Thực trạng lợi nhuận của Công ty xi măng Nghi Sơn giai đoạn 2006-

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty Xi măng Nghi Sơn (Trang 32 - 55)

- Chỉ tiêu 7: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

2.2. Thực trạng lợi nhuận của Công ty xi măng Nghi Sơn giai đoạn 2006-

Với hệ thống dây chuyền công nghệ tiến tiến và hiện đại của Nhật Bản, Công ty Xi măng Nghi Sơn đã ngày càng tạo dựng được chỗ đứng của mình trên thị trường và đạt được những thành tựu đáng kể trong những năm qua.

Dưới đây là một vài số liệu thể hiện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 2006-2008

STT Chỉ tiêu 2006 2007 2,008

1 Tổng doanh thu 93,878,00 3

107,454,297 129,317,743

2 Lợi nhuận trước thuế 15,677,067 16,666,966 19,433,624 3 Lợi nhuận sau thuế 15,293,543 15,416,944 17,976,102

4 Thu nhập bq/người/tháng 250 295 320

Với sự nỗ lực cố gắng của toàn thể công nhân viên cộng với sự điều hành hợp lí của ban quản trị, doanh thu của công ty trong năm 2006 chỉ đạt 93,878,003$ đã tăng lên 129,317,743$ trong năm 2008 với tốc độ tăng là 37.75%. Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có chiều hướng phát triển, sản phẩm được người tiêu dùng tín nhiệm, thị trường tiêu thụ xi măng Nghi Sơn ngày càng được mở rộng. Với sự chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như năng lực sản xuất, Xi măng Nghi Sơn đang cố gắng trở thành nhà phân phối xi măng hàng đầu Việt Nam.

Với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng được tăng lên, đời sống của người lao động không ngừng được cải thiện. Với việc thường xuyên đảm bảo hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại tiên tiến nhất, số người lao động của công ty xi măng Nghi Sơn chỉ là 508 người (tính đến năm 2008), nhiều công đoạn SX, công ty thuê các đơn vị khác đảm nhiệm như khai thác mỏ bảo dưỡng sửa chữa lớn, vận tải, bảo vệ, phục vụ, bán hàng thông qua đại lý….Với cơ chế quản lý như vậy ,xi măng Nghi Sơn đảm bảo được tính cộng đồng trách nhiệm và hiệu quả cao trong sản xuất, thu

nhập bình quân đầu người đạt khoảng 5 triệu /người/tháng. Mức thu nhập này được xem là khá cao trong các doanh nghiệp sản xuất, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của người lao động.

Mặc dù công ty mới chỉ đưa sản phẩm ra thị trường vào năm 2001 và còn gặp nhiều khó khăn xong công ty luôn cố gắng phấn đấu không ngừng vươn lên để được đạt kết quả tốt.

Qua bảng số liệu 2.1 và 2.3 ta thấy tổng lợi nhuận trước thuế của công ty qua 3 năm đã tăng lên. Năm 2007 tốc độ tăng của lợi nhuận chỉ đạt 6,31% nhưng sang năm 2008 tốc độ này đã tăng lên đến 16,6%. Trong tổng lợi nhuận thì lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận khác có xu hướng tăng lên còn lợi nhuận từ hoạt động tài chính tuy có tăng nhưng không đáng kể. Cụ thể:

• Lợi nhuận từ hoạt động tài chính.

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính cả 3 năm đều âm: năm 2006: -5216131$, năm 2007: -3776161, năm 2008: -3342397$, bởi công ty không có các hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn mà doanh thu hoạt động tài chính chủ yếu là lãi tiền gửi ngân hàng từ tài khoản tiền gửi thanh toán và khoản tiền gửi có kỳ hạn ngắn. Song hàng năm công ty phải trả một khoản lớn lãi tiền vay cho các ngân hàng trong nước, ngân hàng Nhật Bản, ADB, IFC...do đó mà lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính là số âm. Doanh thu hoạt động tài chính tăng làm lỗ từ hoạt động tài chính giảm xuống, tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng lên. Công ty cần phải chú trọng tới công tác quản lí tài chính để tăng thu nhập từ hoạt động tài chính mà vẫn đảm bảo được hoạt động kinh doanh ở mức cao nhất.

Đây là khoản thu nhập bất thường, không ổn định.. Năm 2007 khoản lợi nhuận này tăng 918,18% so với năm 2006,còn năm 2008 tỷ lệ tăng so với 2007 là 26,6%, đây là tỷ lệ tăng rất lớn. Qua đó thể hiện sự nỗ lực vượt bậc của công ty trong năm qua, với việc mở rộng quy mô sản xuất thì công ty tiến hành thanh lý một số máy móc, thiết bị cũ thay vào đó là những máy móc mới hiện đại hơn có thể sản xuất sản phẩm có chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu thị trường. Mặc dù tỷ trọng của lợi nhuận khác chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng nó cũng đã góp phần làm tăng lợi nhuận..

• Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đây là khoản lợi nhuận chiểm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lợi nhuận trước thuế. Hầu hết lợi nhuận của công ty thu được là nhờ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2007 có giảm sút nguyên nhân là do chi phí tăng quá lớn, tốc độ tăng chi phí lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng doanh thu. Năm 2008, công ty đã làm ăn có hiệu quả hơn, hàng bán dược nhiều hơn, lợi nhuận tăng so với năm 2007 là 2.179.194$ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 11.03%. Tỷ lệ này được xem là bình thường, đảm bảo hoạt động sản xuất của công ty nhưng chưa được xem là phù hợp với tốc độ tăng của doanh thu. Trong thời gian tới công ty cần phải có biện pháp thích hợp để gia tăng thêm lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Để có thể hiểu rõ được thực trạng về lợi nhuận công ty, ta đi sâu vào xem xét tình hình thực hiện doanh thu và chi phí của doanh nghiệp.

*)Tình hình thực hiện doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty giai đoạn 2006-2008

Tình hình thưc hiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong 3 năm 2006-2008

Về tình hình thưc hiện sản xuất

Bảng 2.2: Tình hình sản lượng clinker và xi măng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

sản lượng clinker(tấn) 1,737,968 1,876,250 1,927,557

sản lượng sản xuất xi măng 2,040,196 2,146,357 2,304,126

Bảng 2.3: Bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh

Chỉ tiêu 2008 2007 2006 Chênh lệch 2008 so với 2007 Chênh lệch 2007-2006 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 1. Doanh thu bán hàng 129,731,743 107,454,297 93,878,003 22,277,447 20.73% 13,576,294 14.46% 2. Giảm trừ doanh thu

3. Doanh thu thuần 129,731,743 107,454,297 93,878,003 22,277,447 20.73% 13,576,294 14.46%4. Giá vốn hàng bán (81,085,287) (65,244,071) (53,544,697) (15,841,216) 24.28% (11,699,373) 21.85% 4. Giá vốn hàng bán (81,085,287) (65,244,071) (53,544,697) (15,841,216) 24.28% (11,699,373) 21.85% 5. Lãi gộp 48,646,456 42,210,226 40,333,306 6,436,230 15.25% 1,876,921 4.65% 6. Chi phí bán hàng (21,456,375) (17,760,370 ) (15,310,067 ) (3,696,005) 20.81% (2,450,302) 16.00% 7. Chi phí QLDN (5,247,893) (4,686,862) (4,196,840) (561,031) 11.97% (490,023) 11.68%

8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD 21,942,188 19,762,994 20,826,399 2,179,194 11.03% (1,063,404) -5.11%

9. Doanh thu hoạt động tài chính 1,819,716 1,234,755 791,537 584,961 47.37% 443,218 55.99%10. Chi phí tài chính (5,162,113) (5,010,916) (6,007,667) (151,197) 3.02% 996,752 -16.59% 10. Chi phí tài chính (5,162,113) (5,010,916) (6,007,667) (151,197) 3.02% 996,752 -16.59% Trong đó: Lãi vay (4,983,452) (4,882,527) (5,743,780) (100,925) 2.07% 861,253 -14.99%

11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính (3,342,397) (3,776,161) (5,216,131) 433,764 -11.49% 1,439,970 -27.61%

12. Thu nhập khác 836,701 682,015 154,208 154,687 22.68% 527,807 342.27%

13.Chi phí khác (2,869) (1,882) (87,409) (987) 52.45% 85,527 -97.85%

14. Lợi nhuận khác 833,832 680,133 66,799 153,699 22.60% 613,334 918.18%17. Lợi nhuận trước thuế 19,433,624 16,666,966 15,677,067 2,766,658 16.60% 989,900 6.31% 17. Lợi nhuận trước thuế 19,433,624 16,666,966 15,677,067 2,766,658 16.60% 989,900 6.31%

16. Chi phí thuế TNDN (1,457,522) (1,250,022) (383,523) (207,500) 16.60% (866,499) 225.93%

Với dây chuyền sản xuất công nghệ Nhật Bản hiện đại vào bậc nhất hiện nay và nhận thức được tầm quan trọng của máy móc thiết bị, năm vừa qua công ty đã có những cố gắng góp phần nâng cao năng lực sản xuất như đã tập trung xử lý những tồn tại của thiết bị nhằm duy trì thiết bị hoạt động ổn định, dài ngày; luôn chủ động và phát huy mọi tiềm năng để thực hiện tốt công tác bảo dưỡng định kỳ, xử lý các sự cố và sửa chữa lớn máy móc, thiết bị; phát huy tối đa nội lực để thực hiện công tác sửa chữa lớn. Công ty cũng chủ động ký kết hợp đồng dài hạn bảo dưỡng, sửa chữa lớn với công ty cổ phần Lilama 69-3. Nhờ đó đã tăng được số ngày vận hành lò quay trong năm lên 310 ngày, nâng công suất lò thêm 10%, đạt 96% công suất thiết kế. Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước đang rất cao, cung chưa cầu (năm 2007 thiếu 9,2 trtấn, năm 2008 thiếu 5,8 trtấn) nên năm 2007 và năm 2008 công ty đã gia tăng sản xuất clinker và xi măng. Bên cạnh đó, Công ty luôn chú trọng làm tốt công tác Tiêu chuẩn - Đo lường – Chất lượng. Phòng Thí nghiệm – KCS được trang bị hệ thống lấy mẫu hiện đại có chức năng kiểm tra chất lượng nguyên nhiên liệu nhập, nguyên liệu tại các mỏ, nguyên liệu trên dây chuyền, chất lượng bán thành phẩm và thành phẩm trước khi xuất xưởng đảm bảo sản phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật. Áp dụng các tiêu chuẩn ấn định cơ lý ấn định chất lượng xi măng: TCVN 6016-1995 (tiêu chuẩn xác định độ bền); TCVN 4030:2003 (tiêu chuẩn xác định độ mịn); TCVN 6017- 1995 (tiêu chuẩn xác định thời gian đông kết và độ ổn định). Luôn so sánh các số liệu kiểm tra trong yêu cầu với thực tế, tăng cường so sánh các mẫu thử nghiệm trong sản xuất. Tiến hành thực hiện đánh giá nội bộ Hệ thống Quản lý Chất lượng 6 tháng 1 lần, thực hiện biện pháp điều chỉnh và phòng ngừa trong vòng 1 tháng sau khi phát hiện vấn đề chưa phù hợp. Do đó, sản phẩm xi măng Nghi Sơn luôn đảm bảo chất lượng với những tính năng ưu việt về cường độ chịu lực, chịu nén, thời gian đông kết đáp ứng được các công trình

xây dựng lớn, đòi hỏi yêu cầu cao. Thương hiệu xi măng Nghi Sơn đã được khẳng định và chấp nhận tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Công ty cũng không có hàng bán bị trả lại hay các khoản giảm giá hàng bán do không đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như: công suất thiết kế của dây chuyền là 2,15 trtấn/năm nhưng sản lượng sản xuất của công ty trong 2 năm 2006, 2007 chưa đạt được như vậy, chỉ riêng có năm 2008 là vượt công suất thiết kế. Lượng xi măng sản xuất chưa đủ cung cấp cho thị trường, lượng Clinker sản xuất chưa đủ nên trong năm công ty vẫn phải nhập khẩu clinker để đảm bảo cho quá trình sản xuất. Trong thời gian tới, công ty cần tăng cường hơn nữa các biện pháp để nâng công suất hoạt động thực tế của máy móc đạt khoảng >99%, bảo dưỡng, sửa chữa tránh việc ngừng hoạt động máy móc quá lâu, tăng số ngày vận hành lò qua đó tăng sản lượng sản xuất. Công ty cũng nên chú trọng xây dựng các mối quan hệ với các đơn vị cung cấp nguyên liệu đảm bảo cho quá trình SXKD.

Tuy nhiên sản phẩm sản xuất ra phải được tiêu thụ hết trên thị trường và mang lại lợi nhuận cho công ty. Để đánh giá được chúng ta sẽ đi vào xem xét tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Về tình hình tiêu thụ:

Bảng 2.4: Tình hình tiêu thụ và doanh thu của một số sản phẩm

STT T

Chỉ tiêu Sản luợng tiêu thụ(tấn) Chênh lệch Doanh thu ($)

1 Xi măng bao 860,987 986,352 1,079,576 125,365 93,224 43,230,157 51,625,663 65,001,2712 Xi măng rời 1,212,979 1,290,801 1,282,734 77,822 -8,067 50,647,846 55,828,634 64,730,472 2 Xi măng rời 1,212,979 1,290,801 1,282,734 77,822 -8,067 50,647,846 55,828,634 64,730,472

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy doanh thu và sản lượng tiêu thụ các mặt hàng xi măng rời và xi măng bao của công ty trong 3 năm vừa qua đều gia tăng. Doanh thu và sản lượng đều tăng điều này cho thấy thị trường tiêu

thụ của công ty ngày càng được mở rộng, đây là dấu hiệu tích cưc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Măt khác trong 3 năm này công ty cũng cố gắng hoàn thành vượt mức kế hoạch để đáp ứng nhu cầu xi măng của thị trường. Qua tìm hiểu có thể nói tốc độ xây dựng của Việt Nam trong những năm gần đấy tăng trưởng ngày càng cao đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà nội, Hồ Chí Minh…, hàng loạt các dự án , các công trình xây dựng được phê duyệt. Chính vì thế nhu cầu xi măng trong nước không đủ để cung cấp. Sản lượng xi măng sản xuất ra so với sản lượng yêu cầu của nền kinh tế thì đang thiếu hụt, năm 2007 thiếu 9,2 triệu tấn, năm 2008 thiếu 5,8 triệu tấn. Nắm bắt được nhu cầu thị trường, hàng năm công ty đã bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để điều tra nghiên cứu thị trường, quảng bá sản phảm đồng thời để cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, xây dựng kế hoạch. Mặt khác, công ty đã thực hiện tốt công tác bán hàng, phân phối, mở rộng được thị trường với các kênh tiêu thụ qua đại lý, nhà phân phối hay tiêu thụ trực tiếp cho các dự án lớn.Khắc phục được tình trạng đứt hàng trong mùa mưa bão. Công ty cũng có những chính sách bán hàng hiệu quả nhằm khuyến khích người mua hàng bằng nhiều hình thức như khuyến mại; tổ chức đưa hàng đến tận công trình khi khách hàng yêu cầu; áp dụng chính sách chiết khấu thương mại cho các khách hàng mua số lượng lớn; chính sách tín dụng thương mại với các khách hàng thường xuyên và các khách hàng có tình hình tài chính ổn định. Xi măng Nghi Sơn đã trở thành thương hiệu có uy tín và là sự lựa chọn của nhiều công trình lớn như công trình Keangnam - tòa nhà cao nhất Việt Nam gồm 70 tầng…

Có thể nói việc tăng sản lượng tiêu thụ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán hàng công ty từ đó lại ảnh hưởng đến việc tăng lợi nhuận. Vì vậy trong những năm tới, công ty cần phải tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa sản lượng cũng như chất lượng xi măng.

Về tình hình thực hiện giá bán của công ty

Bảng 2.5: Tình hình thực hiện gía bán của một số sản phẩm

Giá bán luôn là yếu tố nhạy cảm trên thị trường nó phụ thuộc vào cung cầu trên thị trường và sự điều tiết của nhà nước. Vì vậy việc thay đổi giá bán phải được thị trường chấp nhận.

Từ bảng 2.5 ta thấy giá bán trung bình của các sản phẩm của công ty tăng qua 3 năm đặc biệt là năm 2007 và năm 2008. Vậy nguyên nhân nào làm cho công ty có thể tiến hành nâng giá bán trong 3 năm liền mà sản lượng tiêu thụ vẫn tăng.?. Để giải thích cho điều này ta có thể nói trong 3 năm gần đây, chi phí các nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, lạm phát ở Việt Nam tăng lên đến 2 con số, chính vì thế khiến các công ty trong ngành xi măng buộc phải tăng giá bán của mình. Nhưng mặt khác ta có thể thấy rằng sản lượng tiêu thụ trong 3 năm công ty đều gia tăng hàng năm. Điều này chứng tỏ chất lượng xi măng của Nghi Sơn được đảm bảo và có chỗ đứng trên thị trường. Từ đó cho thấy chính sách tăng giá bán của công ty là hợp lí. Theo như thống kê giá mặt hàng xi măng ở Miền Bắc thường thấp hơn giá mặt hàng xi măng ở Miền Nam bởi vì ở miền Nam lượng nhu cầu xi măng thường xuyên thiếu hụt, các nhà máy tập trung chủ yếu ở miền Bắc nên chi phí vận chuyển cao làm cho giá xi măng miền Bắc thường thấp hơn so với miền Nam. Xi măng Nghi Sơn nhờ có ưu điểm về địa lí là gần biển, công ty có đường băng tải dài kéo ra biển rồi dùng tàu chở xi măng vào miền Nam nên so với các công ty khác sản lượng xi

STT Chỉ tiêu Sản luợng tiêu thụ(tấn) Chênh lệch Giá bán trung binh của sản phẩm($/t) Chênh lệch

1 Xi măng bao 860,987 986,352 1,079,576 125,365 93,224 50.21 52.34 60.21 2.13 7.872 Xi măng rời 1,212,979 1,290,801 1,282,734 77,822 -8,067 41.75 43.25 50.46 1.5 7.21 2 Xi măng rời 1,212,979 1,290,801 1,282,734 77,822 -8,067 41.75 43.25 50.46 1.5 7.21

măng rời của công ty tiêu thụ được khá lớn và giá của mặt hàng này cũng cao hơn so với các công ty trong ngành nhờ chất lượng sản phẩm tốt.. Chính sách giá bán tăng cùng với việc sản lượng tiêu thụ tăng đã làm cho doanh thu của công ty tăng lên đáng kể. Trên thị trường đã có nhiều sản phẩm xi măng với

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty Xi măng Nghi Sơn (Trang 32 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w