Tổng Giám đốc phụ trách: Ông Nguyễn Minh Hải
Trưởng phòng đồng thời là Trưởng nhóm phụ trách: Ông Nguyễn Viết Long
Kiểm toán viên: Ông Nguyễn Viết Long Trợ lý kiểm toán: Ông Lê Viết Cường Trợ lý kiểm toán: Bà Lê Thùy Dương Trợ lý kiểm toán: Bà Nguyễn Hoàng Lan
Thời gian tiến hành cuộc kiểm toán từ ngày 16/01/2012- 21/01/2012
2.2.1.2. Quy trình kiểm toán tại đơn vị khách hàng A do công ty AVA thực hiện hiện
Cuộc kiểm toán BCTC tại công ty A được tiến hành tuần tự qua 3 giai đoạn:
Lập kế hoạch kiểm toán
- Phân tích sơ bộ BCTC của công ty A: Căn cứ vào BCTC của công ty A:( phụ lục 2), KTV lập bảng phân tích tổng hợp và rút ra kết luận trong năm công ty A có sự biến động lớn về Nguồn vốn chủ sở hữu và khoản Phải thu khác do đó cần đi sâu nghiên cứu làm rõ các chỉ tiêu này. Qua bảng phân tích tỉ suất, KTV rút ra nhận xét khả năng tự tài trợ của công ty là tốt, đảm bảo cân bằng tài chính, tuy nhiên khả năng sinh lời giảm so với năm trước.
- Đánh giá chung về Hệ thống KSNB của công ty A: Thông qua tài liệu kiểm toán các năm trước và các thủ tục phỏng vấn, lập bảng câu hỏi, quan sát thực tế, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát ở công ty A là thấp tuy nhiên nhân viên kế toán chưa có nhiều kinh nghiệm.
- Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán: Qua các thông tin sơ bộ về công ty A và những đánh giá về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, KTV đánh giá rủi ro kiểm toán ở mức trung bình. Về mức trọng yếu, KTV lựa chọn chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế làm tiêu chí để ước lượng mức trọng yếu do đây là chỉ tiêu được chủ sở hữu và các nhà đầu tư hết sức quan tâm với tỷ lệ xác định mức trọng yếu là 8%.
- Lập kế hoạch và chương trình kiểm toán: Sau khi có được những thông tin cần thiết, KTV lập Kế hoạch kiểm toán tổng thể (GTLV 2.1) và Chương trình kiểm toán.
- Phương pháp kiểm toán: do rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức trung bình, mức độ thỏa mãn về kiểm soát cũng được đánh giá ở mức độ vừa phải, KTV sẽ áp dụng phương pháp kiểm toán cơ bản kết hợp với phương pháp kiểm toán tuân thủ, có tiến hành các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát.
GTLV 2.1: Kế hoạch kiểm toán tổng thể cho cuộc kiểm toán ở công ty A
Công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam
A900-2
Tên khách hàng: Công ty cổ phần TMDV A Tên Ngày
Ngày khóa sổ: 31/12/2011 Người thực hiện Long 26/2
Nội dung: Kế hoạch kiểm toán tổng thể Người soát xét 1 Hải 5/3 Người soát xét 2
Khách hàng: Năm đầu Thường xuyên Năm thứ: 2
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0104429812 thay đổi lần thứ nhất ngày 07/12/2011 do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp
Lĩnh vực hoạt động:
Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá; Cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng; Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép;
Bán buôn chuyên doanh khác còn lại chưa phân vào đâu; Bán buôn cao su;
Bán buôn chất dẻo dạng nguyên sinh;
Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông;
Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khai khoáng, xây dựng Bán buôn kim loại và quặng kim loại;
Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình chưa được phân vào đâu; Bán buôn giường, tủ, bàn ghế và đồ dùng nội thất tương tự; Bán buôn đồ điện gia dụng, đèn và bộ đèn điện;
Bán buôn hàng gốm, sứ, thuỷ tinh; Tổng số vốn điều lệ: 15.000.000.000 VNĐ Thời gian hoạt động: Không thời hạn
Hội đồng quản trị: Ông Phan Minh Tuấn Chức vụ : Chủ tịch ễng Nguyễn Minh Tuấn Chức vụ: Ủy viên Bà Khúc Thị Thanh Bình Chức vụ: Ủy viên Ban Giám đốc: Bà Khúc Thị Thanh Bình Chức vụ: Giám đốc Kế toán trưởng: Ông Nguyễn Hoài Nam
Yêu cầu môi trường: Môi trường hoạt động của khách hàng: Năm 2011 là một năm kinh tế Việt Nam có nhiều biến động, tỷ lệ lạm phát tương đối cao. Do đó cũng ảnh hưởng đáng kể tới gớa thành sản xuất
Xu hướng của ngành: việc kinh doanh linh kiện điện tử đang ngày càng phát triển, do nước ta đang trong quá trình phát triển hội nhập, xây dựng các cơ sở hạ tầng mới phù hợp với kiến trúc thượng tầng ngày càng phát triển. Trong ngành đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ và chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh nên công ty có khả năng phát triển tốt.
Khả năng huy động nguồn tài chính tín dụng rất khả quan và thuận lợi
Những ảnh hưởng tới doanh nghiệp và rủi ro tiềm tàng phụ thuộc chủ yếu vào nhà cung cấp Invention COPRATION cung cấp tới 46,9% hàng hóa
Thay đổi nhà cung cấp: Không có
Các thay đổi về quy mô hoạt động lớn trong năm:Tăng vốn góp của chủ sở hữu X
2 Các điều khoản của hợp đồng cần nhấn mạnh
Yêu cầu về thời gian thực hiện: từ ngày 26/2/2012 đến 4/3/2012 Thời hạn phát hành báo cáo kiểm toán dự thảo là 03/2012 Yêu cầu về tiến độ: đúng tiến độ
Yêu cầu về báo cáo kiểm toán: 8 bộ báo cáo kiểm toán trong đó: AVA lưu 2 bộ, Công ty CP A lưu 6 bộ.
Tài liệu khách hàng cần cung cấp: Giấy báo số dư Ngân hàng (hoặc xác nhận của ngân hàng) và giải thích chênh lệch (nếu có) tại ngày 31/12/2011; Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt tại ngày 31/12/2011
3 Hiều biết về hệ thống kiểm soát nội bộ
Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/ QĐ- BTC ngày 20/03/2006, Thông tư 244/2009/TT- BTC ngày 31/12/2009 do Bộ trưởng Bộ tài chính về việc bổ sung sửa đổi chế độ kế toán Việt Nam.
Chuẩn mực kế toán: Công ty đã áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực do Nhà nước đã ban hành. Các Báo cáo tài chính được lập và trình bày theo đúng quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và Chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng
Chính sách kế toán thay đổi trong năm: không
Kết luận và đánh giá về môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ đáng tin cậy và có hiệu quả:
Cao Trung bình Thấp
4 Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro tiềm tàng: Hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng được tổ chức khá tốt. Đã nhiều năm liên tiếp, khách hàng thu được kết quả kinh doanh cao, đời sống công nhân viên đựơc cải thiệu rất nhiều. Dựa trên kinh nghiệm kiểm toán thì có thể cho rằng khách hàng có khả năng tăng chi phí (hoặc giảm DT) hoặc cả hai là cao
Cao Trung bình Thấp Đánh giá rủi ro kiểm soát
Cao Trung bình Thấp Tóm tắt đánh giá kết qủa của hệ thống kiểm soát nội bộ:
Việc tăng, giảm vốn phải được thông qua qua đại hội cổ đông.
Việc sử dụng lợi nhuận sau thuế phải thông qua quyết định của Hội đồng quản trị.
5 Xác định mức độ trọng yếu
X
X
Chỉ tiêu để xác định mức độ trọng yếu:
Chỉ tiêu Giá trị Tỷ lệ % Mức trọng yếu tổng
thể
Lợi nhuận trước thuế 1.057.547.518 8% 84.603.801
6 Phương pháp kiểm toán đối với khoản mục
Phương pháp chọn mẫu được áp dụng chủ yếu kết hợp với kiểm tra toàn bộ đối với một số khoản mục có chi phí kiểm toán không cao như: Tăng TSCĐ, khấu hao, vốn vay, nguồn vốn chủ sở hữu.
7 Yêu cầu nhân sự
Tổng Giám đốc phụ trách: Ông Nguyễn Minh Hải
Trưởng phòng đồng thời là Trưởng nhóm phụ trách: Ông Nguyễn Viết Long Kiểm toán viên: Ông Nguyễn Viết Long
Trợ lý kiểm toán: Ông Lê Việt Cường Trợ lý kiểm toán: Bà Lê Thùy Dương Trợ lý kiểm toán: Bà Nguyễn Hoàng Lan
8 Các vấn đề khác
9 Tổng hợp kế hoạch kiểm toán tổng thể
ST T Yếu tố hoặc khoản mục quan trọng Rủi ro tiềm tàng Rủi ro kiểm soát Mức trọng yếu Phương pháp kiểm toán Thủ tục kiểm toán 1 Tiền TB Thấp Chọn
mẫu Thử nghiệm kiểm soát kết hợp thử nghiệm cơ bản
2 Hàng tồn
kho Cao Thấp Chọn mẫu Thử nghiệm kiểm soát kết hợp thử nghiệm cơ bản 3 Tài sản cố định và khấu hao TSCĐ TB TB 100% Thử nghiệm kiểm soát kết hợp thử nghiệm cơ bản 4 Phải thu TB Thấp Chọn
mẫu Thử nghiệm kiểm soát kết hợp thử nghiệm cơ bản 5 Chi phí TB TB Chọn mẫu Thử nghiệm kiểm soát kết hợp thử nghiệm cơ bản
6 Doanh thu TB TB Chọn
mẫu Thử nghiệm kiểm soát kết hợp thử nghiệm cơ bản 7 Vốn chủ sở hữu Thấp TB 100% Thử nghiệm kiểm soát kết hợp thử nghiệm cơ bản
Phân loại chung về khách hàng:
Thực hiện kiểm toán
Giai đoạn này được tiến hành từ ngày 26/2/2012 đến 4/3/2012 bao gồm các công việc sau:
- Họp triển khai: Ngay trước khi tiến hành đến kiểm toán tại khách hàng, nhóm kiểm toán và BGĐ, phòng kế toán và đại diện các phòng ban chức năng của đơn vị khách hàng tiến hành họp để thông qua về mục tiêu kiểm toán, trách nhiệm của các bộ phận liên quan đến cuộc kiểm toán.
- Đánh giá hiệu quả của Hệ thống KSNB của công ty A: Để kiểm tra xem các thủ tục kiểm soát chính có thực sự hoạt động hiệu quả trong việc ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các gian lận sai sót đối với từng chu trình kinh doanh chính, từng nghiệp vụ chính hay không, KTV sử dụng các thủ tục như phỏng vấn, kiểm tra các tài liệu liên quan, quan sát hoạt động của các chu trình, nghiệp vụ chính. Đánh giá hiệu quả HTKSNB đối với chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền do Trợ lý kiểm toán Lê Thùy Dương thực hiện; đối với chu trình mua hàng, phải trả và trả tiền, chu trình tồn kho, tính giá thành và giá vốn do trợ lý kiểm toán Nguyễn Hoàng Lan thực hiện; đối với chu trình lương và phải trả người lao động, chu trình tài sản cố định và xây dựng cơ bản do trợ lý kiểm toán Lê Viết Cường thực hiện.
- Tiến hành kiểm tra chi tiết số dư và nghiệp vụ liên quan đến các tài khoản: Căn cứ vào chương trình kiểm toán đã được soạn thảo, các KTV và trợ lý kiểm toán tiến hành công việc của mình. Thông thường, KTV sẽ kiểm tra số dư trước rồi mới đi sâu kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ bất thường, có số phát sinh lớn. Cách kiểm tra từ sổ rồi kiểm tra chứng từ. Đối với các nghiệp vụ liên quan đến các tài khoản thuộc Nguồn vốn chủ sở hữu, Tài sản cố định được KTV kiểm tra chi tiết 100%. Các công việc được thực hiện và kết quả được KTV lưu lại trên giấy tờ làm việc.
Trưởng đoàn kiểm toán có trách nhiệm tổng hợp lại các nội dung, các bút toán điều chỉnh đồng thời soát xét lại toàn bộ kết quả kiểm toán trước khi báo cáo kết quả kiểm toán với khách hàng.
- Họp kết thúc: Trong cuộc họp này, KTV nêu lên những vấn đề tồn tại, đề xuất các xử lý, các điều chỉnh cũng như các biện pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ… của công ty A và thống nhất để lập Biên bản kiểm toán.
Kết thúc kiểm toán
- Xem xét các sự kiện sau ngày khóa sổ kế toán do kiểm toán viên Nguyễn Viết Long thực hiện. Kết quả là công ty B không có sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC của năm 2011.
- Đánh giá kết luận kiểm toán được thực hiện bởi Trưởng nhóm kiểm toán Nguyễn Viết Long nhằm đánh giá tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán và đánh giá tổng hợp các sai sót phát hiện được.
- Lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý: Trưởng nhóm kiểm toán Nguyễn Viết Long đọc lại hồ sơ kiểm toán và soát xét các kết luận kiểm toán.Thông qua các công việc và kết quả đạt được của cuộc kiểm toán, công ty đưa ra Báo cáo kiểm toán chấp nhận từng phần (phụ lục 4), đồng thời soạn thư quản lý.
2.2.2. Thực trạng quy trình chung kiểm toán Nguồn vốn chủ sở hữu trong kiểm toán BCTC tại đơn vị khách hàng A