Bên cạnh việc chú trọng vào phân tích các tác động từ môi trường vĩ mô, doanh nghiệp cũng cần quan tâm tới các tác động mang tính trực tiếp từ môi trường ngành
kinh doanh. Ngành được định nghĩa là một tập hợp các doanh nghiệp cùng chào bán một loại sản phẩm hoặc một lớp sản phẩm có khả năng thay thế hoàn toàn. Từ khái niệm cho thấy trọng tâm của phân tích ngành là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tồn tại trọng tâm của phân tích ngành là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tồn tại trong ngành đó, tuy nhiên M.Porter cho rằng phân tích môi trường ngành nên mở rộng hơn và chú trọng tới năm lực lượng cơ bản sau được gọi là năm lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành:
- Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện tại : sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện tại mô tả sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đã và đang tham gia vào ngành, sự cạnh tranh giữa các chủ thể này chịu sự chi phối của : các rào cản rút lui khỏi ngành đó, số lượng các doanh nghiệp ở trong ngành, hay tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh.
Các đối thủ cạnh tranh hiện tại của Công ty TNHH nội thất ASV có thể kể đến như: Công Ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 501, Công ty CP Xây Dựng Phục Hưng Holdings, Công ty nội thất Hòa Phát, Công ty nội thất ERADO… Các công ty này đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng do vậy Công ty TNHH nội thất ASV cần tập trung nghiên cứu nhằm tận dụng tốt các lợi thế của mình so với các đối thủ cạnh tranh.
Ngoài các đối thủ cạnh tranh trực tiếp là các doanh nghiệp kinh doanh, Công ty TNHH nội thất ASV còn phải chịu sức ép mạnh mẽ từ các sản phẩm hàng nhái của Trung Quốc. Những sản phẩm này có ưu thế rất lởn về giá cả và mẫu mã đa dạng, gây không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
không tham gia vào ngành nhưng có thể tham gia nhập trong tương lai nên các doanh nghiệp này được gọi là các đối thủ tiềm năng. Đe dọa từ gia nhập mới chịu sự chi phối của rào cản gia nhập, rào cản cao thì đe dọa gia nhập thấp và ngược lại. Một số loại hình rào cản gồm: Rào cản về chi phí đầu tư, rào cản về tính kinh tế theo quy mô, rào cản gia nhập kênh phân phối, rào cản từ chính sách của Chính Phủ…
- Đe dọa từ các sản phẩm thay thế. Sự ra đời của các sản phẩm thay thế đến từ ngành kinh doanh khác sẽ khiến cầu sụt giảm, khi doanh nghiệp tăng giá thì người tiêu dùng sẽ có khuynh hướng mua các sản phẩm thay thế; do vậy làm gia tăng cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành. Doanh nghiệp sẽ phải đánh giá nguy cơ đe dọa thay thế từ các yếu tố : giá cả và chất lượng sản phẩm thay thế, xu hướng thay thế, chi phí chuyển đổi sang sản phẩm thay thế… để từ đó tạo ra sự khác biệt lớn, tạo ra những đặc tính mới mà sản phẩm thay thế không có thì mới có cơ hội nâng giá tang lợi nhuận.
- Quyền lực thương lượng từ người mua : Người mua của một công ty có thể là những khách hàng tiêu dùng cuối cùng của sản phẩm đó, cũng có thể là các công ty phân phối sản phẩm đến khách hàng cuối cùng, như các nhà bán buôn bán lẻ. Những người mua có thể được xem như đe dọa cạnh tranh khi họ ở vị thế yêu cầu giá thấp hơn hoặc khi họ yêu cầu dịch vụ tốt hơn. Người mua có thể ra yêu cầu công ty hay không tùy thuộc vào quyền lực tương đối của họ với công ty. Trường hợp này cho phép người mua lấn áp các cong ty cung cấp. Khi người mua thực hiện mua sắm khối lượng lớn, trong trường hợp đó người mua có thể sử dụng quyền lực mua sắm như một đòn bẩy thương lượng để giảm giá. Khi người mua có thể chuyển đổi giữa các công ty cung cấp với chi phí thấp, do đó nó kích thích các công ty cạnh tranh chống lại nhau để dẫn đến giảm giá.
- Quyền lực thương lượng từ các nhà cung ứng : Các nhà cung ứng có thể xem như một đe dọa khi họ có thể thúc ép nâng giá đối hoặc giảm yêu cầu chất lượng đầu vào mà họ cung cấp cho công ty, do đó làm giảm khả năng sinh lợi của công ty.
Ngược lại nếu nhà cũng ứng yếu, điều này lại làm cho công ty một cơ hội thúc ép giảm giá và yêu cầu chất lượng cao. Khả năng của nhà cung ứng ó quyền lực nhất khi: Sản phẩm mà nhà cung ứng bán ít có khả năng thay thế và quan trọng đối với công ty;Trong ngành của công ty không phải là một khách hàng quan trọng với các nhà
cung ứng; Các sản phẩm tương ứng của các nhà cung ứng được làm khác biệt đến mức cóthể gây ra tốn kém cho công ty khi chuyển đổi từ nhà cung ứng được làm khác biệt đến mức có thể gây ra tốn kém cho công ty khi chuyển đổi từ nhà cung cao này sang nhà cung cấp khác; nhà cung ứng có thể sử dụng đe dọa hội nhập xuôi chiều về phía ngành và cạnh tranh trực tiếp với công ty.