2.2.1.1. Sự tác động, ảnh hưởng mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường đối với đạo đức công chức
Sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã
46
tạo nên những chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội, song nó cũng tạo ra thách thức lớn đối với đạo đức công chức.
Khi nước ta bước vào nền kinh tế thị trường, cái được của xã hội là có sự phát triển cao hơn ở giai đoạn trước. Điều đó được thể hiện qua mức sống của người dân và nền sản xuất của xã hội. Nhưng mặt trái của nền kinh tế thị trường, do chạy theo lợi nhuận, chạy theo đồng tiền, có người bất chấp tất cả đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống xã hội dẫn tới sự huỷ hoại các giá trị đạo đức. Cơ chế thị trường chi phối, làm thay đổi những quan niệm về hạnh phúc, nghĩa vụ, lẽ sống trách nhiệm, lương tâm, thiện, ác. Trong cơ chế đó, một số người chỉ chú trọng tới lợi ích cá nhân, thực dụng, không tình nghĩa, bất chấp đạo lý, kỷ cương, pháp luật. Nếu cán bộ, công chức thiếu sự rèn luyện, thiếu một trình độ văn hoá, thiếu sự kiên quyết sẽ bị đẩy vào vòng xoáy tiêu cực của xã hội.
Đất nước ta tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ một nền kinh tế kém phát triển, chịu ảnh hưởng nặng nề của nền sản xuất nhỏ tiểu nông, với những quan hệ xã hội mang tính chất phường hội, làng xã cùng những tư tưởng đạo đức phong kiến nặng nề. Khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, hệ thống giá trị chuẩn mực của xã hội có xu hướng biến đổi, từ chỗ quá đề cao quan hệ tình cảm, coi thường người buôn bán (coi họ là “con buôn”) đến chỗ quá đề cao các giá trị vật chất. Mọi cá nhân, tổ chức đều được khuyến khích phát huy mọi tiềm năng để làm giàu, lợi ích vật chất trở thành một trong những mục tiêu chủ yếu nhất. Trong bối cảnh này rất dễ dẫn tới tình trạng suy thoái đạo đức, tha hoá, biến chất về lối sống, phẩm chất chính trị của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức có quyền lực trong tay lợi dụng quyền lực để làm giàu bất chính.
Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, đất nước đã có sự phát triển toàn diện, mạnh mẽ và sâu sắc trong mọi lĩnh vực của đời
47
sống xã hội. Điều đó cũng có nghĩa là, có sự lựa chọn mới về các giá trị cơ bản của xã hội kéo theo sự biến đổi hệ thống định hướng giá trị trong mỗi con người. Bên cạnh việc hình thành và phát triển những giá trị đạo đức theo xu hướng tích cực cũng hình thành những giá trị đạo đức phát triển theo xu hướng tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, công chức. Chẳng hạn, lối sống hưởng lạc, tiêu xài xa xỉ, lười lao động, ngại học tập, thiếu ý chí phấn đấu vươn lên trong cuộc sống; chọn nghề theo hướng có thể kiếm được nhiều tiền bằng con đường cho rằng có thể “tham nhũng” được. Quan hệ nghề nghiệp bị vẩn đục bởi quan điểm thực dụng, vụ lợi cá nhân, chạy theo lợi ích đồng tiền.
Mặt trái của cơ chế thị trường đã và đang tác động, thâm nhập rất mạnh và ngày càng mạnh, có thể nói, nó còn tiếp tục tác động hơn nữa trong những năm tới. Mặt trái của cơ chế thị trường chưa được nhận thức, phát hiện một cách đầy đủ và xử lý kịp thời. Do sự hiểu biết còn phiến diện về kinh tế thị trường, nên những vấn đề thuộc kiến trúc thượng tầng nảy sinh trên cơ sở kinh tế đó chưa được nghiên cứu đầy đủ, không thấy hết được những ảnh hưởng, sự tác động tiêu cực của nó, đã dẫn tới sự coi nhẹ, xem thường những yếu tố bảo đảm về đạo đức nói riêng và văn hoá xã hội nói chung. Thêm vào đó, sự yếu kém trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội, việc buông lỏng kiểm tra, kiểm soát và giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực công tác tổ chức và cán bộ đã tạo nên những kẽ hở cho mặt trái của cơ chế thị trường thâm nhập và lũng đoạn vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có vấn đề đạo đức công chức. Sự phát triển có nguy cơ biến thành phản phát triển bởi sự coi thường đạo đức và các giá trị nền tảng của đạo đức xã hội khi đi vào kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường, nhấn mạnh hiệu quả và lợi ích kinh tế, đồng tiền lên ngôi và cùng với nó là lối sống vụ lợi, vị kỷ, thực dụng, tôn thờ các giá trị vật
48
chất, các tiện nghi tiêu dùng và hưởng lạc; sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân cực đoan dễ làm xói mòn các giá trị tinh thần, làm huỷ hoại đạo đức, nhân cách; đã hình thành nền “văn hoá phong bì” dùng tiền để “bôi trơn” những giao dịch hành chính của công chức nhà nước để có lợi cho các cá nhân. Cũng chính nền kinh tế thị trường đã dẫn đến tình trạng thương mại hoá trong lĩnh vực giáo dục, y tế làm tha hoá và vẩn đục đạo đức nhân cách của người thầy giáo, thầy thuốc vốn được xã hội kính trọng, chẳng hạn, chuyện đổi tình lấy điểm hoặc mặc cả tiền trước tình trạng hiểm nghèo của bệnh nhân.
Kinh tế thị trường đã thương mại hoá cả lĩnh vực của đời sống tinh thần như: báo chí, văn học, nghệ thuật, sáng tác, biểu diễn, cảm thụ và tiêu dùng các giá trị văn hoá. Nhiều công chức hoạt động trong các lĩnh vực đó, đã bị cuốn vào vòng xoáy của các hiện tượng tượng tiêu cực dùng tiền mua bán đổi trác quên đi trách nhiệm, nghĩa vụ, danh dự nghề nghiệp của nhà báo, của người nghệ sĩ.
2.2.1.2. Cơ chế bảo đảm và khuyến khích các giá trị đạo đức công chức chưa đồng bộ; chủ trương, chính sách, pháp luật chưa đầy đủ còn nhiều sơ hở dễ làm nảy sinh những hiện tượng tiêu cực tác động xấu tới đạo đức công chức
Thực tế trong những năm qua, chúng ta chưa lường hết mặt trái của cơ chế thị trường tư bản chủ nghĩa không chuẩn bị khả năng tự đề kháng trong công chức. Chưa kịp thời nghiên cứu, nhận dạng những hành vi tiêu cực nảy sinh trong quá trình mở cửa hội nhập, không có biện pháp ngăn ngừa khắc phục những biểu hiện tiêu cực một cách có hiệu quả. Chưa tạo được một cơ chế vận hành của một nền hành chính hạn chế sự tác động tiêu cực của cơ chế kinh tế thị trường trong điều kiện mở cửa hội nhập. Hệ thống pháp luật, chính sách chưa hoàn chỉnh và chưa đủ mạnh, nhất là trong các lĩnh vực đất đai, đầu
49
tư xây dựng cơ bản, chi tiêu tài chính công; công tác cán bộ lại còn nhiều sơ hở, dễ bị lợi dụng để trục lợi; hơn nữa nhiều nơi, nhiều địa phương chưa thực hiện tốt cơ chế dân chủ; nền hành chính còn nhiều khâu không được minh bạch hoá, tất cả tạo thành một lực cản đáng kể cho cuộc đấu tranh phòng, chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, ngăn ngừa sự suy thoái đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức.
Trong điều kiện chuyển đổi cơ chế kinh tế, ít nhiều làm cho tồn tại xã hội biến đổi nhưng các thiết chế xã hội như cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, nền hành chính quốc gia và các quan điểm tư tưởng như chủ trương, chính sách, các chuẩn mực giá trị đạo đức tương ứng không biến đổi kịp hoặc sự biến đổi chưa tương thích. Khi cơ chế, chủ trương, chính sách không hợp lý, tạo ra sự bất công trong xã hội thì hậu quả của nó đối với việc xuống cấp đạo đức xã hội là vô cùng to lớn.
Đất nước chuyển sang cơ chế quản lý kinh tế - xã hội mới, nhưng trong thực tế còn nhiều chủ chương, chính sách, pháp luật của chúng ta chưa chuyển kịp, chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và còn có những sơ hở, nhất là trong lĩnh vực kinh tế dễ làm nảy sinh các hiện tượng tiêu cực, trong đó có vấn đề đạo đức cán bộ, công chức. Thêm vào đó là sự buông lỏng của các cơ quan chức năng quản lý nhà nước cộng với sự thiếu đồng bộ về pháp luật, cơ chế chính sách, đã tạo ra những kẽ hở cho những cán bộ, công chức thoái hoá, biến chất lợi dụng “đục nước béo cò”.
Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, đó là sự chuyển đổi cơ bản về quan hệ sở hữu, chính các hình thức sở hữu đan xen nhau trong quá trình vận động khi hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách chưa đầy đủ đã nảy sinh nhận thức, vận dụng, thực hiện pháp luật không hoàn toàn thống nhất, chưa có một hành lang pháp lý buộc mọi đối tượng không thể làm khác. Pháp luật chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, kém hiệu
50
lực, kém hiệu quả với không ít những biểu hiện nhu nhược, yếu kém của một số tổ chức, cơ quan có trọng trách thi hành, bảo vệ pháp luật; sự hư hỏng, thoái hoá của một bộ phận cán bộ, công chức có chức có quyền. Xử lý theo pháp luật chưa nghiêm. Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật không được thực hiện nghiêm minh. Thực trạng đó không những làm suy yếu thể chế, vi phạm quyền dân chủ của công dân và nguyên tắc công bằng xã hội mà còn tạo ra mảnh đất dung dưỡng những hành vi phản đạo đức, cái ác, cái xấu, cái giả, cái phi nhân tính tồn tại và phát triển. Đồng thời, những cán bộ công chức với cương vị lãnh đạo, quản lý của mình đã lợi dụng kẽ hở của chính sách, pháp luật để mưu cầu lợi ích cá nhân, làm giàu bất chính một cách “hợp pháp”. Chẳng hạn, ký kết hợp đồng giữa bên A bên B, rồi B và B’...mỗi bên nghiễm nhiên được hưởng một số % của công trình, dự án làm cho những người quản lý các dự án quá giầu, thừa tiền ném vào cá cược, đánh bạc, ăn chơi trác táng như một số quan chức PMU 18, Công ty xây dựng và phát triển nhà thành phố Hà Nội...mà báo chí đã nêu.
Từ cơ chế “xin-cho” trong quản lý kinh tế cũng như quản lý nhà nước nói chung không được ngăn chặn, xoá bỏ đã gây tác hại khôn lường không chỉ gây tổn thất trong kinh tế, đẩy tình trạng quan liêu, tham nhũng tới chỗ ngày càng gay gắt, trầm trọng hơn mà còn làm biến động quan hệ đạo đức, xuyên tạc phương thức đánh giá giá trị, làm lệch lạc các định hướng giá trị và cách ứng xử của con người. Thêm vào đó là cơ chế quản lý, giám sát chưa thường xuyên nghiêm túc, thiếu đồng bộ; việc xử lý vi phạm đạo đức của cán bộ, công chức chưa đúng mức làm hạn chế kết quả răn đe, giáo dục.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đạo đức công chức suy thoái với những tiêu cực, tệ nạn, tội phạm không chỉ gia tăng mà còn ngày càng trầm trọng về mức độ và hậu quả, đó là vấn đề đạo đức và trách nhiệm công chức chưa được luật pháp hoá chặt chẽ, đầy đủ. Chẳng hạn, công chức nhũng nhiễu
51
dân khá phổ biến nhưng thực tế chưa có người nào bị xử lý; công chức xử lý công việc làm thiệt hại quyền lợi của dân có khi rất nghiêm trọng và kéo dài hàng chục năm trời nhưng cán bộ đó không hề bị làm sao, vẫn tiếp tục lên chức, lên quyền và tiếp tục hành dân; những người đề cử và cất nhắc những kẻ cơ hội và bất tài vào các vị trí công tác làm thiệt hại cho Đảng, cho dân, cho nước, làm mất uy tín của đội ngũ công chức nhưng cũng không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì.
Qua thực tế, rõ ràng nhiều nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của công chức chưa được cụ thể hoá, chi tiết hoá, chưa xác định được những tiêu chuẩn về phẩm hạnh, đạo đức của công chức để khen thưởng hoặc xử lý kỷ luật khi vi phạm. Đồng thời, chưa hình thành một cơ chế giám sát chặt chẽ và chưa có chế tài nghiêm minh đối với những vi phạm về đạo đức và trách nhiệm của công chức. Chuẩn mực và quy phạm đạo đức đòi hỏi tính tự giác của con người thông qua tự vấn lương tâm và dư luận xã hội. Do đó, phải có cơ chế kiểm soát quyền lực, trách nhiệm, nghĩa vụ của công chức thông qua dư luận xã hội. Dư luận xã hội tạo “sức ép” để những công chức cảm thấy xấu hổ, lạc lõng trước quần chúng, trước Đảng, trước tổ chức khi không thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm công chức, làm thiệt hại lợi ích của nước, của dân “buộc” phải từ chức. Từ chức nâng thành “văn hoá từ chức”. Đó là hành vi đẹp, là người có lòng tự trọng, người biết tự hổ thẹn. Nên phải có cơ chế từ chức để công chức được thực hiện quyền từ chức khi thấy cần thiết.