức. Nhiều tấm gương sáng về đạo đức, lối sống trung thực, liêm khiết, năng động sáng tạo góp phần tích cực thúc đẩy công cuộc cải cách, đồng thời, là những tấm gương cho các thế hệ mai sau. Hơn thế nữa, nhiều nhân tố tích cực còn đi đầu trong cuộc đấu tranh chống và ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, làm lành mạnh hoá môi trường xã hội.

Phần lớn công chức giữ vững phẩm chất chính trị, trong sáng về đạo đức, công tâm trong công việc. Nhờ có phẩm chất chính trị tốt, tinh thần độc lập tự chủ và ý thức trách nhiệm cao mà phần lớn công chức đã hăng hái trong hoạt động thực tiễn, có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm cao trong công vụ, tuyệt đối phục tùng nhiệm vụ được lãnh đạo phân công. Đoàn kết nội bộ, tinh thần hợp tác chặt chẽ với đồng nghiệp, với cơ quan tổ chức có liên quan để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đội ngũ công chức luôn luôn học tập để nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý, rèn luyện phương pháp làm việc theo pháp luật, có tính khoa học và sáng tạo đạt

38

hiệu quả cao. Có ý thức tu dưỡng, xây dựng lối sống lành mạnh, giản dị, tiết kiệm, thực hành đầy đủ trách nhiệm công dân.

“Nhân dân Việt Nam có truyền thống tốt đẹp là yêu nước, đoàn kết, lao động cần cù, sáng tạo, nhân ái... và những truyền thống đó vẫn đang được giữ gìn, phát huy. Cái “nền xã hội” ấy là khởi nguồn vô tận sinh ra những người tài, là cái nôi sinh ra lớp lớp cán bộ cách mạng Việt Nam. Con người Việt Nam hiện nay và đội ngũ cán bộ nói riêng chịu ảnh hưởng sâu sắc truyền thống tốt đẹp của dân tộc”[55, tr 230 - 231].

Đội ngũ công chức đã đóng vai trò tích cực trong công cuộc cải cách hành chính trên các lĩnh vực về thể chế, tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ công chức. Trong đó, đáng kể là đã có những tiến bộ về tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân, các thủ tục hành chính và đặc biệt là thực thi nhiệm vụ đã dựa vững chắc hơn trên cơ sở pháp luật.

Công chức nước ta trong những năm qua đã được nâng cao một bước rõ rệt về trình độ lý luận chính trị, văn hoá và kiến thức về kinh tế thị trường, quản lý nhà nước, pháp luật; đặc biệt là được nâng cao về nghiệp vụ hành chính, ngoại ngữ và tin học. Do tích cực học tập và trình độ mọi mặt được nâng cao nên đội ngũ công chức hành chính điều hành công việc một cách nhanh nhạy, ngày càng có hiệu quả hơn. Nhất là trong bước đầu của cuộc cải cách hành chính, đội ngũ công chức đã bám sát luật pháp, chính sách của Nhà nước để điều hành xử lý công việc. Đạo đức cao nhất của mỗi công chức là sống, làm việc vì “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, vì lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Mỗi công chức biết kế thừa truyền thống đạo đức của dân tộc và coi đó là yếu tố nội sinh. Họ biết kết hợp chuẩn mực đạo đức với tri thức pháp luật, giáo dục đạo đức đối với giáo dục pháp luật. Trong công việc có trách nhiệm cao, có lương tâm, tôn trọng lẽ phải và pháp luật.

39

Một quan niệm mới về đạo đức hình thành nhờ sự thay đổi về định hướng giá trị và lựa chọn giá trị trong môi trường mới, đó là bước tiến tích cực trong đội ngũ công chức. Bước tiến trong quan niệm về đạo đức công chức thể hiện nổi bật ở chỗ, giá trị đạo đức hướng tới hành động, hướng vào hiệu quả công việc, hướng vào sự hình thành và phát triển nhân cách công chức. Đó là những con người vươn tới khẳng định cá nhân, cá tính, ý thức về vai trò chủ thể, làm quen với lối sống thiết thực, khẩn trương, sáng tạo, dám chịu trách nhiệm, có trách nhiệm cao trong công vụ. Đạo đức hành động, đạo đức thực tiễn là đạo đức hướng tới hoàn thiện cá nhân, là động lực thúc đẩy xã hội phát triển.

Những mặt tích cực trên đây, có ở hầu hết các thành phần, các bộ phận từ trung ương đến địa phương và đến các cơ sở. Mỗi bộ phận có mức độ và biểu hiện khác nhau, nhưng qua thành tựu của công cuộc đổi mới, cho phép ta khẳng định, đội ngũ công chức ở nước ta đã phát triển ngày càng vững mạnh.

2.1.2.2. Mặt tồn tại, yếu kém

Những ưu điểm đã được nêu trên đây là mặt cơ bản nhưng cũng không vì thế mà chúng ta không nhận thấy những tồn tại yếu kém, những khuyết điểm; hiện tượng suy thoái về đạo đức ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức ở nhiều nơi, nhiều chỗ, nhiều ngành, nhiều cấp; nếu không kịp thời sửa chữa sẽ có nguy cơ lan rộng ảnh hưởng tới chất lượng của đội ngũ công chức và suy giảm lòng tin của quần chúng nhân dân. Về vấn đề này, trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã lưu ý: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên (trong đó có công chức- theo tác giả) gắn liền với tệ quan liêu, tham nhũng vẫn đang diễn ra nghiêm trọng chưa được ngăn chặn có hiệu quả” [9, tr.22]. “Năm biểu hiện chủ yếu của tình trạng đó là:

- Suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên có xu hướng tăng cả về số lượng và phạm vi.

40

- Bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân có chiều hướng gia tăng.

- Tệ nói nhiều làm ít, nói nhưng không làm, làm không đến nơi, đến chốn còn diễn ra ở nhiều nơi.

- Tệ quan liêu, xa dân thích nghe thành tích, ngại nghe sự thật còn tồn tại ở các cấp, các ngành.

- Tham nhũng, nhũng nhiễu nhân dân, gây hậu quả nặng nề trên nhiều mặt, làm thất thoát tài sản, tiền của của Nhà nước, của nhân dân, cả tiền vay của nước ngoài, gây nhiều bức xúc trong nhân dân” [3, tr.50].

Tổ quốc là một hình ảnh trọn vẹn, tổng hợp của nhiều yếu tố; Nhân dân, người chủ trong ngôi nhà Tổ quốc lại là một tập hợp gồm những con người cụ thể với những lợi ích hết sức đa dạng phong phú. Từ đó dẫn tới những thái cực hoặc tách rời lợi ích của dân với lợi ích của những con người cụ thể, hoặc đồng nhất hoàn toàn lợi ích của một con người cụ thể với lợi ích của nhân dân nói chung. Vì vậy, trong khi giải quyết một số công việc cụ thể, có công chức không xác định đúng đối tượng hoặc cố ý nhầm lẫn nguỵ biện, gây khó khăn cho dân để trục lợi.

Quan hệ của công chức với nhân dân còn mang nặng dấu ấn cai trị kiểu ban phát, xin - cho, thiếu bình đẳng, thiếu tôn trọng. Họ chưa thực sự lấy việc phục vụ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu, làm thước đo cho kết quả hoạt động nhiệm vụ của mình. Từ đó dẫn đến tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, về phẩm chất đạo đức, lối sống nảy sinh tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức. Làm cho nhân dân bất bình, lo lắng, giảm lòng tin đối với Đảng, Nhà nước là nhân tố kìm hãm bước tiến của công cuộc đổi mới.

Trong những biểu hiện như: thái độ thờ ơ với công việc, thiếu trách nhiệm, thiếu tính tích cực thì căn bệnh nan y của cán bộ, công chức hiện nay là bệnh vô trách nhiệm với dân là phổ biến và nguy hiểm nhất. Bệnh vô trách

41

nhiệm là thờ ơ trước những yêu cầu bức xúc chính đáng của dân, dùng tiểu xảo để né tránh trách nhiệm của mình. Không ít cán bộ, công chức biết những hành vi xâm hại đến lợi ích của tập thể, của cộng đồng, trái với những chuẩn mực, đạo đức, lối sống đã từng được Bác Hồ và Đảng ta nhắc nhở nhưng vẫn né tránh, không dám thẳng thắn đấu tranh, góp ý, thậm chí còn dung túng cho những hành vi vi phạm đó.

Xét về mặt đạo đức, những vấn đề vô trách nhiệm cũng chính là sự tha hoá lương tâm, vô cảm của một số cán bộ, công chức. Đây là vấn đề cần đựơc xem xét một cách công tâm, nghiêm túc. Dư luận quần chúng nhân dân đã rất bức xúc trước hàng loạt các vụ việc nổi cộm trong đời sống xã hội mà các phương tiện thông tin đại chúng đã nêu. Chẳng hạn, một cháu bé ba tuổi phải nhập viện, dẫn đến suy hô hấp và tử vong vì cô bảo mẫu dán băng keo vào miệng; một chủ doanh nghiệp tình nguyện viết đơn xin đi tù vì quá bức xúc trong hoạt động kinh doanh do các cơ quan chức năng quản lý nhà nước gây phiền hà. Hay ngay giữ lòng thủ đô, một em 13 năm trời bị chủ quán hành hạ với hàng chục vết bầm tím trên người. Các vụ việc đó đều liên quan đến nghĩa vụ, trách nhiệm của đội ngũ công chức - những công bộc của dân.

Như đã biết, vấn đề cực kỳ hệ trọng của nền hành chính nhà nước, đó là mối quan hệ giữa Nhà nước (cơ quan công quyền), công chức và công dân. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa khi Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Do vậy, mọi thành viên trong hệ thống chính trị, trong bộ máy nhà nước phải thực sự là “công bộc” của dân. Bộ máy công quyền và đội ngũ công chức khi thực thi công vụ là sử dụng quyền lực mà nhân dân uỷ thác cho mình. Nhưng bên cạnh những công chức hết lòng phục vụ nhân dân, vẫn còn khá nhiều người ăn lương do dân đóng thuế, nhưng lại vô cảm trước những vấn đề của người dân. Họ không nhận ra rằng, quyền lực mà họ có được là xuất phát từ nhân dân và do nhân dân tạo

42

nên. Chẳng hạn, một thủ tục hay yêu cầu của người dân mà bản thân cán bộ, công chức trực tiếp thụ lý hồ sơ nhưng hiếm khi nghe dân trình bày rõ ràng cụ thể hoặc đối chiếu với những quy định hiện hành của pháp luật để trả lời, hướng dẫn người dân thực hiện mà chỉ trả lời qua quýt hoặc theo ý hiểu của họ là nguyên nhân để dân phải đi lại nhiều lần, gây phiền hà cho dân.

Thêm một biểu hiện nữa, suy giảm phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức là chủ nghĩa cá nhân. Khi sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh, chủ nghĩa cá nhân như là một trong những kẻ thù nguy hiểm nhất của chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa cá nhân tạo nên căn bệnh khá trầm trọng ở một bộ phận không nhỏ đội ngũ cán bộ, công chức như : thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, vô trách nhiệm trong công việc, đạo đức giả, ngạo mạn, đặc quyền, đặc lợi, vi phạm dân chủ, bè phái, quan liêu, cơ hội....

Chủ nghĩa cá nhân chính là biểu hiện của lối sống vị kỷ, thực dụng, vì tiền, tuyệt đối hoá các lợi ích kinh tế, vật chất... sẵn sàng chà đạp lên mọi giá trị nhân phẩm vì mục đích cá nhân của mình. Chủ nghĩa cá nhân làm cho các “ông quan” chỉ thích nghe thành tích, ngại nghe sự thật, lấp liếm bao che vì đó là những vấn đề có lợi cho cá nhân nhưng lại không có lợi cho tập thể, cho dân; đặc biệt là thái độ trốn tránh trách nhiệm của một số công chức nhà nước.

Thêm vào đó, căn bệnh đã trở nên thâm căn cố đế trong một bộ phận cán bộ, công chức là xa dân mà thường gặp nhất ở những vị trí công việc có liên qua trực tiếp đến cuộc sống của người dân như: cán bộ địa chính, thuế, hộ tịch hộ khẩu. Đó là bệnh quan liêu, hành xử không đúng với tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ được quy định trong pháp lệnh cán bộ, công chức. Trong Đảng hiện nay, còn không ít cấp uỷ Đảng, cán bộ lãnh đạo cũng không sát cơ sở, không hiểu thực tiễn, ít lắng nghe ý kiến cấp dưới, không nắm được hoạt

Một phần của tài liệu Đạo đức công chức và xây dựng đạo đức công chức ở nước ta hiện nay (Trang 36 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)