Xử lí ô nhiễm và bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế du lịch giải pháp phát triển bền vững ngành du lịch của thành phố hà nội (Trang 35 - 38)

3.7.1. Ô nhiễm môi trường nước

Thứ nhất, các cấp chính quyền cần xử lý nghiêm minh những đơn vị xả thải gây ô

nhiễm môi trường, thường xuyên kiểm tra hệ thống xử lý nước thải ở các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn thành phố để xử lý kịp thời.

Thứ hai, cần đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống cống rãnh nước thải phục vụ công

tác xử lý nước thải của thành phố.

Thứ ba, mỗi người dân cần có ý thức bảo vệ môi trường nước chính là bảo vệ cuộc

sống trong lành của bản thân.

Thứ tư, các nhà máy, xí nghiệp cần đầu tư bài bản vào hệ thống xử lý nước thải, thực

hiện nghiêm những quy định, tiêu chuẩn về xử lý nước thải.[ CITATION Wes18 \l 1066 ]

3.7.2. Ô nhiễm môi trường đất

Đầu tiên là việc nghiêm cấm việc xả các chất thải, nước thải, nước hút bể phốt, … và một số chất hóa học độc hại ra môi trường đất.

Cần rà soát, đánh giá tác động môi trường, công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của các dự án lớn có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, nhất là các dự án ở gần các khu vực đô thị, tập trung đông dân cư. UBND thành phố tập trung xử lý triệt để, di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư; điều tra, đánh giá, khoanh vùng và có kế hoạch xử lý các khu vực ô nhiễm tồn lưu trên địa bàn, nhất là các khu vực gần hoặc trong khu vực dân cư, đô thị.

Mặt khác, cần tập trung đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải tập trung, nước thải tập trung; khắc phục, cải tạo chất lượng nước các hồ, ao, kênh, mương, sông chảy qua các khu đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm, khu vực bị nhiễm độc hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật;

đầu tư và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị; quy hoạch đô thị theo hướng phát triển xanh, bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.[ CITATION Thá18 \l 1066 ]

3.7.3. Ô nhiễm môi trường không khí

Bên cạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng cần tăng cường giám sát việc chống bụi ngay tại các công trường xây dựng, các bãi khai thác, trung chuyển cát, sỏi; các phương tiện vận chuyển vật liệu và phế thải xây dựng bắt buộc phải được che chắn kín khi tham gia giao thông; kiểm soát chặt chẽ về các biện pháp bảo vệ môi trường, giảm bụi đối với tất cả các công trường thi công xây dựng các công trình ở khu vực nội thành.

Thứ hai, cần có sự quản lý thống nhất việc sửa chữa, cải tạo đường sá và các hệ thống công trình ngầm ở mỗi đường phố; có biện pháp mạnh với các công trình vi phạm quy định về bảo vệ môi trường. Cần bố trí và công bố công khai các điểm tập kết để trung chuyển đất thải, phế thải xây dựng trên địa bàn; xử lý nghiêm đối với các trường hợp đổ đất thải, phế thải không đúng nơi quy định, làm rơi đất, phế thải trên đường; xây dựng trạm rửa xe tại khu vực bãi trung chuyển, khai thác cát, sỏi, vật liệu xây dựng và trên một số tuyến đường cửa ngõ vào trung tâm Thành phố; tăng cường phun nước và rửa đường vào các ngày nắng hanh khô, quét dọn và giữ gìn vệ sinh, đảm bảo đường phố luôn luôn sạch sẽ…

Thứ ba, thực hiện trồng mới hàng loạt tuyến đường cây xanh, ngoài chức năng điều hòa không khí, giảm thiểu hiệu ứng khí nhà kính thì hệ thống cây xanh được kỳ vọng làm tăng thẩm mỹ cảnh quan, tạo ra sự phong phú về hình khối, màu sắc.[ CITATION Phư18 \l 1066 ]

KẾT LUẬN

Với những lợi thế và tiềm năng sẵn có về tài nguyên du lịch và giao thương thuận lợi, thủ đô Hà Nội hứa hẹn sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn không chỉ đối với du khách trong nước mà còn đối với du khách quốc tế. Theo nhận định của các chuyên gia, du lịch là một trong những ngành có khả năng tạo nên bước đột phá trong việc tái cấu trúc và phát triển nền kinh tế. Để thực hiện mục tiêu du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn thì cần phải phát triển nhanh và bền vững. Đây là hướng tích cực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành có liên quan khác phát triển. Bên cạnh đó, với sự phát triển nhanh chóng của thời đại, công nghệ ngày càng phát triển, con người ngày càng muốn khám phá và tìm hiểu những điều mới mẻ, những vùng đất mới thì việc phát triển du lịch bên vững là một mục tiêu mà địa phương nào cũng muốn hướng tới. Do đó, Hà Nội nên liên kết với các địa phương khác trên tuyến du lịch xuyên quốc gia để tạo nên những tour thu hút ngày càng nhiều du khách hơn nữa.

Nhận thức rõ những lợi ích mà phát triển du lịch đem lại, ngành du lịch Hà Nội đã và đang tích cực đẩy mạnh hoạt động, khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế sẵn có của mình. Tuy nhiên, việc phát triển quá “nóng” thì sẽ dễ bộc lộ những yếu tố kém bền vững. Các nhà chức trách cần tiếp tục chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, quy hoạch, nâng cấp đường sá. Người dân cần ý thức trong sinh hoạt hằng ngày, tuân thủ đúng các luật lệ về du lịch và môi trường. Và trên hết là cần sự góp tay góp sức của toàn thể xã hội, không chỉ riêng ở Hà Nội mà còn ở nhiều điểm du lịch khác vì đây chính là nguồn lực kinh tế ngày càng trở thành then chốt của nước ta.

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế du lịch giải pháp phát triển bền vững ngành du lịch của thành phố hà nội (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w