- Chỉ tiêu 7: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY XI MĂNG NGHI SƠN
TẠI CÔNG TY XI MĂNG NGHI SƠN
3.1.Định hướng phát triển của ngành công nghiệp xi măng tại Việt Nam trong thời gian tới
Xi măng là một trong những ngành công nghiệp được hình thành sớm nhất ở nước ta (cùng với các ngành than, dệt, đường sắt).Nhà máy xi măng đầu tiên đã được khởi công xây dựng vào ngày 25/1/1889 tại Hải phòng, đến nay ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đã có khoảng 90 công ty, đơn vị tham gia trực tiếp và phục vụ sản xuất xi măng trong cả nước, trong đó: khoảng 33 thành viên thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam, 5 công ty liên doanh, và hơn 50 công ty nhỏ và các trạm nghiền khác.
Có thể nói trong những năm qua ngành xi măng đã đóng góp một phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trung bình từ 10- 12%GDP. Vì thế chính phủ xác định xi măng là ngành phát triển chiến lược nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế.
Trong những năm gần đây, một số nhà máy sản xuất xi măng lớn tập trung nhiều vào thị trường trong nước do thị trường này đang tăng trưởng mạnh mẽ và thiếu hụt. Ngành công nghiệp xi măng Việt Nam hiện nay đã có khoảng 14 nhà máy xi măng lò quay với tổng công suất thiết kế là 21,5 triệu tấn/năm, 55 cơ sở xi măng lò đứng, lò quay chuyển đổi tổng công suất thiết kế 6 triệu tấn/năm, khoảng 18 triệu tấn xi măng được sản xuất từ nguồn clinker trong nước (ứng với 14,41 triệu tấn clinker).
Hầu hết các nhà máy sản xuất xi măng sử dụng phương pháp kỹ thuật khô, ngoại trừ những nhà máy có lò trộn xi măng đứng với thiết bị và kỹ thuật lạc hậu, thì những nhà máy còn lại có năng suất trộn xi măng từ 1,4 triệu đến 2,3 triệu tấn mỗi năm với thiết bị và trình độ kỹ thuật tương đương với những nhà máy khác ở Đông Nam Á.
Việt Nam đang có khoảng 31 dự án xi măng lò quay với tổng công suất thiết kế là 39 triệu tấn được phân bổ ở nhiều vùng trên cả nước. (Đa số tập trung ở miền Bắc, miền Trung và chỉ có 4/31nằm ở miền Nam).
Biểu 3.1: Tương quan tiêu thụ XM 3 miền năm 2008
( Nguồn: saga.vn )
Như ta đã biết thị trường tiêu thụ lớn nhất thuộc về Tổng công ty xi măng Việt Nam chiếm khoảng 40% toàn thị trường – Thị phần tiêu thụ xi măng trong 04 tháng đầu năm 2008 con số này là 41,1% . Các doanh nghiệp lớn trong ngành đều thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam như: Hà Tiên1, 2, Xi măng Hoàng Thạch, Xi măng Hải Phòng….hơn 33 đơn vị gồm công ty con, công ty cổ phần - tổng công ty nắm quyền chi phối, công ty liên doanh liên kết.
Thị phần của các doanh nghiệp xi măng nhỏ chiếm 31% toàn thị trường – 04 tháng đầu năm 2008 con số này là 28,9% - do vốn nhỏ, khả năng cạnh tranh kém.
Thị phần của các doanh nghiệp liên doanh là 29% - 04 tháng đầu năm 2008 con số này là 30%.
Biểu đồ 3.2: Thị phần xi măng trong nước
( Nguồn: saga.vn) Với tình hình kinh tế như hiện nay, chiến lược phát triển của ngành là
• Tiết kiệm chi phí do giá nguyên vật liệu đâu vào ngày càng đắt đỏ, phấn đấu đủ năng lực cạnh tranh với xi măng nhập khẩu khi không còn được bảo hộ về thuế (chất lượng sản phẩm, giá)
• Phấn đấu tự sản xuất clinker, không phải nhập khẩu (hiện tại các DN VN nhập khẩu chủ yếu clinker, thạch cao từ Thái Lan, và Indonesia).
• Đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu sang các nước khác. • Trở thành nước có công suất và sản lượng xi măng lớn nhất trong khối các nước ASEAN.
Ngắn hạn:
Trong ngắn hạn các công ty trong ngành công nghiệp xi măng khó có thể đạt được các mục tiêu về doanh thu và lợi nhuận của năm 2008 do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, đặc biệt là clinker nhập khẩu (rất khó khăn cho các công ty phía Nam – không sản xuất được clinker):
• Giá nguyên vật liệu đầu vào(Clinker, than đá) tăng cao làm ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm tăng cao.
• Giá bán của xi măng bị nhà nước khống chế nên không điều tiết theo thị trường.
• Trong thời kỳ lạm phát tăng cao chính phủ có chính sách thắt chặt quản lý đầu tư, người tiêu dụng cũng hạn chế thực hiện các công trình dân dụng.
• Các ngân hàng thương mại hạn chế cho vay nên các dự án lớn của công ty dừng lại.
*)Trung và dài hạn : Ngành xi măng và các ngành nguyên vật liệu xây dựng khác sẽ hưởng lợi từ sự phát triển của lĩnh vực xây dựng, bất động sản và cơ sở hạ tầng.
Triển vọng tăng trưởng hàng năm của nhu cầu xi măng trong giai đoạn 2008- 2010 là 11%, giai đoạn 2011 -2016 vào khoảng 9%/năm và giai đoạn 2016 -2020 là 4,5%/năm. Nhu cầu xi măng được ước lượng sẽ đạt 76 triệu tấn vào năm 2015, hơn gấp 2 lần nhu cầu năm 2007 đã đạt mức 35,8 triệu tấn
Tuy nhiên theo dự báo hiện nay có rất nhiều các dự án sắp đi vào giai đoạn hoạt động. Mặc dù nhu cầu sử dụng lớn, nhưng với công suất dự kiến đến cuối năm 2009 ngành xi măng không những đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường mà còn phải tính tới việc xuất khẩu. Buộc các công ty trong ngành phải có hướng đi rõ ràng trong sản xuất kinh doanh, có lộ trình cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Nếu các doanh nghiệp không có kế hoạch sớm lộ trình xuất khẩu sẽ dẫn tới tình trạng “thừa” xi măng – lãng phí trong khai thác công suất máy móc, giảm lợi nhuận kinh doanh.
Do vị trí địa lý sát với quốc gia sản xuất xi măng lớn nhất thế giới Trung Quốc, do đó phải cụ thể hóa thị trường xuất khẩu khi nhu cầu trong nước đã tạm thời ổn định.
Bảng 2.17: Dự báo nhu cầu xi măng 2010-2015
Bảng 2.18: Cân đối cung cầu xi măng cả nước từ 2007 đến 2012 (Đơn vị: triệu tấn/năm)
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Sản lượng 26.88 34.23 44.84 51.76 57.15 61.06
Nhu cầu 35.09 38.59 42.46 46.8 51.37 56.51
Cân đối -8.21 -4.36 2.38 4.96 5.78 4.55
3.2.Định hướng phát triển của công ty
• Về sản xuất: Nhiệm vụ sản xuất năm 2009 đã được HĐQT công ty phê duyệt : Sản xuất 2,1945 triệu tấn ckinke và 2.66 triệu tấn xi măng (trong đó dây chuyền 2 là 380000 tấn xi măng).Clinke mua ngoài là 90000 tấn .
--Tiếp tục sản xuất kinh doanh với mức cao nhất khai thác mọi tiềm năng hiện có về lao động, thiết bị, vật tư, tiền vốn hoàn thành các mục tiêu kế hoạch những năm tới, làm nghĩa vụ đầy đủ với nhà nước, không ngừng ổn định và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên
Miền - Vùng kinh tế Nhu cầu xi măng năm
2010
Nhu cầu xi măng năm 2015 Miền Vùng Bắc Tây Bắc 0,70 0,94 Đông Bắc 3,98 5,32 Đồng bằng sông Hồng 13,10 17,50 Trung Bắc Trung Bộ 4,92 6,56 Nam Trung Bộ 3,74 5,00 Tây nguyên 1,17 1,56
Nam Đông Nam Bộ 12,17 16,25
Đồng bằng sông Cửu Long 7,02 9,37
--Áp dụng các biện pháp tích cực nhằm đẩy mạnh sản xuất tiêu thụ, tiết kiệm chi phí
--Dự trũ nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm một cách hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
•Về tiêu thụ: Dự kiến năm 2009 là: 2660000 tấn trong đó phía Bắc 997,500 tấn, miền Trung 256,500 tấn và miền Nam 1,406,000 tấn. Giá bán bình quân là58 $/tấn.
•Đầu tư: Hoàn thành xây dựng dây chuyền 2 và đưa vào sản xuất chính thức từ tháng 10-2009. Hoàn thành bổ sung silo số 3 tại trạm phân phối Hiệp Phước với công suất 30000 tấn. Thực hiện đầu tư chiều sâu cho Dây chuyền 1 và nạo vét cảng ..với 60 công trình hạng mục.
•Về công tác tổ chức và nguồn nhân lực: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty đáp ứng nhu cầu của thị trường và năng lực sản xuất tăng lên gấp đôi theo hướng nâng cấp 2 chi nhánh bán hàng thành khối và tăng số lượng cấp phòng tại các khối với nhiệm vụ và quyền hạn lớn hơn để xử lý kịp thời các biến động của thị trường trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn.
•Duy trì nguyên tắc các công ty bố mẹ cử cán bộ quản lý cấp khối, phía Nhật cử người làm giám đốc và VICEM cử người đảm nhận PGĐ khối.
•Tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực, nâng cao hơn nữa hiệu lực và hiệu quả quản lý ở các khâu. Nâng cao chất lượng đào tạo nhân viên, quan tâm tới đào tạo cán bộ quản lý.
Với phương hướng như trên công ty cần có các biện pháp cụ thể để đạt được kế hoạch đề ra .
3.3.Giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty xi măng Nghi Sơn
Năm 2008 là một năm đầy thử thách đối với nền kinh tế, ngành xi măng Việt Nam và xi măng Nghi Sơn nói riêng. Nhờ sự đoàn kết, nhất trí của
lãnh đạo và công nhân, chủ động khắc phục khó khăn, vượt lên thách thức với phương châm “Suy nghĩ sáng tạo, hành động thực tiễn, triệt để tiết kiệm để hoạt động hiệu quả hơn”, Công ty đã hoàn thành toàn diện và vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, nộp ngân sách Nhà nước, thu nhập của người lao động. Đây là kết quả của sự cố gắng vươn lên trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh. Trong những năm tới công ty cần xây dựng phương hướng SXKD để ngày càng nâng cao doanh thu cũng như lợi nhuận và nâng mức thu nhập bình quân của người lao động.
Sau một thời gian thực tập tại công ty xi măng Nghi Sơn, được tiếp cận và tìm hiểu tình hình thực tế, em xin đưa ra một số biện pháp góp phần tăng lợi nhuận từ hoạt động SXKD, là bộ phận quan trọng nhất quyết định lợi nhuận của công ty trong thời gian tới.
Ta có: Tổng lợi nhuận từ hoạt động SXKD = Sản lượng tiêu thụ sản phẩm i × ( Giá bán 1 đơn vị sản phẩm i - Giá thành toàn bộ 1 đơn vị sản phẩm i ) Như vậy để tăng được lợi nhuận thì công ty cần phải có các biện pháp nhằm tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ kết hợp với việc đa dạng hóa các mặt hàng tiêu thụ theo kết cấu: sản xuất và tiêu thụ nhiều hơn các mặt hàng đem lại lợi nhuận cao đồng thời có các biện pháp nhằm quản lý tốt, hiệu quả chi phí, tránh các chi phí không hợp lý.
Sau đây là một số giải pháp nhằm tăng lợi nhuận của công ty xi măng Nghi Sơn trong thời gian tới:
3.3.1.Chú trọng thực hiện tốt công tác điều tra, nghiên cứu thị trường, marketing tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh công tác tiêu thụ
Lợi nhuận là số chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Vì vậy để tăng lợi nhuận trước hết cần phải áp dụng các biện pháp để tăng doanh thu. Như đã phân tích ở trên ta thấy tổng sản lượng xi măng tiêu thụ năm 2008 đã
tăng so năm 2007. Tuy nhiên, nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu xây dựng và tiêu thụ xi măng ngày càng tăng mở ra thị trường tiêu thụ béo bở cho công ty. Do đó, công ty cần chú trọng đẩy mạnh công tác điều tra, nghiên cứu thị trường để có thể mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ. Trong điều kiện có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì đây là việc làm thường xuyên và cần thiết. Cụ thể:
- Nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh: Hiện nay và sắp tới sẽ xuất hiện nhiều công ty sản xuất cũng như tiêu thụ xi măng tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Để duy trì và tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ thì công ty cần chú ý hơn tới sản phẩm của các công ty khác hay cần nghiên cứu, đánh giá về đối thủ cạnh tranh thông qua các chính sách như: Chính sách về sản xuất, chính sách về giá cả, chính sách về phân phối, chính sách về khuyến mại, sau bán hàng. Các chính sách này đều ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm của công ty đó. Hơn nữa, công ty nên thường xuyên khảo sát, xem xét khả năng gia nhập thị trường của các công ty xi măng có vốn đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam. Dựa vào đó để có thể dự đoán bước đi của các đối thủ trong thời gian tới, xem xét chính mình và đưa ra chính sách phù hợp.
- Nghiên cứu về nhu cầu khách hàng: Khách hàng là người quyết định mua sản phẩm hay không? Do đó, công ty phải nghiên cứu sâu sắc hơn nữa về nhu cầu khách hàng và tìm cách thoả mãn nhu cầu đó đặc biệt là các chủ thầu xây dựng lớn, các công ty xây dựng có tên tuổi trên thị trường và khách hàng truyền thống của công ty. Hiện họ có rất nhiều sự lựa chọn giữa các nhãn mác xi măng của các công ty đang cung cấp với chất lượng và giá cả tương ứng.
Để nắm bắt được nhu cầu khách hàng tốt nhất nên lấy ý kiến của những người trực tiếp bán hàng hoặc có thể lấy ý kiến của chính khách hàng. Vì vậy, thay vì hàng năm thì nửa năm hay hàng quý công ty nên tổ chức một "Hội nghị khách hàng" mời các đại lý, nhà phân phối đặc biệt các đại lý tiêu thụ
lớn, khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm năng cũng như một vài công ty xây dựng lớn cùng với sự tham gia của Ban lãnh đạo công ty. Buổi hội nghị này sẽ tạo điều kiện cho những người bán hàng có thể cùng thảo luận, học hỏi các kinh nghiệm của nhau đồng thời nêu các kiến nghị của mình. Phía khách hàng sẽ góp ý với công ty ưu, nhược điểm về chất lượng, giá cả, dịch vụ của xi măng. Từ đó, Ban lãnh đạo công ty sẽ thu thập các ý kiến và xây dựng nên kế hoạch hành động trong thời gian tiếp theo. Đồng thời qua buổi hội nghị, công ty có thể phổ biến với khách hàng những dự định, chính sách sẽ được áp dụng trong thời gian tới và giải quyết mâu thuẫn giữa các bên. Như vậy không những tạo được mối liên hệ chặt chẽ giữa công ty với các đại lý, nhà phân phối, khách hàng mà còn giúp công ty ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng.
Bên cạnh đó, công ty cũng tiến hành các cuộc hội thảo với các chuyên gia kinh doanh, các nhà quản lý về khả năng thâm nhập thị trường của xi măng Nghi Sơn, nhu cầu và quảng cáo sản phẩm để thúc đẩy công tác tiêu thụ.
Nếu các sự kiện này được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng sẽ nâng cao được uy tín của công ty lên rất nhiều, thu hút được nhiều khách hàng mới. Tạo một lợi thế tốt trong kinh doanh.
- Nghiên cứu gắn với quy hoạch: Sản phẩm xi măng nhằm phục vụ cho xây dựng mà việc xây dựng các công trình lớn, khu dân cư mới hay nâng cấp cải tạo một vùng nào đó đều nằm trong công tác quy hoạch của Nhà nước cho các tỉnh, thành phố, quận, huyện…Bên cạnh đó, sản phẩm xi măng Nghi Sơn chủ yếu được tiêu thụ cho các dự án có vốn đầu tư của Nhật Bản – nước đầu tư ODA lớn nhất tại Việt Nam. Do đó, nếu nắm bắt được nhanh nhạy các thông tin này sẽ tạo điều kiện cho công ty mở rộng thêm mạng lưới cung cấp, đáp ứng một cách tốt nhất tới người tiêu dùng. Vì vậy Công ty phải tạo dựng được mối quan hệ với các Bộ, ban ngành trong Nhà nước và địa phương
nhằm phục vụ cho công tác phát triển hoạt động kinh doanh.
- Đẩy mạnh công tác marketing: như liên tục giới thiệu về sản phẩm của công ty, giới thiệu về bản thân công ty đặc biệt nhấn mạnh hình ảnh “ba ngọn