Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn:Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn doc (Trang 47 - 51)

- Có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, lập hồ sơ vay vốn, kiểm

4.2.2.2Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Theo số liệu điều tra tại phòng thống kê, cho đến nay trên địa bàn huyện

Lấp Vò có hơn 31 doanh nghiệp tư nhân, 43 cơ sở sản xuất sản phẩm các loại và 3 công ty trách nhiệm hữu hạn. Trong số các thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì chỉ có thành phần cá thể, hộ sản xuất, cơ sở sản

xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh là có tham gia vay vốn Ngân hàng. Còn

Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn

GVHD: Phan Đình Khôi 46 SVTH : Trương Phương Thanh

Bảng 7: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2005-2007 CỦA NHNo & PTNT LẤP VÒ Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006 So với 2005 2007 So với 2006

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Cá thể, hộ sản xuất 273.105 91,87 280.346 88,29 372.641 84,19 7.241 2,65 92.295 32,92 2. CSSX và DNNQD 24.146 8,13 37.171 11,71 69.959 15,81 13.025 53,94 32.788 88,21

Doanh số cho vay NH 297.251 100 317.517 100 442.600 100 20.266 6,81 125.083 39,39

( Ngu ồn: Phòng kế toán NHNo&PTNT huyện Lấp Vò) Giải thích

NH: Ngắn hạn CSSX: Cơ sở sản xuất DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Thực hiện định hướng hoạt động kinh doanh qua từng năm và căn cứ vào

chương trình mục tiêu phát triển kinh tế địa phương, trong 3 năm chi nhánh

NHNo & PTNT Lấp Vò đã tập trung cho vay có hiệu quả các thành phần cá

nhân, hộ sản xuất, và có xu hướng nâng dần tỷ trọng cho vay các cơ sở sản xuất

và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Năm 2005, trong số 297.251 triệu đồng cho

vay ngắn hạn, thành phần cá thể, hộ sản xuất chiếm tỷ trọng 91,87% còn cơ sở

sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ chiếm 8,13%. Năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn là 317.517 triệu đồng trong đó cá thể, hộ sản xuất có tỷ

trọng 88,29% ,còn cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tỷ trọng

11,71%. Doanh số cho vay năm 2007 là 442.600 triệu đồng trong đó thành phần

kinh tế cá thể, hộ sản xuất với tỷ trọng 84,19%, còn cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh với tỷ trọng 15,81%. Cụ thể như sau:

Đồ thị 4: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế năm 2005- 2007 của NHNo & PTNT Lấp Vò

a) Đối với cá thể, hộ sản xuất :

Ngân hàng cho vay các đối tượng sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp, thương mại-dịch vụ và cho vay khác đối với cá thể, hộ sản xuất. Mà thành phần cho vay chủ yếu là nông dân, vì theo Ngân hàng nông dân là khách hàng có

ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và uy tín của Ngân hàng. Như theo lời phát

biểu của Giám Đốc NHNo & PTNT Việt Nam: “ thực tế hoạt động tín dụng trên

thương trường 10 năm qua cho phép chúng ta khẳng định: nông dân là khách hàng vay trả sòng phẳng; người dân không chỉ là khách hàng mà còn là người bạn đồng

Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế qua 3 năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0 100000 200000 300000 400000 500000 2005 2006 2007 Năm T r. đ Cá thể, hộ sản xuất CSSX và DNNQD

hành có uy tín của NHNo & PTNT Việt Nam”. Do vậy trong quá trình hoạt động

của mình Ngân hàng luôn chú trọng cho vay thành phần kinh tế này.

Những năm qua, doanh số cho vay của Ngân hàng đối với cá thể, hộ sản

xuất luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu thành phần kinh tế, và doanh số cho

vay luôn tăng qua các năm. Năm 2005 doanh số cho vay là 273.105 triệu đồng. Năm 2006 doanh số cho vay cá thể, hộ sản xuất là 280.346 triệu đồng, tăng 7.241 triệu đồng với tốc độ tăng 2,65% so với năm 2005. Năm vừa qua, doanh số cho

vay của thành phần này tiếp tục tăng đạt 372.641 triệu đồng, tăng hơn 32% so với năm 2006 ứng với số tiền là 92.295 triệu đồng. Doanh số cho vay của Ngân hàng đối với cá thể, hộ sản xuất tăng lên bao gồm sự tăng của cả cho vay đối với

sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Điều này thể hiện nhu cầu vay vốn

của người dân ngày càng cao chứng tỏ người dân đã mở rộng sản xuất về quy mô

và hình thức dần phát triển một nền nông nghiệp vững mạnh, bền vững, từng bước hiện đại hoá nông nghiệp, vươn lên trở thành một ngành sản xuất lớn góp

phần nâng cao đời sống người dân, ổn định kinh tế. Đồng thời cũng phản ánh Ngân hàng đã mạnh dạn đầu tư cho vay vào các ngành sản xuất truyền thống của

huyện, tạo được công ăn việc làm cho nhiều người, góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân, nhằm cải thiện cuộc sống ngày càng tốt hơn.

Vì vậy, địa bàn hoạt động chủ yếu là vùng nông thôn nên hầu như các món vay đều có giá trị nhỏ. Khách hàng phần lớn là những hộ nông dân phân tán trên

địa bàn rộng lớn nên việc thẩm định và theo dõi vốn vay của cán bộ Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn.

b)Đối vớicơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Đây là thành phần kinh tế được chính quyền địa phương khuyến khích phát

triển vì nó thể hiện một phần khả năng tăng trưởng kinh tế của huyện. Doanh số

cho vay thành phần này có tỷ trọng nhỏ trong doanh số cho vay ngắn hạn của

Ngân hàng. Tuy nhiên trong những năm gần đây nền kinh tế của huyện ngày

càng pơhát triển nhanh chóng ngày càng có nhiều cơ sở sản xuất và doanh nghiệp

ngoài quốc doanhđược thành lập và làm ăn có hiệu quả , chính vì thế nhu cầu về

vốn cũng ngày càng tăng . Bên cạnh đó do điều kiện khách quan là huyện Lấp

Vò chỉ có 2 ngân hàng cùng hoạt động là ngân hàng TMCP phát triển nhà

nhằm phân tán rủi ro trong hoạt động nên doanh số cho vay ngắn hạn đối với

thành phần này ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn dần. Cụ thể trong năm 2005 doanh số cho vay chỉ đạt 24.146 triệu đồng chiếm 8,13%. Đến năm 2006 doanh số cho vay tăng lên đạt 37.171 triệu đồng, tăng 13.025 triệu đồng với tốc độ tăng

53,94% so với năm 2005. Đến năm 2007 doanh số này tiếp tục tăng đạt 69.959 triệu đồng, tăng hơn 88% so với năm 2006 ứng với số tiền 32.788 triệu đồng. Sự gia tăng này phù hợp với quy hoạch phát triển chung của toàn huyện.

Doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng tăng qua 3 năm. Doanh số cho vay đối với cá thể, hộ sản xuất, cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều tăng nhưng doanh số cho vay đối với cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhanh hơn, dần tăng tỷ trọng trong doanh số cho vay ngắn hạn.

Sự gia tăng tỷ trọng cho vay của Ngân hàng đối với các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh là rất phù hợp với xu thế phát triển kinh tế của huyện

và kế hoạch đã đề ra trước của Ngân hàng. Tuy nhiên, sự gia tăng tỷ trọng cho các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh thật sự chưa đáp ứng được

nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế này, vì vậy trong những năm tới Ngân hàng đã có kế hoạch sẽ mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh số cho vay ngắn hạn tăng và khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng cũng tăng lên. Năm 2005 Ngân hàng có số lượt khách hàng đến vay là

20.245 lượt, năm 2006 số lượt khách hàng là 22.024 lượt tăng 1.779 lượt. Năm

2007 số lượt khách hàng đến vay Ngân hàng là 23.051 lượt tăng hơn năm 2006 là 1.027 lượt. Mặc dù Ngân hàng không ngừng nâng cao số lượng cũng như chất lượng cán bộ tín dụng nhưng với số lượt khách hàng đến giao dịch với Ngân

hàng khá lớn trong khi cán bộ tín dụng của Ngân hàng còn ít nên cùng một lúc

mỗi cán bộ phải đảm nhận nhiều công việc nên đôi khi công tác thẩm định còn chậm trễ làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn:Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn doc (Trang 47 - 51)