0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Dự báo và đánh giá các tác động môi trƣờng

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG, TỶ LỆ 1/2000 KHU CÔNG NGHIỆP SỐ 4 KHU KINH TẾ NGHI SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 42 -42 )

8.2.1. Tác động của dự án đối với môi trƣờng tự nhiên

- Căn cứ vào vị trí địa lý, cơ cấu sử dụng đất, quy mô phát triển dân số và các giải pháp xử lý chất thải, nhìn chung việc xây dựng và phát triển khu công nghiệp sẽ có tác động nhất định đến môi trường không khí, đất, nước và gây tiếng ồn.

- Quá trình phát triển các xí nghiệp công nghiệp và các hoạt động phụ trợ sẽ dẫn đến sự gia tăng các chất thải. Việc thu gom và xử lý không triệt để có thể gây ô nhiễm môi trường đất nước và không khí.

- Việc chuyển đổi chức năng sử dụng đất như từ đất nông nghiệp sang đất sản xuất công nghiệp, sẽ phá vỡ trạng thái cân bằng của đất, làm thay đổi dòng chảy mặt, làm tăng nguy cơ gây ra hạn hán và lũ lụt. Đồng thời với quá trình này là quy trình san nền, tạo mặt bằng xây dựng các công trình, góp phần tăng nguy cơ trôi trượt sạt lở đất.

- Quá trình phát triển đô thị nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng luôn gắn với quá trình xây dựng các công trình từ giao thông, nhà máy xí nghiệp, nhà ở, các công trình hạ tầng kỹ thuật khác, sẽ gây ra bụi, tiếng ồn, ứ đọng nước thải, rác thải.

- Nhìn chung việc xây dựng và phát triển công nghiệp một mặt có tác động xấu tới môi trường, mặt khác sẽ tạo một môi trường làm việc tốt hơn cho người dân địa phương. Do đó khi xây dựng đô thị cần thực hiện theo quy hoạch, xây dựng đồng bộ, hạn chế tối đa các yếu tố bất lợi cho môi trường.

8.2.2. Tác động của dự án đối với môi trƣờng xã hội

- Thực hiện quy hoạch khu công nghiệp 4 cũng có tác động tới môi trường xã hội khu vực như đời sống của người dân, tính đa dạng văn hoá, phong tục của dân sở tại, công ăn việc làm…. Đặc biệt là chuyển đổi cơ cấu ngành nghề của lao động trong khu vực.

43

- Việc quy hoạch góp phần tạo cở sở hạ tầng cho nhu cầu đầu tư sản xuất công nghiệp của các nhà đầu tư. Để thực hiện tốt quy hoạch đòi hỏi phải thực hiện tốt việc tái định cư và định canh và chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, kinh tế cho người dân phải di dời, người dân mất đất canh tác trồng trọt.

- Phát triển kinh tế - xã hội sẽ tạo một lối sống văn minh, hiện đại, nhưng cũng cần phải gìn giữ các bản sắc dân tộc, tính đa dạng văn hoá và các phong tục tập quán đặc trưng của nhân dân.

8.2.3. Hiệu quả của đồ án

- Tạo lập được không gian khu công nghiệp phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của khu kinh tế Nghi Sơn, tạo lập một môi trường làm việc và sinh sống tốt cho người dân.

- Việc bố trí các công trình nhà máy xí nghiệp, nhà điều hành, nhà dịch vụ . ., các công trình công cộng góp phần quản lý tốt các nguồn gây ra ô nhiễm, từ đó có biện pháp xử lý thích hợp .

- Xây dựng hiệu quả hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đề ra các giải giáp thích hợp cho việc thu gom và xử lý nước thải chất thải rắn.

- Xây dựng đồng bộ và hợp lý các khu đô thị, các công trình, hệ thống hạ tầng tránh chồng chéo, phá dỡ, làm giảm thời gian thi công góp phần tích cực hạn chế các tác động xấu tới môi trường.

8.3. Các giải pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm 8.3.1. Đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật hạ tầng 8.3.1. Đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật hạ tầng

- Nhìn chung, công nghệ áp dụng cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật là những công nghệ mới đã và đang được sử dụng tại Việt Nam.

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được xây dựng đồng bộ và phù hợp góp phần cải thiện môi trường làm việc của con người.

- Chất lượng công trình, thời gian thi công, kỹ thuật thi công hạ tầng kỹ thuật tác động đáng kể tới môi trường.

- Quá trình duy tu, bảo dưỡng và quản lý các công trình giúp cho các công trình hạ tầng hoạt động ổn định và bền vững.

- Riêng đối với hệ thống xử lý nước thải sẽ sử dụng công nghệ mới để đảm bảo xử lý triệt để nhưng không gây ô nhiễm cho nguồn nước mặt. Sử dụng các bể lọc sinh vật dùng vật liệu nổi thu khí và châm phèn nhiều bậc, đồng thời với việc chế biến cặn trong điều kiện yếm khí và làm khô cặn bằng bốc hơi hoặc dùng thiết bị hút chân không sẽ đảm bảo chất lượng nước sau khi xử lý đáp ứng tốt nhất các

44

tiêu chuẩn vệ sinh, không gây ô nhiễm không khí, đảm bảo công trình xử lý gọn nhẹ chiếm ít đất xây dựng và mỹ quan.

8.3.2. Giải pháp khống chế ô nhiễm môi trƣờng đất

- Trong quá trình thi công cũng như trong giai đoạn quản lý khu công nghiệp cần quản lý chặt chẽ việc đầu tư xây dựng, khắc phục triệt để tình trạng trôi trượt sạt lở đất.

- Trồng và bảo vệ các khu vực cây xanh và mặt nước.

- Trong và sau khi xây dựng cần thu gom toàn bộ các phế thải xây dựng tránh để tồn đọng gây ô nhiễm đất.

- Các chất thải rắn sinh hoạt và sản xuất cần được thu gom và phân loại thành chất thải rắn vô cơ và chất thải rắn hữu cơ. Bãi tập kết rác và xử lý tạm thời cần được thiết kế sao cho vừa đảm bảo mỹ quan vừa đảm bảo về các thông số kỹ thuật để tránh gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.

- Đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải và sử dụng các công nghệ hiện đại để giảm mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm đất do nước thải bị ô nhiễm đổ ra môi trường đất

8.3.3. Giải pháp khống chế ô nhiễm môi trƣờng nƣớc

- Nước thải sản xuất cần được xử lý riêng đạt tiêu chuẩn cho phép.

- Quản lý chặt chẽ nước thải sinh hoạt từ các nhà máy xí nghiệp phải được thu gom xử lý tập trung hoặc được sử lí cục bộ đạt tiêu chuẩn quy định rồi mới được thải ra hệ thống thoát nước.

8.3.4. Giải pháp khống chế ô nhiễm môi trƣờng không khí

- Quy hoạch và bố trí hợp lý các khu chức năng bao gồm khu ở, khu hành chính, khu thương mại và khu sản xuất. Bố trí hợp lý các khu vực cây xanh để tạo cảnh quan và làm hàng rào chắn ô nhiễm không khí.

- Trong thời gian chuẩn bị và thi công cần có biện pháp giảm thiểu lượng bụi phát sinh. Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân thi công.

- Sử dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến ít gây ô nhiễm, sử dụng các nguyên vật liệu ít hoặc không gây ô nhiễm không khí.

8.3.5. Giảm thiểu tác động của tiếng ồn và chấn động

- Bố trí và phân đợt xây dựng hợp lý các công trình để tránh ảnh hưởng của tiếng ồn và chấn động của các khu vực đang xây dựng tới khu vực đã ổn định.

- Bố trí khoảng cách ly hợp lý giữa các khu chức năng, hệ thống giao thông và các khu dân cư xung quanh, trồng cây xanh cách ly để giảm sự lan truyền tiếng ồn và chấn động.

45

8.3.6. Giám sát môi trƣờng

- Xác định các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường được triển khai có hiệu quả hay không

- Kiểm tra và đánh giá một cách hệ thống các tác động tiềm ẩn chính về môi trường của quy hoạch.

- Công tác giám sát môi trường sẽ được thực hiện trong cả 3 giai đoạn của Quy hoạch: trước khi xây dựng, xây dựng và quản lý khu công nghiệp. Chương trình giám sát này được đề xuất trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn sau.

- Công tác giám sát các biện pháp giảm thiểu yêu cầu phải có đánh giá chất lượng về tính hiệu quả mang lại từ các biện pháp giảm thiểu được đề xuất áp dụng cho từng ảnh hưởng tiểm ẩn. Công tác này được tiến hành thông qua các cơ quan chức năng thực hiện quy hoạch và giám sát các biện pháp giảm thiểu. Theo kết quả của chương trình giám sát cho thấy rằng nếu các biện pháp đó không phát huy hiệu quả, các cơ quan liên quan cần tiến hành ngay các giải pháp điều chỉnh cho thích hợp.

- Giám sát tác động môi trường sẽ xác định các chỉ số của các hoạt động trong quy hoạch liên quan đến môi trường tự nhiên, không khí, nước mặt, nước ngầm và đất. Các đánh giá tác động môi trường sơ bộ đã chỉ ra một số trường hợp mà các hoạt động của quy hoạch có thể ảnh hưởng đến điều kiện môi trường xung quanh.

46

CHƢƠNG IX: BỒI THƢỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG

9.1. Bồi thƣờng giải phóng mặt bằng

Do đặc điểm khu vực bố trí dự án nằm trong khu vực dự kiến thu hồi giải phóng mặt bằng phục vụ cho việc đầu tư các dự án hạ tầng cơ sở cho khu kinh tế Nghi Sơn. Vì vậy trong phạm vi của dự án điều chỉnh quy hoạch chỉ tạm tính phương án bồi thường giải phóng mặt bằng cho khoảng 310 ha, diện tích còn lại là ao hồ đất hoang hoá của xã quản lý. Phương án bồi thường cụ thể sẽ do hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng UBND huyện Tĩnh Gia Thực hiện phối hợp cùng với Ban quản lý khu Kinh tế Nghi Sơn thực hiện cụ thể khi điều chỉnh quy hoạch được phê duyệt và tỉnh có quyết định về dự án đầu tư.

9.1.1. Nguyên tắc bồi thƣờng di dân tái định cƣ

- Đảm bảo cho người dân ổn định chỗ ở, ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cuộc sống vật chất và văn hoá tinh thần tốt hơn nơi ở cũ. ổn định lâu dài, bền vững góp phần phát triển kinh tế xã hội Khu kinh tế Nghi Sơn.

- Đảm bảo hài hoà lợi ích của người dân tái định cư và người dân sở tại. - Chuyển đổi nghề cho các hộ dân bị mất đất và bố trí lao động vào làm trong các nhà máy.

- Việc bồi thường thiệt hại, hỗ trợ tái định cư phải thực hiện dân chủ, công khai, công bằng, minh bạch, đúng mục tiêu, đúng đối tượng và hiệu quả.

9.1.2. Bồi thƣờng giải phóng mặt bằng

a. Bồi thường thiệt hại đất

- Bồi thừơng thiệt hại đất bao gồm toàn bộ đất bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quy hoạch và đất sản xuất của các hộ nông nghiệp không còn đủ điều kiện sản xuất phải bàn giao lại cho huyện quản lý và phân phối lại.

- Phạm vi tính toán được xác định trong phạm vi khoảng 310 ha. b. Đền bù thiệt hại tài sản trên đất.

Bao gồm nhà cửa, cây cối hoa màu, các vật thể kiến trúc, công trình và các kết cấu theo quy định của nhà nước được xác định nằm trong danh sách đền bù.

9.2. Hỗ trợ tái định cƣ

a. Hỗ trợ di chuyển

Hỗ trợ di chuyển nhà ở cho các hộ dân nằm trong khu quy hoạch, bao gồm chi phí tháo dỡ, chi phí vận chuyển. Chi phí hỗ trợ di chuyển sẽ được xác định chính xác khi xác định được nơi đến của các hộ dân đến các điểm tái định cư được bố trí theo chương trình di dân của Khu kinh tế.

47

b. Hỗ trợ đời sống

- Hỗ trợ đời sống là hỗ trợ cho các hộ các nhân khẩu và các lao động trong khu quy hoạch trong thời gian di chuyển chờ tái định cư, chờ ổn định cuộc sống và ổn định sản xuất theo chế độ chính sách hiện hành.

- Đối tượng áp dụng : các hộ bị thu hồi đất và các hộ sở tại bị ảnh hưởng trực tiếp.

- Hỗ trợ lương thực: hỗ trợ bằng tiền hoặc cấp lương thực cho mỗi nhân khẩu hợp pháp trong vòng 2 năm đầu.

- Hỗ trợ y tế c. Hỗ trợ sản xuất

Được xác định hỗ trợ cho các ngành nghề sản xuất cho các hộ, lao động bị mất đất sản xuất nằm trong khu quy hoạch.

d. Hỗ trợ xây dựng nhà ở

- Hỗ trợ xây dựng nhà ở và các công trình hạ tầng kỹ thuật cho các hộ tái định cư trong khu tái định cư.

- Tính toán định mức cho các hộ trong diện TĐC nhà ở. Chi phí cụ thể sẽ được xác định trên cơ sở nhân khẩu trong hộ, định mức diện tích cho số khẩu trong một hộ và định mức đầu tư xây dựng trên địa bàn khu kinh tế.

e. Hỗ trợ khác

- Hỗ trợ gia đình chính sách;

- Hỗ trợ kinh phí đào tạo cán bộ cơ sở; - Hỗ trợ kinh phí làm thủ tục di chuyển; - Phí khuyến khích di chuyển theo tiến độ;

9.3. Phƣơng án bố trí tái định cƣ

a. Bố trí ở cho các hộ bị mất nhà ở: Bố trí các hộ dân trong diện bị mất nhà ở vào trong các điểm bố trí tái định cư của khu kinh tế Nghi Sơn. Kết hợp các hộ dân này với các hộ dân khác để tạo thành khu ở tái định cư nằm trong định hướng phát triển không gian của khu kinh tế.

b. Bố trí sản xuất cho lao động nông nghiệp bị mất đất sản xuất:

Do điều kiện quỹ đất sản xuất nông nghiệp khu kinh tế Nghi Sơn hạn chế, không có điều kiện khai hoang mới và đảm bảo việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang sản xuất phi nông nghiệp, cần thiết phải chuyển đổi cơ cấu sản xuất cho các lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp.

Việc chuyển đổi cơ cấu ngành nghề cho lao động nông nghiệp được thực hiện trên cơ sở điều tra nguyện vọng tự nguyện của các hộ dân trong vùng tái định

48

cư. Các lao động nghiệp chuyển đổi được định hướng sang các ngành nghề dịch vụ đô thị đang có nhu cầu rất lớn của thị trường lao động trên địa bàn khu kinh tế trong giai đoạn tái định cư tại chỗ như: sản xuất công nghiệp, dịch vụ thương mại, lao động xây dựng và các hoạt động lao động khác.

Các bước triển khai:

- Điều tra xã hội học về đối tượng lao động chuyển đổi ngành nghề - Đăng ký nguyện vọng chuyển đổi.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, hướng nghiệp cho các đối tượng lao động. - Thu hút, khuyến khích các dự án có nhu cầu thu hút lao động trên địa bàn khu kinh tế Nghi Sơn như: sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, các đơn vị hoạt động xây dựng cơ bản và các hoạt động cung cấp dịch vụ đô thị trên địa bàn khu kinh tế

Các hộ nông nghiệp trong điạ bàn không có nguyện vọng chuyển đổi ngành nghề mà không còn đủ quỹ đất sản xuất nông nghiệp tổ chức di chuyển tái định cư đến các địa điểm tái định cư khác trên địa bàn mà khu kinh tế đã bố trí.

49

CHƢƠNG X: KINH TẾ XÂY DỰNG

10.1. Khái toán kinh phí đầu tƣ theo suất đầu tƣ

a) Chi phí xây dựng

- Áp dụng Suất vốn đầu xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2014 (Kèm theo Quyết định số 1161/QĐ- BXD ngày 15/10/2015 của Bộ Xây dựng

- Diện tích đầu tư xây dựng 352 ha ( đã trừ diện tích giao thông đối ngoại được đầu tư từ vốn ngân sách; đường Nghi Sơn – Bãi Trành; đường N6)

221 ha x 7.430.000.000 đ = 2.607.930.000.000 đ b) Chi phí giả phóng mặt bằng

Dự kiến khoảng 1.000 triệu đồng/ ha

351 ha x 1.000.000.000 đ = 351.000.000.000 đ c) Tổng nhu cầu vốn đầu tư:

2.607.930.000.000 đ + 351.000.000.000 đ = 2.958.930.000.000 đ Làm tròn: 2.959 tỷ đồng

Bằng chữ: Hai nghìn,chín trăm năm mươi chín tỷ đồng chẵn

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG, TỶ LỆ 1/2000 KHU CÔNG NGHIỆP SỐ 4 KHU KINH TẾ NGHI SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 42 -42 )

×