cấp Jajynic trên thị trường miền Bắc
a. Nhân tố thị trường
Yếu tố thị trường bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp. Nó là yếu tố quyết định quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp. Thị trường đầu vào bao gồm NVL, máy móc, thiết bị,..nó quyết định giá thành sản phẩm, tính liên tục và hiệu quả của sản xuất. Thị trường đầu ra quy định tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tạo vòng quay vốn nhanh hay chậm từ đó tác động đến phát triển thương mại sản phẩm.
Ngoài ra, nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng cũng ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm sơn. Ở vùng miền, khu vực khác nhau thì thị hiếu và nhu cầu cũng khác nhau. Ở các thành phố lớn việc xây dựng nhà ở, các khu đô thị, chung cư hạ tầng, trung tâm văn hóa,..cao nên nhu cầu sử dụng sản phẩm nhiều hơn. Bên cạnh đó ở các địa phương có trình độ phát triển chậm hơn, thu nhập của người dân còn thấp, nhu cầu sử dụng các sản phẩm còn hạn chế. Vì thế việc DN tiếp cận được với
thị trường ở các tỉnh phía Bắc và vùng núi đang gặp nhiều khó khăn khi chưa nắm bắt được nhu cầu.
Nền kinh tế Việt Nam đã và đang phát triển mạnh, các công trình xây dựng mọc lên khắp nơi. Hơn nữa, việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ thúc đẩy nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào đây nhiều hơn. Từ đó kéo theo hàng loạt các nhu cầu về xây dựng văn phòng, cao ốc, khách sạn..., đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng,... vì vậy trong tương lai thị trường sơn cũng rất phát triển.
b. Yếu tố giá cả
Giá cả hàng hóa là một trong những nhân tố tác động đến phát triển thương mại sản phẩm sơn. Giá cả còn được sử dụng như là một lợi thế cạnh tranh nhưng nếu giá quá thấp so với các sản phẩm sơn trên thị trường như sơn Nippon, sơn Mykolor, sơn Dulux,sẽ tạo sự nghi ngờ trong khách hàng về chất lượng sản phẩm từ đấy có thể gây mất lợi nhuận, ảnh hưởng đến thị phần.
Bảng 2.1. Bảng giá về các sản phẩm của công ty với đối thủ cạnh tranh
Sơn Jajynic Sơn nippon Sơn mykolor
Sơn lót trong nhà 1.048.000đ/thùng/18L 1.350.000đ/thùng/18L 1.207.000đ/thùng/18 L Sơn chống thấm ngoài trời 1.806.000đ/thùng/18L 1.462.000đ/thùng/18L 1.623.000đ/thùng/18 L Sơn kẻ đường (trắng/vàng) 455.000đ/5L 440.000đ/5L 523.000đ/5L Sơn ngoại thất 186.000đ/L 144.000/L 210.000đ/L
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần ATA Paint Hà Nam) Từ bảng số liệu trên, ta thấy các sản phẩm của công ty có mức giá chênh lệch không lớn. Chính các mức giá bán này đã tạo cơ hội lựa chọn cho người tiêu dùng nhưng cũng là cái tạo ra sự khó khăn cho họ khi mua sản phẩm, với mức giá chênh lệch như thế người tiêu dùng ko tránh khỏi những đắn đo khi mua hàng. Có sự chênh lệch về mức giá cũng như định lượng là vì đặc thù của ngành vật liệu sơn trong đó có một số dạng sản phẩm chỉ bán với dung tích nhỏ hơn để phù hợp cũng như đảm bảo về mặt chất lượng cũng như sự tiện ích của dòng sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng. Ngoài ra với tâm lý thích dùng hàng ngoại nên người tiêu dùng có xu hướng chọn sản phẩm của các hãng nước ngoài nhiều hơn. Từ đó ảnh hưởng đến thị phần của công ty trên thị trường. Thị trường trong nước của sản phẩm không được khai thác tối đa lại tạo thêm cơ hội cho sản phẩm ngoại chen chân vào. Vậy nên, sản lượng tiêu thụ sản phẩm xét về mặt tiềm năng trên thị trường giảm xuống, kéo theo doanh thu tiêu thụ cũng giảm xuống ảnh hưởng xấu tới việc phát triển thương mại sản phẩm này.
c. Yếu tố cạnh tranh
Cạnh tranh là hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp trên thị trường, kinh tế càng phát triển thì cạnh tranh càng gay gắt, cạnh tranh có thể hiểu là những hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường để đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Môi trường cạnh tranh liên quan đến các dạng và đối thủ doanh nghiệp phải đối phó, cùng những vấn đề phải ứng xử cho thích hợp. Có nhiều phương pháp để cạnh tranh như cạnh tranh bằng sản phẩm, cạnh tranh bằng giá cả, cạnh tranh bằng vốn và thế lực tài chính, cạnh tranh bằng các dịch vụ sau bán, cạnh tranh bằng công nghệ kỹ thuật.
Hiện nay trên thị trường sơn Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh lĩnh vực này, không chỉ doanh nghiệp trong nước mà còn có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài có lợi thế về vốn, công nghệ,… , tạo nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường trong việc chiếm lĩnh thị phần.
Công ty Cổ phần ATA Paint Hà Nam phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh trong ngành như sau:
Doanh nghiệp trong nước bao gồm: công ty sơn Hà Nội, sơn Hải Phòng, công ty sơn tổng hợp Hà Nội,..
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: ICI paint, International paint, Nippon paint Việt Nam, Jotun, Kova, AKZONO BELL Việt Nam,...
Mỗi đối thủ cạnh tranh có một thế mạnh riêng. Điển hình như công ty sơn Kova luôn chiếm thị phần cao trên thị trường trong nước, chiếm khoảng 38% trên thị trường miền Bắc. Kova luôn tìm tòi, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển sản phẩm ngày càng tiện ích hơn, nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống hện đại. Kova là nhà tài chợ chính của Vietbuild Tp.HCM và Vietbuild Hà Nội, đây là hội chợ triển lãm chuyên nghành xây dựng, có quy mô lớn và uy tín. Ngoài ra, Kova có chính sách marketing, phục vụ khách hàng chu đáo với các chương trình hỗ trợ khách hàng đa dạng như dịch vụ tư vấn về màu sắc, phối màu, lựa chọn sản phẩm sơn phù hợp với công trình xây dựng của mình.
Đứng trước những đối thủ cạnh tranh lớn và có lợi thế trên thị trường hiện nay. Công ty sơn ATA khi tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, cần phải đưa ra những chính sách về giá cả hàng hóa, chính sách phân phối như thế nào nhằm thắng được đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần.
d. Chính sách quản lý nhà nước đối với thị trường sản phẩm sơn
Nhân tố này ảnh hưởng tới hoạt động phát triển thương mại sản phẩm. Với mỗi cơ chế quản lý khác nhau của nhà nước sẽ cho phép hay không cho phép doanh nghiệp được tiến hành hoạt động theo một cách thức nào đấy. Cơ chế này cũng tạo điều kiện
thuận lợi hay gây cản trở cho doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh trên thị trường như các chính sách về thuế, chính sách tiền tệ, chính sách môi trường, chính sác khai thác tài nguyên thiên nhiên,…
Trong thời gian qua vàng và đô la đã trở thành tâm điểm chú ý của toàn xã hội. Sự biến động của giá hai loại hàng hóa này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay nguyên liệu sản xuất của công ty chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài. Khi tỷ giá tăng tác động đẩy giá hàng nhập khẩu tăng từ đó làm tăng chi phí sản xuất của công ty ảnh hưởng đến giá của sản phẩm sơn. Ngày 09/4/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành Quyết định số 750/QĐ-NHNN điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng (TCTD). Chính sách này làm ổn định tỷ giá và tăng dự trữ ngoại hối.. Tuy nhiên chính sách này có tác động tiêu cực gây sức ép lên lãi suất: Lãi suất bằng tiền đồng hiện nay đang ở mức rất cao và cũng rất khó vay, gây khó khăn cho cả khả năng tiếp cận và sử dụng vốn của DN, ảnh hưởng lớn đến việc việc mở rộng quy mô kinh doanh, đầu tư, áp dụng công nghệ, thiết bị hiện đại để giảm chi phí, giá thành sản phẩm của công ty. Bên cạnh chính sách quản lý ngoại hối và tỷ giá, nhà nước còn sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, cắt giảm đầu tư công để kiềm chế lạm phát.
Ngoài ra,còn một số vấn đề thực trạng đang xảy ra trên thị trường gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty đó là vấn đề hàng giả, hàng kém chất lượng được bán trên thị trường. Chính vì vậy mà cần có thêm sự quản lý của nhà nước trong việc chống hàng giả để bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng, và cho nhà sản xuất. Tạo tiền đề cho DN có thể khẳng định được thương hiệu của mình, góp phần mở rộng thị trường kinh doanh.
2.2 Thực trạng phát triển thương mại sản phẩm sơn cao cấp Jajynic củaCông ty Cổ phần ATA Paint Hà Nam trên thị trường miền Bắc