II. Bài tập rèn kĩ năng phân tích dẫn chứng.
1. Dạng bài tập viết đoạn phân tích dẫn chứng.
Bài tập 1:
Đề bài: Anh (chị) hãy lựa chọn dẫn chứng và viết đoạn văn phân tích dẫn chứng cho đề văn sau:
Marcell Proust cho rằng: “Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà
mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập”.
Còn Tô Hoài khẳng định: “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời”. Bằng những hiểu biết của mình về văn học, anh (chị) hãy bình luận các ý kiến trên.
- Với dạng đề này, học sinh căn cứ vào các dẫn chứng để xây dựng đoạn. Theo đó, sau khi xác định luận đề, lựa chọn dẫn chứng, HS mới tiến hành phân tích và tổ chức đoạn văn phân tích dẫn chứng cho phù hợp. Giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể mà quan sát được cả hai khâu lựa chọn và phân tích dẫn chứng của học sinh.
- Với đề văn lớn, nhiều luận điểm, GV có thể yêu cầu HS viết đoạn văn (chọn và phân tích dẫn chứng) để làm sáng tỏ một luận điểm nhỏ, cụ thể như: cá tính của người nghệ sĩ/ hiện thực thời đại... Cũng có thể yêu cầu HS sử dụng 1 tác phẩm nào đó (Chí Phèo, Vợ chồng A Phủ…) để chứng minh cùng một lúc cho 2 luận điểm trên.
Bài tập 2:
Đừng làm những câu thơ khuôn mình theo văn phạm Như những cây quá thẳng chim không về.
(Chế Lan Viên - Sổ tay thơ)
Anh (chị) hãy giải thích và bình luận quan điểm trên của Chế Lan Viên?
Đề bài tập trung vào mối quan hệ giữa giá trị, vẻ đẹp của thơ ca và những khuôn khổ hình thức mang tính văn phạm chặt chẽ. Theo đó, cái hay, sự thần tình trong câu chữ thơ không phụ thuộc vào việc nhà thơ có tuân thủ văn phạm hay không.
GY yêu cầu HS viết đoạn văn trong đó có thể lựa chọn phân tích dẫn chứng cho cả hai hướng: có những câu thơ phải bó mình theo văn phạm mà vẫn xuất sắc, thần tình (rất nhiều bài thơ trung đại) và ngược lại: có những câu thơ phá cách, không ép mình vào khuôn khổ, và chính sự phá cách ấy tạo ra ý nghĩa (những trường hợp phá niêm, luật trong thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du…; sự xuất hiện của Thơ mới v.v.)