Một số biểu hiện và biện pháp khắc phục các bện hở nấm Linh chi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số chủng linh chi (ganoderma lacidum) trên giá thể tổng hợp (Trang 37 - 44)

5. Dự kiến kết quả nghiên cứu

3.3.Một số biểu hiện và biện pháp khắc phục các bện hở nấm Linh chi

Các bệnh thường gặp ở nấm Linh chi thường gặp là mốc nhiễm như: mốc chua, mốc xanh, mốc đen… nếu chúng ta không xử lý kịp thời thì bào tử mốc sẽ phát tán gây lây nhiễm cho các bịch nấm còn lại làm giảm năng suất nấm.

Hình 3.4. Linh chi bị nhiễm mốc

Công thức nuôi trồng Tổng chi phí sản xuất Tổng năng suất (kg/tấn ) Đơn giá Thu Lợi nhuận Ghi chú Công thức 1 9.570.000 13 800.000 10.400.000 830.000 Công thức 2 9.570.000 19.5 800.000 15.600.000 6.030.000 Công thức 3 9.570.000 16.5 800.000 13.200.000 3.630.000

Vì vậy, để hạn chế bệnh ở nấm Linh chi cần hạn chế khả năng lây nhiễm bằng một số biện pháp sau:

-Đã bị nhiễm ta nên hấp lại, cấy giống mới rồi nuôi trồng cách ly với các bịch nấm Linh chi không bị bệnh.

-Kiểm tra lại môi trường xung quanh môi trường trồng nấm. Loại bỏ các bịch nhiễm.

-Thực hiện tốt giai đoạn khử trùng nguyên liệu và cấy giống trong quy trình nuôi giống.

-Tránh làm các bịch nấm bị xước, hở sẽ dễ bị nhiễm.

-Phòng ươm trồng phải sạch sẽ, thoát mát, lưu thông khí, nhiệt độ ổn định.

-Thường xuyên quan sát, chăm sóc để xử lý các bịch bị nhiễm bệnh trong thời gian ngắn nhất

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

- Có thể sản xuất nấm Linh chi trên 3 công thức môi trường dinh dưỡng trên giá thể tổng hợp:

+ Công thức 1: 84% mùn cưa + 7% cám gạo + 8% cám ngô + 1%bột nhẹ CaCO3; chúng có tốc độ bung sợi trung bình ở cả 2 giống Linh chi trên tương đối nhanh 0,25cm/ ngày củagiống Dt, giống D18 là 0,22cm/ngày. Giống Dt thời gian thu hoạch quả thể 90 ngày, khối lượng trung bình nấm tươi và nấm khô tương đối cao 97gam/quả và 32,3 gam/quả. Còn giống D18 có các chỉ số về quảhể thấp nhất thời gian thu quả thể 92 ngày, khối lượng nấm trung bình tươi 60,5 gam/quả cong khối lượng trung bình nấm khô là 20,2 gam/quả.

+ Công thức 2: 84% lõi ngô + 7% cám gạo + 8% cám ngô + 1%bột nhẹ CaCO3 ta thấy rằng tốc bung sợi trung bình 0,19cm/ngày và thời gian ra quả thể của 2 giống Dt chậm nhất 93 ngày còn giống D18 nhanh 90 ngày. Kích thước quả thể lớn giống Dt 11,1 x 7,6cm; giống D18 7,3 x 6,1cm nên năng suất trung bình nấm của 2 giống Dt và D18 lớn lần lượt là 22kg/tấn và 19,5kg/tấn đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất giống Dt là 7.850.000 đồng và giống D18 là 6.030.000 đồng.

+ Công thức 3: 42% mùn cưa + 42% lõi ngô +7% cám gạo + 8% cám ngô + 1% bột nhẹ CaCO3 có tốc độ bung sợi trung bình của 2 giống Dt và D18 bung sợi nhanh lần lượt là 0,23 cm/ngày và 0,25cm/ngày hiệu quả kinh tế thu từ 3.500.000 đồng đến 4.000.000 đồng.

Nhận biết được các biểu hiện và biện pháp khắc phục của một số bệnh nấm Linh chi trong thời gian thời gian nuôi sợi và quá trình phát triển quả thể như: mốc chua, mốc đen, mốc cau

KIẾN NGHỊ

Do thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu được thực trong một khoảng thời gian ngắn, các thí nghiệm không được làm lại nhiều lần chưa đạt được kết quả tốt nhất.

Cần nghiên cứu mở rộng các công thức môi trường trên giá thể tổng hợp khác, các điều kiện sinh trưởng để xác định được công thức phù hợp nhất với sự sinh trưởng phát triển của Linh chi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thượng Dong, 2007.Nấm Linh chi.NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

2. Nguyễn Hữu Đống và Đinh Xuân Linh, 2008.Kỹ thuật trồng và chế biến nấm ăn và nấm dược liệu. TT CNSH thực vật, Viện Di truyền Nông Nghiệp. 3. Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh, Nguyễn Thị Sơn, Zani Federico (2005), Cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng nấm ăn. NXB Nông Nghiệp. 4. Trịnh Tam Kiệt, 2013.Nấm lớn ở Việt Nam, Tập I. Lần xuất bản thứ 2. NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ Hà Nội.

5. Đinh Xuân Linh - Thân Đức Nhã - Nguyễn Hữu Đống - Nguyễn Thị Sơn (2010), Kỹ thuật trồng, chế biến nấm ăn và nấm dược liệu. NXB Nông Nghiệp.

6. Đinh Xuân Linh - Thân Đức Nhã - Nguyễn Hữu Đống - Nguyễn Thị Sơn- Nguyễn Duy Trinh -Ngô Xuân Nghiễn (2012), Kỹ thuật trồng, chế biến nấm ăn và nấm dược liệu. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

PHỤ LỤC ẢNH

Hình 1 Hình 2

Hình 1, 2: Quả thể Linh chi (Dt) bắt đầu hình thành

Hình 3: Quả thể Linh chi (Dt) đang phát triển

Hình 5: Nấm Linh chi bị nhiễm trong giai đoạn ươm sợi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4: Quả thể Linh chi (Dt) sắp trưởng thành

Hình 6: Nấm linh chi bị nhiễm trong giai đoạn quả thể

Hình 7: Quả thể Linh chi (Dt) trưỏng thành (cơ chất: Mùn +

Lõi ngô)

Hình 8: Kích thước quả thể nấm Linh chi giống (Dt)

A B C Hình 9: Quả thể Linh chi (Dt) trưởng thành trên các cơ chất khác nhau

A. Linh chi trên cơ chất mùn B. Linh chi trên cơ chất lõi ngô

Hình 10: Quả thể Linh chi (D18) bắt đầu hình thành trên các cơ chất khác nhau

A. Linh chi trên cơ chất mùn B. Linh chi trên cơ chất lõi ngô

C. Linh chi trên cơ chất mùn + lõi ngô

Hình 11: Quả thể Linh chi (D18) phát triển trên các cơ chất khác nhau A. Linh chi trên cơ chất mùn

B. Linh chi trên cơ chất lõi ngô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số chủng linh chi (ganoderma lacidum) trên giá thể tổng hợp (Trang 37 - 44)