Công tác quản lý TSCĐ hữu hình củaCông ty

Một phần của tài liệu kế toán phản ánh tình hình sử dụng tscđ hữu hình tại công ty tnhh nhà nước một thành viên khoáng sản thừa thiên huế (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐHH TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯƠC MTV KHOÁNG SẢN THỪA THIÊN

2.2.1Công tác quản lý TSCĐ hữu hình củaCông ty

2.2.1.1 Văn bản pháp luật ,quy định đang áp dụng

Chuẩn mực kế toán số 03 : TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH

(Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2002)  Thông tư 203/2009/TT-BTC : Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao

tài sản cố định

Nghị định 101/2005/NĐ-CP : Thẩm định giá

Thông tư 89/2002/TT-BTC :

Lưu ý: Ngày 25/4/2013, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu TSCĐ thay thế Thông tư số 203/2009/TT-BTC .Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/06/2013 và áp dụng từ năm tài chính năm 2013.Nên trong phạm vi bài báo cáo chưa đề cập tới thông tư mới này

2.2.1.2 Đặc điểm TSCĐ hữu hình của Công ty

Công ty TNHH một thành viên Khoáng sản Thừa Thiên Huế là một đơn vị lớn trên địa bàn thành phố với đặc thù ngành nghề là khai thác khoáng sản. Bên cạnh đó Công ty còn có nhiều bộ phận sàn lọc khoáng sản để đưa sản phẩm ra xuất khẩu tại các thị trường rộng lớn như Nhật, Trung Quốc. Do đó các tài sản cố định tại Công ty có các đặc điểm nổi bậc như sau:

 Mang tính đặc thù nghề nghiệp: Hơn 50% tài sản cố định tại đơn vị là các trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất.

 Phải mua từ nước ngoài: Các trang thiết bị giúp cho hoạt động sản xuất phải nhập từ các quốc khác như Nhật, Hàn quốc, do nước ta chưa đủ điều kiện phát triển các chủng loại máy móc phục vụ cho hoạt động khai thác khoáng sản.

 Có giá trị khác lớn: Phần lớn các tài sản cố định ngoài các nhà xưởng thì các trang thiết bị đều có giá trị trên vài trăm triệu.

 Được tiến hành sửa chưa, bảo trì thường xuyên, riêng sửa chữa lớn định kỳ có quy mô lớn nên tính vào nguyên giá tài sản sau mỗi đợt sửa chữa.

 Vận hành bởi các chuyên gia: Do tínhđặc thù của doanh nghiệp nên các dây chuyền sản xuất được nhập từ ngoài và quá trình hướng dẫn, bàn giao công nghệ được tiến hành dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia.

 Tuổi thợ của tài sản không dài: Do trông quá trình khai thác thường xuyên tiếp xúc với các chất hóa học nên quá trình bào mòn tài sản diễn ra thường xuyên. Do đó mỗi năm đơn vị đều có kế hoạch mua sắm tài sản mới và thanh lý tài sản cũ.

2.2.1.3 Phân loại

Như trình bày ở trên do đặc thù nghề nhiệp nên đơn vị có nhiều loại TSCĐ được phân cụ thể như sau:

a) Nhà của vật kiến trúc

Bao gồm các nhà xưởng chính, nhà xưởng phụ, nhà kho, nhà hành chính, nhà ăn ca,hội trường, nhà vệ sinh... Trong đó có nhiều nhà xưởng đã khấu hao hết và vẫn tiếp tục được theo dõi trên tài sản.

Chiếm một phần rất lớn trong tổng tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp.Các máy móc thiệt bị thường xuyên được bảo trì, sửa chứa và được mỗi một phân xưởng phụ trách quản lý từng tài sản.

c) Phương tiện vận tải

Là các loại xe ô tô để đưa đón giám đốc, đưa đón công nhân viên còn lại là các xe để vận chuyển quặng.

d) Thiết bị dụng cụ quản lý

Các thiết bị phục vụ cho hoạt động từ phòng thí nghiệm và hoạt động văn phòng để đánh giá chất lượng quặng khai thác được như máy tuyển từ thí nghiệm,là nung, máy cất nước, máy photocopy. v.v.

2.2.1.4 Phương pháp đánh giá TSCĐHH

Đánh giá TSCĐHH là xác định giá trị ghi sổ của tài sản.TSCĐHH của Công ty được đánh giá lần đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng (nhưng rất ít). Nó được đánh giá theo nguyên giá, giá trị đã hao mòn và giá trị còn lại. Nguyên giá TSCĐHH bao gồm toàn bộ chi phí liên quan đến việc xây dựng, mua sắm, kể cả chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử trước khi dùng. Nguyên giá TSCĐHH trong từng trường hợp cụ thể được xác định như sau:

Nguyên giá của TSCĐHH mua sắm( kể cả tài sản mới) và đã sử dụng gồm: giá mua, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí lắp đặt chạy thử( nếu có) trừ đi số giảm giá được hưởng( nếu có)

Nguyên giá TSCĐHH xây dựng mới, tự chế gồm giá thành thực tế( giá trị quyết toán) của TSCĐHH tự xây dựng, tự chế và chi phí lắp đặt, chạy thử.

Nguyên giá TSCĐHH thuộc vốn tham gia liên doanh của đơn vị gồm: giá trị TSCĐHH do các bên tham gia đánh giá và các chi phí vận chuyển lắp đặt( nếu có).

Nguyên giá TSCĐHH được cấp, được điều chuyển đến:

o Nếu là đơn vị hạch toán độc lập: nguyên giá bao gồm giá trị còn lại trên sổ ở đơn vị cấp( hoặc giá trị đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận) và các chi phí tân trang, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chi phí sửa chữa, vận chuyển bốc dỡ lắp đặt, chạy thử mà bên nhận tài sản phải chi trả trước khi đưa TSCĐHH vào sử dụng

o Nếu điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc: nguyên giá, giá trị còn lại là số khấu hao luỹ kế được ghi theo sổ của đơn vị cấp. Các phí tổn mới trước khi dùng được phản ánh trực tiếp vào chi phí kinh doanh mà không tính vào nguyên giá TSCĐHH.

Trong thời gian sử dụng, nguyên giá TSCĐHH có thể bị thay đổi, khi đó phải căn cứ vào thực trạng để ghi tăng hay giảm nguyên giá TSCĐHH và chỉ thay đổi trong các trường hợp sau:

o Đánh giá lại giá trị TSCĐHH

o Nâng cấp, cải tạo làm tăng năng lực và kéo dài thời gian hữu dụng của TSCĐHH

o Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐHH

Khi thay đổi nguyên giá TSCĐHH doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán số khấu hao luỹ kế của TSCĐHH và tiến hạch toán theo các qui định hiện hành.

Đối với giá trị đã hao mòn và giá trị còn lại được kế toán phân tích xử lý thường xuyên bằng các nghiệp vụ trên phần mềm, sổ sách. Khi có sự đánh giá lại giá trị TSCĐ thì kế toán thực hiện các công việc điều chỉnh thời gian khấu hao cũng như giá trị khấu hao của tài sản đó.Vậy nên kế toán TSCĐHH tại Công ty theo dõi cả 3 loại: nguyên giá, giá trị đã hao mòn và giá trị còn lại để phục vụ cho nhu cầu quản lý TSCĐHH ở đơn vị.

2.2.1.5 Công tác quản lý TSCĐHH tại Công ty

Đối với tài sản Công ty thì phân theo cơ chế quản lý vừa phân tán vừa tập trung. Các TSCĐHH thuộc phân xưởng hay bộ phận nào thì bộ phận đó tự quản lý.Quản lý về cả mặt bảo trì ,bảo dưỡng định kỳ cũng như việc hạch toán vào phần mềm,sau này sẽ báo sổ về Công ty.Tuy nhiên quyền quyết định cao nhất về các tài sản đó luôn thuộc Giám đốc,các việc về mua sắm,sửa chữa hay thanh lý luôn phải thông qua quyết định giám đốc.

Các chi phí phát sinh liên quan đến tài sản trong quá trình sử dụng thì sẽ đưa vào chi phí hoạt động của phân xưởng,bộ phận đó

TSCĐHH của Công ty rất nhiều nên công tác kiểm kê chỉ được thực hiện định kỳ 6 tháng 1 lần,vào cuối 6 tháng và trước lúc lập báo cáo tài chính năm.

Trong quá trình mua sắm tài sản,kế toán và trưởng bộ phận được phân quản lý sẽ chịu trách nhiệm về việc sử dụng và quản lý tài sản đó,đồng thời xem xét các chi phí đầu vào cũng như tính chính xác của nguyên giá tài sản.Việc chọn thời gian sử dụng để tính khấu hao sẽ được phân tích kỹ để phù hợp với nhu cầu sử dụng tài sản đó và yêu cầu quản lý của các cấp cao hơn

Khi có nhu cầu về việc mua sắm mới hoặc bán, thanh lý TSCĐHH thì các phòng ban sẽ lập các đơn đề nghị mua sắm hay thanh lý các tài sản đó để yêu cầu lên ban giám đốc và các cấp cao hơn để thực hiện.

Một phần của tài liệu kế toán phản ánh tình hình sử dụng tscđ hữu hình tại công ty tnhh nhà nước một thành viên khoáng sản thừa thiên huế (Trang 36 - 40)