Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn theo ngành

Một phần của tài liệu Luận văn:Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn doc (Trang 42 - 47)

- Có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, lập hồ sơ vay vốn, kiểm

4.2.2.1 Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn theo ngành

Góp phần thực hiện chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cùng với định hướng hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Việt Nam, của tỉnh Đồng Tháp và tình hình thực tế của địa phương. Chi nhánh NHNo & PTNT Lấp

Vò đã mở rộng đầu tư tín dụng đến tận các xã vùng sâu vùng xa chuyển dịch đầu tư mở rộng đối tượng tín dụng, cơ cấu đầu tư được từng bước xác định trên cơ sở

chuyển dịch theo cơ cấu kinh tế của huyện nhà.

Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO NGÀNH NĂM 2005- 2007 CỦA NHNo & PTNT LẤP VÒ

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006 So với 2005 2007 So với 2006 Số tiền % Số tiền % 1.Nông nghiệp 228.458 237.389 321.130 8.931 3,91 83.741 35,27 * Trồng trọt 19.642 20.302 23.867 678 3,45 3.565 17,56 * Chăn nuôi 43.053 47.302 49.751 4.249 9,87 2.449 5,17 * KTTH 165.781 169.785 247.512 4.004 2,41 77.727 45,78 2.TTCN,TM-DV,ĐS 68.793 80.128 121.470 11.335 16,47 41.342 51,59 * TTCN,TM-DV 68.793 79.985 121.306 11.192 16,27 41.321 51,66 * Khác 143 164 143 21 14,68

Doanh số cho vay NH 297.251 317.517 442.600 20.266 6,81 125.083 39,39

(Nguồn Bảng cân đối tài khoản chi tiết năm tại ngân hàng từ 2005 đến 2007) Giải thích

NH: ngắn hạn KTTH: Kinh tế tổng hợp

Do phù hợp với nhu cầu sản xuất và có mức lãi suất hợp lý ( trong năm 2007 lãi suất cho vay ngắn hạn của NHNo&PTNT là 1,05% so với 1,07% của

NHPTN ĐBSCL), nên nhu cầu vay vốn ngắn hạn của khách hàng rất cao. Điều đó làm cho doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao

trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng.

Hoạt động trên một huyện nông nghiệp với hơn 74% dân số sống bằng

nghề nông, và nông nghiệp là lĩnh vực phục vụ chủ yếu của Ngân hàng, NHNo & PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò đã tập trung cho vay chủ yếu vào ngành nông nghiệp. Từ đó, làm cho doanh số cho vay vào đối tượng này luôn chiếm tỷ trọng cao ( hơn 76%) trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng. Năm 2005

doanh số cho vay ngắn hạn là 297.251 triệu đồng, trong đó đầu tư vào nông

nghiệp là 76,86%, còn đầu tư vào các ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại- dịch vụ và cho vay khác là 23,14% (Phụ lục 1: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành năm 2005-2007 của NHNo&PTNT huyện Lấp Vò). Mấy năm qua, theo đà phát triển kinh tế của huyện về chuyển dịch cơ cấu đầu tư sản xuất nông nghiệp ở

nông thôn và phát triển kinh tế huyện để đưa Lấp Vò lên thành thị xã thì Ngân

hàng đã tăng doanh số cho vay và dần thay đổi tỷ trọng giữa các ngành trong cho vay ngắn hạn. Năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn là 317.517 triệu đồng, tăng

20.266 triệu đồng và tăng 6,81% so với năm 2005, trong đó cho vay ngành nông nghiệp chiếm 74.76%, cho vay các ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch

vụ và cho vay đời sống chiếm 25.24%. Năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn

tiếp tục tăng lên đạt 442.600 triệu đồng, tăng 12.083 triệu đồng với tốc độ tăng

39,39% so với năm 2006, trong đó cho vay ngành nông nghiệp đã giảm xuống

còn 72.55%, còn các ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ và cho vay khác chiếm 27.45%. Sự thay đổi cơ cấu cho vay của Ngân hàng đối với các

ngành là rất phù hợp, trong những năm tới Ngân hàng sẽ tiếp tục mở rộng cho

vay lĩnh vực nông nghiệp và cả các lĩnh vực khác, đồng thời sẽ nâng dần tỷ trọng cho vay đối với các ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ trong cho

Doanh số cho vay ngắn hạn qua các năm được thể hiện cụ thể như sau:

Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành từ 2005-2007

0 100000 200000 300000 400000 500000 2005 2006 2007 Năm T r. đ

Doanh số cho vay NH Nông nghiệp TTCN,TM-DV,ĐS

Đồ thị 3: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành năm 2005-2007 của NHNo & PTNT Lấp Vò

a) Nông nghiệp

Năm 2005 doanh số cho vay ngắn hạn là 297.251 triệu đồng, doanh số cho vay năm 2006 là 317.517 triệu đồng, tăng 20.266 triệu đồng với tốc độ tăng 6,81

% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 442.600 triệu đồng, tăng

39,39% so với năm 2006 với số tiền tương ứng là 125.083 triệu đồng.

Trong nông nghiệp Ngân hàng cho vay các đối tượng như: trồng trọt, chăn

nuôi, kinh tế tổng hợp. - Trồng trọt

Là một ngành bao gồm các loại như: trồng lúa, trồng màu, chăm sóc vườn ngắn hạn. Qua bảng 11 ta thấy ngành này có doanh số cho vay tăng qua các năm. Năm 2005 doanh số cho vay là 19.624 triệu đồng, năm 2006 doanh số cho

vay là 20.302 triệu đồng, tăng 678 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng 3,45% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 23.867 triệu đồng, tăng 3.565 triệu đồng ứng với tốc độ tăng là 17,56%. Nguyên nhân tăng là do chính sách ưu tiên phát triển mô hình VARC của các cấp chính quyền lãnh đạo đã tạo điều kiện

khuyến khích người dân trồng rau sạch, trồng cây giống có hiệu quả kinh tế cao như: sầu riêng hạt lép, xoài cát hoà lộc....và được sự hướng dẫn tận tình của cán

bộ Phòng Nông Nghiệp nên người dân đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt, do đó, lợi nhuận hằng năm của bà con đạt được rất cao ( Bình quân 1ha/ vụ

người dân có lời khoản 7 triệu sau khi đã trừ tất cả các khoản chi phí theo kết quả điều tra của Phòng thống kê huyện Lấp Vò), đã cải thiện được đời sống của

người dân, từ đó người dân tích cực trồng trọt và đòi hỏi phải có vốn do đó bà con tìm đến Ngân hàng để vay vốn vì vậy mà doanh số cho vay của Ngân hàng

càng tăng lên.

- Chăn nuôi

Đây là đối tượng được Ngân hàng quan tâm đầu tư theo chỉ đạo về phát

triển đàn vật nuôi trong tỉnh. Trong đối tương chăn nuôi ngắn hạn tập trung đầu tư vào chi phối con giống, thức ăn, thuốc cho các loại nuôi trồng ngắn hạn như

:heo, gà, cá,...

Doanh số cho vay đối tượng này tăng qua các năm. Năm 2005 doanh số cho vay đạt 43.053 triệu đồng. Năm 2006 doanh số cho vay là 47.302 triệu đồng, tăng hơn năm 2005 là 4.249 triệu đồng với tốc độ tăng 9,87%. Năm 2007 doanh số này tiếp tục tăng đạt 49.751 triệu đồng, tăng 5,17% so với năm 2006 ứng với

số tiền là 2.449 triệu đồng. Nguyên nhân tăng là trong những năm gần đây người dân đã tiếp cận nhanh chóng với các phương pháp chăn nuôi hiện đại cho nên hiệu quả của con giống, thức ăn giúp người dân nâng cao được năng suất chăn

nuôi và mang lại lợi nhuận cao. Do đó họ đã tiếp tục đầu tư hơn nữa và việc đầu tư của người dân cần phải có sự hỗ trợ về vốn của NHNo & PTNT Lấp Vò. Về

phía Ngân hàng thì việc gia tăng đầu tư vào đối tượng này là rất phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương. Giúp người dân tận dụng được thời gian

nhàn rỗi, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống và góp phần vào việc chuyển

dịch cơ cấu vật nuôi ở địa phương và xoá bỏ dần thế độc canh cây lúa vốn mang

lại hiệu quả không cao. - Kinh tế tổng hợp

Đây là mô hình kết hợp nhiều hình thức chăn nuôi, trồng trọt mua bán nhỏ

lại với nhau để đạt hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp cao hơn, để các đối tượng này có thể tương trợ cho nhau trong quá trình cùng phát triển như các mô

hình VAC, VACR, VR. Chi nhánh NHNo & PTNT Lấp Vò khuyến khích đầu tư và thu hút được đa số bà con nông dân, tuy chỉ được áp dụng trong những năm

gần đây nhưng mô hình này lại chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số cho

vay ngắn hạn (từ 71đến 77%). Khi cho vay theo hình thức này có nhiều thuận lợi

cho khách hàng và Ngân hàng. Ngân hàng sẽ đở mất thời gian do việc giảm đi

thời gian và chi phí trong việc lập thủ tục vay vốn, tận dụng được các khoản chi

phí và giúp bà con nông dân chủ động trong việc sử dụng vốn bởi thời gian đầu tư cho đối tượng này thường dài (thời hạn cho vay đối với mô hình này là 12

tháng), hơn nữa việc đầu tư tổng hợp vào nhiều đối tượng sẽ giảm được rủi ro

trong việc sử dụng vốn, và bà con có thể linh hoạt hơn trong đầu tư sản xuất.

Trong những năm qua doanh số cho vay từ đối tượng này liên tục tăng lên, cụ

thể: năm 2005 doanh số cho vay mô hình này là 165.781 triệu đồng chiếm hơn

72% doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành Nông nghiệp. Năm 2006 doanh số cho vay mô hình này đạt 169.785 triệu đồng tăng 4.004 triệu đồng với tốc độ tăng 2,41% so với năm 2005 và chiếm 71,53% doanh số cho vay ngắn hạn đối

với ngành Nông nghiệp. Năm 2007 doanh số cho vay mô hình kinh tế tổng hợp

là 247.512 triệu đồng, chiếm 77,08% doanh số cho vay ngắn hạn, tăng hơn 45% so với năm 2006 tương ứng với số tiền là 77.727 triệu đồng.

Việc cho vay mô hình kinh tế tổng hợp giúp các hộ dân chủ động hơn, linh hoạt hơn trong việc sử dụng nguồn vốn vay sao cho đạt lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên chính sự đa dạng và linh hoạt trong mô hình kinh tế tổng hợp mà Ngân hàng rất

khó kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích hay không, để

có biện pháp sử lý kịp thời nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cho Ngân hàng.

b) Tiểu thủ công nghiệp, Thương mại- Dịch vụ, Đời sống

Bên cạnh cho vay các đối tượng chính của Ngân hàng là nông nghiệp, Ngân

hàng còn cho vay các đối tượng tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụvà đời

sống. Đây là lĩnh vực cũng khá phát triển của huyện Lấp Vò, vì nó là nền tảng là

cơ sở cho quá trình đô thị hoá của huyện. Qua ba năm từ năm 2005 đến năm

2007 ,doanh số cho vay đối tượng này đều tăng và tăng rất nhanh vào năm 2007. Năm 2005 doanh số cho vay là 68.793 triệu đồng có tỷ trọng hơn 23% trong tổng

doanh số cho vay ngắn hạn. Năm 2006 doanh số này tăng đạt 80.128 triệu đồng,

tăng 11.335 triệu đồng với tốc độ tăng 16,47% so với năm 2005. Năm 2007

doanh số cho vay đối tượng này tiếp tục tăng đạt 121.470 triệu đồng, tăng hơn

51% so với năm 2006 với số tiền là 41.342 triệu đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do năm 2005 Ngân hàng trung ương có chính sách cho cán bộ công nhân viên vay để làm kinh tế gia đình cải thiện đời sống vật chất cho cán bộ nhà

chính quyền địa phương. Bên cạnh, nhà nước đã quyết định đầu tư để Lấp Vò trở thành đô thị nhỏ, theo đó các hộ dân trong vùng chủ yếu là những hộ sống ở Thị

Trấn, Bình Thành, Vĩnh Thạnh,...đầu tư sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương

mại-dịch vụ, các xí nghiệp nhà máy, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực này hàng loạt mọc lên, vì vậy nhu cầu vốn của họ rất cao. Do đó, dẫn đến việc Ngân hàng

đã mở rộng đầu tư cho lĩnh vực này ngày càng cao.

Mấy năm gần đây Ngân hàng còn cho vay các đối tượng khác chủ yếu là cho vay vốn ngắn hạn phục vụ đời sống, cho vay lao động nước ngoài có thời

gian ngắn hạn.

Tóm lại, doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng qua 3 năm có sự tăng

lên rõ rệt. Ngân hàng thực hiện ngày càng tốt vai trò của mình trong việc cho vay

phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, mạng lưới Ngân hàng ngày càng lớn mạnh rộng khắp đến bà con nông dân. Doanh số cho vay ngành nông nghiệp

chiếm tỷ trọng lớn trong cho vay ngắn hạn, còn các ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp hơn. Tuy nhiên Ngân hàng cũng đã dần

mở rộng cho vay Tiểu thủ công nghiệp, Thương mại-Dịch vụ. Việc mở rộng này rất phù hợp với xu thế phát triển kinh tế của huyện. Trong hướng tới Ngân hàng sẽ tăng doanh số cho vay của các ngành và dần tăng tỷ trọng các ngành tiểu thủ

công nghiệp, thương mại-dịch vụ và các ngành nghề khác trong cho vay ngắn

hạn của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn:Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn doc (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)