Đảm bảo an toàn xã hộ

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế du lịch giải pháp phát triển bền vững ngành du lịch của thành phố hà nội (Trang 33 - 35)

3.6.1. Giao thông

Trước mắt, các cơ quan chức năng cần có những biện pháp xử phạt mạnh tay đối với những hành vi vi phạm luật giao thông. Cương quyết bố trí lại các tuyến, đường, vỉa hè một cách khoa học trong thành phố, tăng cường thêm các điểm trong giữ xe thành phố không để tình trạng lấn chiếm lòng đường, hè đường để làm điểm trông giữ xe, bán hàng. Phát triển dịch vụ văn minh cho khách tại các bến xe, nhà ga, đồng thời bố trí lại hệ thống giao thông tỉnh trên địa bàn và quy hoạch các điểm đỗ, đón khách cho loại xe taxi, không để lộn xộn,

tự phát như hiện nay. Ngoài ra, cần tăng cường thường xuyên lực lượng CSGT tại các điểm giao thông thường xảy ra ùn tắc trên các tuyến, nếu lực lượng thực thi mỏng thì có thể sử dụng cả lực lượng thanh niên tình nguyện của các trường đại học.[CITATION GST17 \l 1066 ]

Ý thức tham gia giao thông đóng một vai trò vô cùng lớn trong việc hình thành nên môi trường giao thông. Vì vậy nên về dài hạn, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân. Người lớn khi tham gia giao thông cũng cần phải đi đúng luật, không vượt đèn đỏ, không lạng lách,...để làm gương cho trẻ em. Cần bổ sung thêm những bài học, những tiết học về giao thông trong nhà trường, để trẻ em có ý thức tốt khi tham gia giao thông ngay từ khi còn nhỏ tuổi.

3.6.2. Ý thức của cộng đồng

Ý thức xấu của cộng đồng trong ngành du lịch đã và đang trở thành một vấn nạn, làm mất điểm, làm xấu đi hình ảnh trong mắt của du khách quốc tế trong những năm trở lại đây. Trên thực tế, những vụ việc ấy ở đâu cũng có, thậm chí ở ngay cả những quốc gia có nền du lịch rất phát triển như: Pháp, Tây Ban Nha...Có khác là sự quan tâm, tầm nhìn của mỗi quốc gia, mỗi địa phương và quyết tâm giải quyết vấn đề của mỗi nơi. [CITATION VũL16 \l 1066 ]

Những hành vi xấu này bắt nguồn từ thực tế cuộc sống. Chúng ta mới thoát nghèo nên nhiều chính sách chưa bao quát hết các thành phần xã hội, nhiều người phải làm như vậy để sinh nhai. Do đó, các địa phương cần xem xét, tạo công ăn việc làm phù hợp cho họ. Chính quyền địa phương, cơ quan quản lý phải đưa ra những chương trình xã hội, nhằm tạo ra việc làm mới cho những cộng đồng dân cư yếu thế. Về phía cộng đồng, cần chung tay quan tâm chia sẻ cho họ có cơ hội cải thiện cuộc sống bằng việc làm lương thiện. Ngoài ra, một điểm đến đông khách du lịch cũng tạo điều kiện cho những kẻ lợi dụng làm điều xấu. Chính vì vậy, chính quyền địa phương cần quản lý chặt chẽ dân cư, tạo ra nề nếp ở địa phương, không để cơ hội cho hành vi xấu nảy sinh.

Ngoài những biện pháp dài hạn nêu trên, chính quyền địa phương cũng cần phối hợp với các cơ quan chức năng để có những biện pháp xử lý tức thời, mang tính răn đe cao. Cần mạnh tay hơn nữa trong việc dẹp bỏ, xử phạt hành chính đối với những đối tượng có hành vi như vậy.

Mạng xã hội cũng là một kênh giúp nâng cao ý thức của cộng đồng một cách hiệu quả. Bởi lẽ, bên cạnh việc tuyên truyền, quảng bá du lịch, những hình ảnh phê phán các hành động xấu đối với du khách cũng được đưa lên. Những hình ảnh này sẽ tạo hiệu ứng, hiệu lực mạnh để cảnh báo các đối tượng, các cơ sở, địa điểm chèn ép, có thái độ không tốt với du khách.[CITATION VũL16 \l 1066 ]

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế du lịch giải pháp phát triển bền vững ngành du lịch của thành phố hà nội (Trang 33 - 35)