Trên cơ sở đánh giá các tác nhân môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tác giả tiến hành xây dựng mô thức đánh giá các nhân tố môi trường bên ngoài (EFAS) áp dụng cho doanh nghiệp như sau:
Các nhân tố bên ngoài Độ quan trọng Xếp hạng Điểm quan trọng Chú giải CƠ HỘI ?
1.Tiềm năng từ thị trường Hải Hà 0.15 4 0.6 ?
2.Thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ
0.05 3 0.45 ?
3.Giảm thuế nhập khẩu các sản phẩm ngành
0.15 3 0.45 ?
4. Tiềm năng mới từ các huyện lân cận
0.1 2 0.2
5. Nhu cầu về sản phẩm tiết kiệm điện gia tăng
0.05 4 0.2
THÁCH THỨC
1. Sự biến động của tỉ giá hối đoái 0.05 1 0.05 2. Sự phát triển của khoa học công
nghệ
0.15 3 0.45
3. Vấn nạn hàng giả hàng nhái 0.1 3 0.3
4. Gia tăng đối thủ cạnh tranh nội địa
0.15 2 0.3
5. Thị hiếu khách hàng thường xuyên thay đổi
0.05 3 0.3
TỔNG 1.0 3.3
Hình 3.1 Mô thức EFAS của công ty TNHH nội thất ASV
Theo kết quả tổng hợp từ môi thức EFAS tổng điểm quan trọng của công ty là 3.3 điểm, điều này cho thấy khả năng phản ứng của doanh nghiệp trước các nhân tố môi trường bên ngoài (cơ hội/thách thức) là ở trên mức trung bình. Để nâng cao khả năng phản ứng của doanh nghiệp trước các nhân tố bên ngoài thời gian tới doanh nghiệp nên tập trung khai thác các nhân tố có đọ quan trọng cao nhưng khả năng phản ứng của doanh nghiệp chưa cao như “Tiềm năng từ thị trường Hà Nội, chính sách giảm thuế nhập khẩu các sản phẩm ngành vật liệu xây dựng nội thất” và các nhân tố thách
thức như “sự gia tăng đối thủ cạnh tranh nội địa và sự biến động của tỷ giá hối đoái”. Cụ thể như sau:
Đối với nhân tố cơ hội “Tiềm năng từ thị trường mới Hà Nội” doanh nghiệp nên có một bộ phận chuyên nghiên cứu về hoạch định triển khai chiến lược phát triển thị trường tạiHà Nội. Trong đó cần đặc biệt chú trọng tới việc nghiên cứu nhu cầu và hành vi mua sắm của từng tập khách hàng để có các chiến lược marketing phù hợp nhất. Bên cạn đó cần xây dựng một đội ngũ nhân viên bán hàng và cộng tác viên kinh doanh chuyên nghiệp hơn, đa dạng hóa các phương thức quảng cáo xúc tiến và phát triển tốt mạng lưới kênh phân phối.
Đối với nhân tố cơ hội “Chính sách giảm thuế nhập khẩu các sản phẩm ngành điện”, doanh nghiệp nên tận dụng cơ hội này để điều chỉnh mức giá cho các sản phẩm hiện tại đang kinh dianh hoặc gia tăng chất lượng dịch vụ đi kèm để từ đó thỏa mãn tốt hơn nhu cầu đặc biệt của khách hàng, tạo cơ sở nâng cao vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Đối với nhân tố thách thức “Áp lực gia tăng đối thủ cạnh tranh nội địa” , doanh nghiệp cần vận dụng tốt lợi thế cạnh tranh chính là chất lượng dịch vụ hỗ trợ và sự đa dạng hóa chủng loại mẫu mã sản phẩm. Cụ thể hơn là thắt chặt mối quan hệ với các nhà cung ứng để đảm bảo chất lượng và giá sản phẩm. Bên cạnh đó cần thường xuyên cập nhật các sản phẩm công nghệ mới để bắt kịp và thỏa mãn tối đa sự thay đổi trong thị hiếu người tiêu dùng từ đó nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Đối với nhân tố thách thức “sự biến động của tỷ giá hối đoái”, doanh nghiệp cần phải hết sức chú ý và có các biện pháp dự phòng trong những trường hợp diễn biến tỷ giá thay đổi quá nhanh như: Thiết lập quỹ dự phòng, thương lượng với nhà cung ứng về phương thức và thời gian thanh toán, xây dựng mối quan hệ đa dạng hóa các nhà cung ứng từ nhiều quốc gia trên thế giới,…
Giải pháp hoàn thiện môi trường bên trong
Từ kết quả phỏng vấn Ban lãnh đạo và đánh giá của các nhà quản trị trong công ty, tác giả tiến hành xây dựng mô thức đánh giá tổng hợp các nhân tố bên trong (IFAS) cho công ty TNHH nội thất ASV như sau:
Các nhân tố bên trong Độ quan trọng
Xếp loại Điểm quan trọng
ĐIỂM MẠNH ?
1. vị thế tài chính mạnh 0.1 4 0.4 ?
2. mối quan hệ tốt với nhiều nhà cung ứng 0.1 3 0.3 3. năng lực tổ chức quản lý tốt 0.15 4 0.6 4. hệ thống giám sát công trình và CSKH tốt 0.15 3 0.45
5. Đội ngũ kĩ sư, nhân viên lắp đặt tay nghề cao
0.1 2 0.2
ĐIỂM YẾU
1. Năng lực tổ chức kênh phân phối kém
0.1 1 0.1
2. Năng lực marketing chưa hiệu quả
0.15 3 0.45
3. Khả năng bắt kịp và ứng dụng công nghệ kém
0.05 4 0.2
4. Tuyển dụng và đào tạo nhân lực kém hiệu quả
0.05 4 0.2
5. Giá thành sản phẩm cao 0.05 3 0.15
TỔNG 1.0 3.05
Hình 3.2 Mô thức IFAS của công ty TNHH nội thất ASV
Theo kết quả tổng hợp từ mô thức IFAS tổng điểm quan trọng của công ty là 3.05 điểm, điều này cho thấy khả năng phát huy các yếu tố bên trong (điểm mạnh/điểm yếu) của doanh nghiệp đang ở mức trung bình. Để nâng cao khả năng phản ứng của doanh nghiệp trước các nhân tố môi trường bên trong, thời gian tới doanh nghiệp cần tập trung khai thách vào những nhân tố có độ quan trọng cao nhưng khả năng phản ứng của doanh nghiệp chưa cao. Đó là các điểm mạnh về “Mối quan hệ tốt với nhiều nhà cung ứng”, “Đội ngũ nhân viên và lã sư lắp đặt tay nghề cao” và các điểm yếu như “Năng lực marketing chưa tốt, công tác tuyển dụng và đạo tạo nhân viên mới kém hiệu quả”. Cụ thể như sau:
Đối với điểm mạnh “mối quan hệ tốt với nhiều nhà cung ứng”, hiện nay các nhà cung ứng của công ty là các đối tác đến từ nhiều quốc gia trên thế giới do vậy việc giao tiếp với các đối tác hầu hết phải sử dụng tiếng Anh. Tuy nhiên ban lãnh đạo doanh nghiệp lại rất hạn chế về ngoại ngữ nên các giao dịch hầu jheets do các nhân viên xuất nhập khẩu đàm phán. Điều này gây khó khăn cho công ty trong việc tiếp cận trực tiếp
và tạo lập mối quan hệ bền vững trong tương lai. Để khắc phục tình trạng này, công ty nên có các biện pháp cải thiện kĩ năng sử dụng ngoại ngữ cho chính các nhà quản trị cấp cao và nên thường xuyên tổ chức các buổi gặp gỡ, trao đổi với nhà cung ứng để cùng nhau củng cố thêm các mối quan hệ đối tác quan trọng này.
Đối với điểm mạnh “Đội ngũ nhân viên và kĩ sư lắp đặt tay nghề cao” tuy sở hữu một đội ngũ kĩ sư giỏi từ ngay những năm đầu tiên thành lập nhưng các chính sách đãi ngộ nhân lực của công ty còn nhiều hạn chế. Để phát huy tốt hơn thế mạnh này, doanh nghiệp nên lưu tâm hơn tới việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các nhân viên kĩ thuật bởi môi trường làm việc của ngành có đặc thù đòi hỏi các nhân viên tay nghề cao và làm việc trong môi trường khá nguy hiểm. Việc đưa ra các chính sách đãi ngội có thể bao gồm các biện pháp đãi ngộ tài chính (tăng lương, thưởng, phụ cấp, trợ cấp..) và các biện pháo đãi ngộ phi tài chúng (nâng cao chất lượng mội trường làm việc, tổ chức các buổi tiệc tùng, tham quan, nghỉ mát, có các chính sách hỗ trợ nhà ở, chăm sóc sức khở cho nhân viên và gia đình…). Các chính sách này sẽ góp phần quan trọng vào việc tạo động lực làm việc cho các nhân và tăng năng suất lao động, thêm vào đó còn giúp Ban Lãnh Đạo và nhân viên trở nên gắn bó và gần gũi hơn tạo cơ sở hình thành mong muốn được đóng góp và gắn kết với doanh nghiệp.
Đối với điểm yếu “năng maketing chưa tốt” , ngoài việc thực hiện các chương trình quảng cáo trên internet, doanh nghiệp nên khai thác các phương tiện quảng cáo khác hiệu quả hơn như: quảng cáo trên báo đài , tạp chí ,tờ rơi… Tuy nhiên khi xem xét các hình thức quảng cáo này,Ban lãnh đạo cũng cần cân nhắc tới chi phí quảng cáo và phải đo lường mức độ hiệu quả lien tục để đánh giá và có phương án thay thế.Hình thức quảng cáo trên trang wed và internet mà hiện nay doanh nghiệp đang áp dụng mới chỉ phát huy được rất ít hiệu quả, do ngày càng nhiều công ty khác cũng đã và đang áp dụng hình thức này.Các chính sách liên quan tới maketing của công công ty vẫn còn nhiều hạn chế đặc biệt là chính sách về giá và truyền thong xúc tiến.Để cải thiện điều này, doanh nghiệp nên tuyển thêm nhân sự phụ trách maketing hoặc có thể thuê ngoài các dịch vụ hỗ trợ quảng cáo trên internet.
Đối với điểm yếu “Công tác tuyển dụng và đào tạo nhân mới kém hiệu quả” doanh nghiệp cần phải quan tâm chú trọng nhiều bởi khi tiến hành phát triển thị trường, vẫn để nguồn lực là một vấn đề rất quan trọng.Các nhân viên và kĩ sư hiện nay
hầu hết sinh sống ở miền bắc, khi doanh nghiệp xâm nhập thị trường mới có thể điều động một số kĩ sư giỏi vào thành phố Hồ Chí Minh để đào tạo cho nhân viên mới. Tuy nhiên điều này sẽ rất khó khăn vì từ khi mới thành lập tới nay, công ty tuyên dụng theo hình thức người quen giới thiệu và đào tạo theo phương thức cầm tay chỉ việc nên mất nhiều thời gian mới hình thành được đội ngũ nhân lực như hiện tại.Do vậy để khắc phục tình trang thiếu nguồn nhân lực khi phát triển thị trường, doanh nghiệp cần đưa ra chiến lược và kế hoạch tuyển dụng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngay bây giờ.Theo kết quả phỏng vấn cũng như các dữ liệu điều tra thu được thì doanh nghiệp chưa sử dụng mô thức TOWS vào công tác hoạch định chiến lược phát triển thị trường.