Nghiên cứu thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ sang thị trường đông nam á của công ty TNHH một thành viên VTS (Trang 43 - 44)

Đó là bước đầu tiên và rất quan trọng giúp cho ta hiểu rõ hơn về thị trường ĐNA mỗi thời điểm, biết được sự thay đổi về những yêu cầu quy định về thủ tục khi xuất khẩu qua ĐNA. Đồng thời tìm hiểu về nhu cầu thị hiếu của các nước ĐNA về các sản phẩm đồ gỗ nội thất cũng như các sản phẩm gỗ chế biến như thế nào để biết điều chỉnh cho phù hợp, không bị động trong quá trình xuất khẩu sang thị trường này. Bên cạnh cũng cần biết về tình hình nhập khẩu nguyên liệu và các sản phẩm từ gỗ như thế nào, cũng như các kênh phân phối bên ĐNA, các đối thủ cạnh tranh của mình nữa, biết được thuế nhập khẩu và các hàng rào kỉ thuật,… nhằm giúp công ty có kiến thức sự hiểu biết nhất định về thị trường này, có thể chủ động hơn khi xuất khẩu qua các nước ĐNA. Có các hình thức nghiên cứu sau:

4.2.1.1 Nghiên cứu thị trường qua Internet

Ngày nay Internet trở nên phổ biến với mọi người và trở thành công cụ tìm kiếm hữu hiệu và tiết kiệm được chi phí. Vì vậy chúng ta có thể tìm hiểu được thị trương đồ gỗ của các nước ĐNA một cách nhanh chóng và thuận tiện qua các website như:

http://www.ecvn.com/ROOTSYS/book/anyone/xuakhaudogo/HoiChoTrienLam .html: Trang Web biết thông tin về các hội chợ triển lãm đồ gỗ các nước trên thế giới.

http://www.itto.or.jp/inside/inside.ITTO.html: Trang web tổ chức Thương Mại đồ gỗ quốc tế, Cung cấp các thông tin thống kê về tình hình sản xuất mặt hàng gỗ, những báo cáo thị trường, ngành hàng.

http://www.wmia.org: Trang web cung cấp các thông tin mới nhất về ngành, các nguồn ấn phẩm trực tuyến, link hữu ích, lịch sự kiện.

http://langues.p-maps.org/wood: Hiệp hội kinh doanh máy móc làm đồ gỗ (WMIA)Trang web có tính phí, cung cấp các thông tin rất đa dạng về gỗ như: giá cả, nghiên cứu thị trường, sản phẩm, các chỉ số kinh tế thương mại.

4.2.1.2 Nghiên cứu thị trường thông qua việc khảo sát thực tiễn

Điển hình nhất là việc tham gia hội chợ, đó là một trong những cách là hiệu quả để công ty có thể giới thiệu sản phẩm và nhận biết được thái độ của người dân các nước ĐNA đối với sản phẩm của mình như thế nào, ưa thích chuộng sản phẩm đồ gỗ nào, và có những yêu cầu thực tế nào khác nữa để công ty có thể điều chỉnh cho phù hợp. Bên cạnh ta cũng biết được đối thủ cạnh tranh của mình thông qua đó nữa, nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của người dân các nước ĐNA.

Ngoài ra công ty có thể liên hệ với Trung tâm xúc tiến thương mại, VCCI, Ủy ban về người Việt tại ĐNA – Bộ Ngoại Giao…. Để nắm bắt được thông tin của những Việt kiều sống và làm việc lâu năm trong lĩnh vực thương mại tại ĐNA, đặc biệt trong hoạt động kinh doanh đồ gôc và nội thất. Từ đó công ty có thể tiếp cận nguồn này để tìm hiểu về nhu cầu xu hướng tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ sang thị trường đông nam á của công ty TNHH một thành viên VTS (Trang 43 - 44)