0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG, TỶ LỆ 1/2000 KHU CÔNG NGHIỆP SỐ 4 KHU KINH TẾ NGHI SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 27 -27 )

6.1.1. Nguyên tắc thiết kế

- Đảm bảo khu vực không bị ngập úng, sạt lở, thoát nước mặt thuận lợi; - Tạo mặt bằng thuận lợi cho đầu tư xây dựng các công trình xây dựng; - Kinh phí cho công tác chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng thấp nhất;

- Địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông và dốc dần từ đường Quốc lộ 1 xuống hồ điều hoà chảy ra sông Bạng qua cầu Hổ.

6.1.2. Giải pháp thiết kế hệ thống thoát nƣớc mƣa

Thoát nước cho khu vực được quy hoạch theo phương án thoát nước riêng hoàn toàn. Toàn bộ lượng nước mưa và nước thải đã qua xử lý sẽ được thoát ra hồ điều hoà và ra sông Lạch Bạng qua cầu Hổ.

6.1.3. Phân chia lƣu vực thoát nƣớc mƣa

Toàn bộ khu vực nghiên cứu có 03 lưu vực thoát nước chính:

- Lưu vực 1 là từ trục đường Nghi Sơn – Bãi Trành về phía Bắc của khu, toàn bộ nước mưa của lưu vực này sẽ được thu gom và thoát về mương hở 3x2m dẫn ra trạm bơm Thế Vinh. Đường kính cống của lưu vực D800;

- Lưu vực 2 là từ trục đường sắt Bắc – Nam về phía Đông của khu, toàn bộ nước mưa của lưu vực này sẽ được thu gom và thoát về hồ điều hoà đổ ra sông Lạch Bạng qua cầu Hổ. Đường kính cống của lưu vực từ D800 đến D1500;

- Lưu vực 3 là từ trục đường sắt Bắc – Nam về phía Tây của dụ án, toàn bộ nước mưa của lưu vực này sẽ được thu gom và thoát về hệ thống mương hở 3x2m qua cầu Mét dẫn về hồ điều hoà đổ ra sông Lạch Bạng qua cầu Hổ . Đường kính cống của lưu vực từ D800 đến D1500.

- Bổ sung hệ thống mương hở chạy dọc giới hạn phía Tây khu đất dự án (kích thước BđáyxH = 4x2,2m) chảy qua cầu Mét dẫn về hồ điều hòa (kích thước BđáyxH = 8mx2,2m) tổng chiều dài mương 3530m. Hệ thống mương hở có chức năng thu gom nước hiện trạng giáp danh phía Tây khu vực dự án.

- Đề xuất của đồ án: Để tránh ngập úng dân cư hiện trạng phía Tây khu vực nghiên cứu thì việc thi công mương hệ thống mương hở phải được tiến hành trước khi thi công hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp số 4.

6.1.4. Giải pháp thoát nước mưa

Tất cả các tuyến cống thoát nước được quy hoạch có hướng thoát trùng với hướng dốc của san nền, các tuyến cống được vạch theo nguyên tắc hướng nước đi là ngắn nhất, để tiện cho việc quản lí sau này, toàn bộ cống, giếng thăm, các giếng

28

thu nước mưa bố trí trên vỉa hè chạy bên đường khoảng cách giữa 2 giếng thu từ 30m đến 60m.

6.1.5. Công thức tính toán lƣu lƣợng nƣớc mƣa

Lưu lượng tính toán nước mưa xác định theo công thức cường độ giới hạn để chọn tiết diện cống, rãnh được hợp lý, đảm bảo thoát nước nhanh và kinh tế nhất.

Lưu lượng tính toán nước mưa xác định theo công thức: Q=..q.F

Trong đó:

-  Hệ số phân bố mưa rào được xác định theo công thức:

 = 2/3 . 001 . 0 1 1 F

-  - Hệ số dòng chảy là tỷ lệ giữa lượng nước chảy vào cống qc và lượng nước mưa rơi xuống qb

 = b c q q hay  =Z.q0.2.t0.1

- q- Cường độ mưa tính toán được xác định theo công thức của Trần Hữu Uyển. q = m n T b t T C A ) . ( ) lg 1 .( 0 (l/s/ha). Trong đó:

A, b0, C, m, n- tham số, phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, xác định theo số liệu thống kê.

T- Chu kì tràn cống (năm)

t- thời gian mưa tính toán hay thời gian giọt mưa rơi xuống trong lưu vực tính toán chảy đến tiết diện tính toán.

t= t0 + tr + tc

t0- Thời gian nước chảy từ điểm xa nhất đến rãnh thoát nước

tr - thời gian nước chảy trong rãnh đến mương thu nước mưa gần nhất. tr = r r v l 25 . 1 Trong đó:

lr - Chiều dài của rãnh (m)

vr - tốc độ nước chảy trong rãnh m/phút

tc - thời gian nước chảy trong cống từ giếng thu đến tiết diện tính toán. tc = c c v l r

29

Trong đó:

lc - Chiều dài của đoạn cống tính toán (m) vc - tốc độ nước chảy trong cống m/phút F- diện tích lưu vực tính toán (ha).

6.1.6. Giải pháp và khối lƣợng san nền

a. Giải pháp san nền

Căn cứ trên cao độ tự nhiên của khu vực, cao độ đường 1 A và cao độ thiết kế của đường Nghi Sơn – Bãi Trành có tham khảo cao độ khống chế san nền xây dựng của đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Khu kinh tế Nghi Sơn do Viện quy hoạch đô thị – nông thôn Bộ xây dựng lập.

Cao độ san nền khu vực được khống chế từ: + 3,9m đến + 7,0 m.

b. Khối lượng san nền

Thống kê khối lượng, kinh phí san nền, thoát nước mưa

STT Tên hạng mục Đơn vị Khối lợng Đơn giá (ng.đồng) Thành tiền (tr.đồng) A San nền 730620 Đắp nền m3 5232526 120 627903 Đào nền, nạo vét bùn đất hữu cơ m3 1711950 60 102717 B Hệ thống thoát nƣớc mƣa 41019 Cống BTCT D800 m 18608 1136 21139 Cống BTCT D1000 m 5631 1882 10598 Cống BTCT D1500 m 1198 3268 3915

Cửa xả các loại cái 14 20000 280

Ga thu các loại cái 424 12000 5088

C Công ( A + B ) 771639

D Chi phí khác 10%C 77164

E Dự phòng phí 10%C 77164

Tổng cộng ( C + D + E ) 925967

30

6.2. Quy hoạch giao thông 6.2.1. Nguyên tắc thiết kế 6.2.1. Nguyên tắc thiết kế

Lấy trục đường Nghi Sơn – Bãi Trành, trục đường đi mỏ sét và kết nối với khu công nghiệp 3 làm trục đấu nối chính, tổ chức mạng giao thông cơ giới tiếp cận tới tất cả các công trình trong khu quy hoạch.

Liên kết, kết nối với mạng lưới giao thông của Khu kinh tế Nghi Sơn

Hệ thống bãi đỗ tổ chức phân tán gắn với các khu chức năng, các công trình trong khu quy hoạch.

Mạng lưới giao thông đảm bảo tiếp cận thuận lợi tới các lô đất trong khu công nghiệp và đảm bảo mức độ đầu tư thấp nhất.

6.2.2. Quy hoạch mạng lƣới giao thông

a. Giải pháp mạng giao thông

+ Trục Đông Tây: tuyến đường Nghi Sơn Bãi trành, đường N12 là tuyến đường trung tâm nối từ quốc lộ 1A tới tuyến đường sắt Bắc Nam. Trên tuyến đường này bố trí các khu chức năng chính của khu quy hoạch như trung tâm điều hành, công trình công nghiệp chủ đạo, trạm xử lý nước thải.

+ Trục Nam Bắc: gồm các Tuyến đường N6, N9 và N10 nối từ phía bắc tuyến đường Nghi Sơn - Bãi Trành nối vào tuyến N12.

Các tuyến đường nội bộ được hình thành trên cơ sở phân bố các tiểu khu của các phân khu chính.

+ Đường trục trung tâm ( Đường N12): Là tuyến đường kết nối chính từ khu công nghiệp số 4 với khu công nghiệp Số 5 là tuyến trung tâm khu công nghiệp b. Quy mô thiết kế

- Đường Nghi Sơn – Bãi Trành:

+ Lòng đường : 2x15 m; + Vỉa hè : 2x10 m; + Giải phân cách 10 m; + Lộ giới : 60 m; - Đường trục chính N12 (Mặt cắt 7-7) : + Lòng đường : 30 m; + Vỉa hè : 2x10 m; + Giải phân cách 10 m; + Lộ giới : 60 m. - Đường trục chính N5,N10 (Mặt cắt 1-1) : + Lòng đường : 30 m;

31 + Vỉa hè : 2x8 m; + Giải phân cách 3 m; + Lộ giới : 43 m. - Đường N4,N6,N9,: Mặt cắt 2-2: + Lòng đường : 2x12 m; + Vỉa hè : 2x8 m; + Giải phân cách 3 m; + Lộ giới : 43m. - Đường N7,N8,: Mặt cắt 3-3: + Lòng đường : 21 m; + Vỉa hè : 2x7 m; + Lộ giới : 35m. - Đường N11: Mặt cắt 8-8: + Lòng đường : 7.5 m; + Vỉa hè : 2x5 m; + Lộ giới : 17.5m.

- Ngoài ra còn bố trí các tuyến đường đi bộ, đi dạo trong các khuôn viên khu đất và sân trong các công trình.

- Tuyến đường dọc đường sắt Bắc Nam hiện có lộ giới 107,0m bao gồm: hành lang bảo vệ đường sắt 15,0m, cây xanh cách ly 19,0m x 2, đường gom 2 bên, mỗi bên lộ giới 27,0m.

6.2.3. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của hệ thống giao thông

a. Bán kính bó vỉa

+ Tại các ngả giao nhau giữa các đường trục chính, đường liên khu vực, bán kính bó vỉa thiết kế từ 20 -40 m.

+ Tại các ngả giao nhau giữa các đường khu vực và các đường nội bộ bán kính bó vỉa thiết kế từ 10 -20 m.

b. Độ dốc ngang đường: Để đảm bảo cho việc thoát nước được nhanh chóng, độ đốc ngang mặt đường thiết kế là 2%, độ dốc ngang hè là 2%.

c. Bán kính cong bằng của các tuyến đường  25 m.

d. Độ dốc dọc đường thiết kế đảm bảo cho việc đi lại an toàn và thoát nước mặt tốt 0,01  itkế  0,0002. Một vài đoạn đường ngắn, để giảm khối lượng đào và đắp, độ dốc thiết kế có thể i=0%, tại những đoạn này sẽ có giải pháp kỹ thuật để đảm bảo thoát nước dọc đường như rãnh răng cưa.

32

+ Mạng lưới đường trong khu vực thiết kế cần được xây dựng với kết cấu áo đường đạt tiêu chuẩn bền, đẹp. Dự kiến chọn áo đường loại cao cấp. Mặt đường bê tông nhựa dày 7 - 10 cm. Kinh phí ước tính 800.000 đ/m2.

+ Đường được thiết kế với vỉa hè và rãnh dọc nằm phía ngoài của đường xe chạy. Hè đường và các lối đi bộ dự kiến lát gạch bê tông loại 30 x 30 cm, dày 6 cm. Bó vỉa, đan rãnh được làm bằng bê tông M200. Kinh phí ước tính 150.000 đ/m2.

6.2.4. Chỉ giới đƣờng đỏ, chỉ giới xây dựng và hành lang bảo vệ

a. Cắm mốc đường

- Hệ thống các mốc đường thiết kế cắm theo tim tuyến của các trục đường tại các ngã giao nhau trong bản đồ quy hoạch giao thông và cắm mốc chỉ giới đường đỏ tỷ lệ 1/ 2.000.

- Toạ độ x và y của các mốc được tính toán trên lưới toạ độ của bản đồ đo đạc tỷ lệ 1/ 2.000 theo hệ toạ độ quốc gia.

- Cao độ các mốc thiết kế, xác định dựa vào cao độ nền của bản đồ đo đạc tỷ lệ 1/ 2.000 theo hệ thống cao độ Nhà nước.

- Vị trí các mốc thiết kế được xác định trên cơ sở toạ độ x và y của các mốc thiết kế kết hợp với toạ độ của các mốc cố định (bê tông) trong lưới đường truyền I, II của hệ toạ độ đo đạc bản đồ tỷ lệ 1/ 2.000.

b. Xác định chỉ giới đường đỏ và xây dựng

- Chỉ giới đường đỏ của các tuyến, tuân thủ theo qui định cụ thể theo mặt cắt ngang đường đã được thể hiện chi tiết trong bản đồ quy hoạch giao thông và cắm mốc chỉ giới đường đỏ tỷ lệ 1/ 2.000.

- Chỉ giới xây dựng của từng tuyến đường nội bộ tối thiểu: 5 m; c. Khoảng cách ly bảo vệ công trình giao thông

- Đối với taluy âm bảo vệ đường, phía bờ sông và suối khoảng cách ly an toàn bảo vệ tính từ chân ra ngoài: 10m.

- Taluy dương phía đường sắt bảo vệ đường có khoảng cách 10m. - Hành lang bảo vệ đường sắt 15,0m.

6.2.5. Tổng hợp đƣờng dây đƣờng ống kỹ thuật

- Bản đồ tổng hợp đường dây đường ống kỹ thuật thể hiện trên bản đồ đo đạc tỷ lệ 1/ 2.000 xác định:

- Vị trí các tuyến đường ống kỹ thuật (cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa và nước bẩn...) trên mặt bằng và khoảng cách ngang giữa chúng.

33

- Vị trí các công trình đầu mối của các hệ thống kỹ thuật (trạm điện, trạm bơm nước sạch, trạm bơm, trạm xử lý nước thải...).

- Độ sâu chôn ống và khoảng cách đứng, khoảng cách ngang giữa các đường ống kỹ thuật và giữa chúng với các công trình khác đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn quy phạm.

6.2.6. Khối lƣợng và kinh phí đầu tƣ

TT Hạng mục

Chiều

dài Diện tích (m2) Đơn

giá Thành tiền (m) Mặt đường đường GPC Tổng (tỷ đồng/ Km) (tỷ đồng) 1 Đường N4 889 13335 10668 0 24003 2 Đường N5 332 7968 5312 996 14276 3 Đường N6 4269 64035 51228 0 115263 4 Đường N7 606 12726 8484 0 21210 5 Đường N8 1024 21504 14336 0 35840 6 Đường N9 3186 47790 38232 0 86022 7 Đường N10 998 23952 15968 2994 42914 8 Đường N11 708 5310 7080 0 12390 9 Đường N12 2945 88350 58900 29450 176700 Tổng cộng 14957 284970 210208 33440 528618 296.770

Bằng chữ: Hai trăm chín mươi sáu tỷ, bảy trăm bảy mươi triệu đồng.

6.3. Quy hoạch cấp điện, thông tin liên lạc

- Căn cứ vào cơ cấu quy hoạch kiến trúc của khu vực. Bảng CĐ1: Chỉ tiêu cấp điện

Bảng CĐ2: Dự kiến nhu cầu sử dụng điện khu sô 4

TT Hạng mục cấp điện Chỉ tiêu

1 Chiếu sáng công cộng 7 kW/km

2 Đất công nghiệp 250 kW/ha

3 Cấp dịch vụ công cộng 150 kW/ ha

TT Hạng mục cấp điện Quy mô Công suất (kW)

1 Chiếu sáng công cộng 24,766 km 173,4

2 Đất công nghiệp 238,7 ha 59675

34

- Tổng nhu cầu sử dụng điện:

) ( cos . MVA K P S TT dt ttdm

Chọn Kđt = 0,7 Cos 0,85   85 , 0 7 , 0 * 4 , 62293 ttdm S 51300,45 (kVA) = 51,3 (MVA).

- Nguồn điện: Lấy tự lộ 110KV dọc tuyến đường vào mỏ sét Trường Lâm. - Trạm biến áp toàn khu: Cấp cho khu vực lập quy hoạch lấy từ trạm 110kV Quy hoạch mới tại khu CN5 có công suất S = 3x50MVA cấp cho cả 3 khu công nghiệp số 3+4+5. (theo QHC xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 có công suất 2x40MVA).

6.3.4. Trạm biến áp

- Cấp điện áp phía cao áp: cấp điện áp cung cấp là 22kV.

- Trong khu công nghiệp dự kiến sẽ xây dựng 6 trạm biến áp cấp điện cho hệ thống chiếu sáng và cấp điện phục vụ thi công khu công nghiệp.

- Các trạm biến áp tự dùng sẽ được xây dựng căn cứ vào nhu cầu phụ tải của từng lô đất.

6.3.5. Hệ thống đƣờng dây

a. Đường dây trung thế 22kV

- Từ trạm biến áp 110kV Quy hoạch xây dựng mới 3 lộ 22kV là đường dây ngầm thiết kế mạng kín vận hành hở để đảm bảo cấp điện liên tục cho khu công nghiệp.

- Đường dây được tính toán để đảm bảo phục vụ đủ nhu cầu của khu công nghiệp và cấp điện tới các khu vực lân cận khi có nhu cầu.

b. Đường dây hạ áp cấp điện chiếu sáng

- Cấp điện chiếu sáng đường trong khu công nghiệp: Sử dụng cáp ngầm CU/XPLE/DSTA/PVC-(3x16+1x16)mm2,CU/XPLE/DSTA/PVC-

(3x10+1x10)mm2 cấp đến hộp kỹ thuật điện tại chân cột đèn.

- Mạng cáp này được đi ngầm trong hào cáp kỹ thuật điện chôn sâu 0,8m , cáp được luồn trong nhựa PVC , đoạn qua đường được luồn trong ống thép D100.

- Chiếu sáng đường sử dụng loại đèn cao áp S250W/220V, M150W/220V lắp trên cột thép côn liền cần cao 12m, 8m.

- Tủ điều khiển được chế tạo sẵn và được đặt trên bệ tủ nằm trên vỉa hè.

35

6.3.6. Hệ thống tiếp địa và đóng cắt bảo vệ

a. Hệ thống tiếp địa

Hệ thống tiếp địa an toàn cho hệ thống điện cần đạt giá trị điện trở nối đất theo quy phạm là: RĐ  4 với đường dây trung thế và trạm biến áp; RĐ  10

với đường dây hạ áp

- Toàn bộ đường dây trung thế, hạ thế được sử dụng hệ thống tiếp địa cọc

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG, TỶ LỆ 1/2000 KHU CÔNG NGHIỆP SỐ 4 KHU KINH TẾ NGHI SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 27 -27 )

×