Khí quản (hình 55 – 57)
Trong hình là một khí quản bị cắt ngang. Ống khí quản được lát bằng một lớp niêm mạc (M), bên trên có biểu mô trụ giả kép có lông rung và có nhiều tế bào đài (mũi tên, E). Đỉnh của các tế bào trụ thấy rõ lông rung (C) nếu được quan sát ở độ phóng đại cao. Đáy của biểu mô có một loại tế bào đáy (B) có khả năng sinh sản cao.
Trong lớp đệm (LP) có nhiều nang tiết chất nhờn (M), nang tiết chất trong (SM) và mạch máu (V). Ống dẫn (D) của các tuyến này mở vào lòng khí quản và lát bằng biểu mô khối đơn. Lớp mô chống đỡ khí quản được cấu tạo bởi sụn trong (HC) xếp thành hình chữ U nếu cắt hết vòng khí quản. Sụn khí quản được bao quanh bằng một màng sụn (PC) là mô liên kết có mạch máu, mô mỡ (F), và dây thần kinh. Ở một góc của tiêu bản có thể thấy một nốt bạch huyết (L).
Hình 55. Khí quản
M: Niêm mạc SM: Lớp dưới niêm HC: Lớp sụn PC: Màng sụn L: Nốt bạch huyết
Hình 56. Khí quản Hình 57. Khí quản
E: Biểu mô trụ giả kép có lông rung C: Lông rung B: Tế bào đáy LP: Lớp đệm SM: Nang tiết chất trong
M: Nang tiết chất nhờn D: Ống dẫn
Phổi gia súc (hình 58 – 62)
Trong tiêu bản phổi, quan sát các cấu tạo sau: phế quản bậc 2, tiểu phế quản, tiểu phế quản tận cùng, tiểu phế quản hô hấp, ống phế nang, và phế nang .
Phế quản bậc 2 hay phế quản tiểu thùy: biểu mô (E) thuộc loại trụ giả kép có lông rung (mũi tên), bên dưới là lớp đệm mô liên kết (LP) rất mỏng, có một lớp cơ trơn (SM) dẹp, lớp dưới niêm có vài tuyến (Gl), các tấm sụn trong (C) và lớp áo ngoài. Thường có nhiều mạch máu (V) đi kèm theo phế quản.
Tiểu phế quản: biểu mô thuộc loại trụ giả kép hay trụ đơn có lông rung và một ít tế bào đài (G). Màng niêm thường xếp nếp và lòng ống có hình sao khi cắt ngang.
Tiểu phế quản tận: biểu mô của là loại trụ đơn có lông rung nhưng không có các tế bào đài. Loại này vẫn có lớp đệm, lớp cơ trơn và lớp ngoài.
Tiểu phế quản hô hấp: là những ống nhỏ, nối trực tiếp với ống phế nang và phế nang. Biểu mô loại trụ đơn thấp hay khối đơn, có rất ít mô liên kết, các dãy cơ trơn dài và các sợi đàn hồi của lớp đệm.
Mỗi tiểu phế quản hô hấp nối với 2 hay nhiều ống phế nang, tuy nhiên trong tiêu bản ít khi ta thấy được cấu tạo này.
Vách các ống phế nang được cấu tạo bởi một loạt phế nang nằm cạnh nhau. Các phế nang tạo nên 1 khối mô chính của phổi trông như viền đăng ten. Nếu phóng đại lớn ta thấy sự liên quan của phế nang đối với mao quản. Các mao quản nằm trong vách phế nang.
Ở các đầu phế nang vách thường dày lên vì có các vòng cơ trơn.
Hình 58. Phổi gia súc Hình 59. Phổi gia súc Hình 60. Phổi gia súc
E: Biểu mô LP: Lớp đệm G: Tế bào đài SM: Lớp cơ trơn V: Mạch máu Mũi tên: Lông rung
GL: Tuyến C: Lớp sụn
Hình 61. Phổi gia súc Hình 62. Phổi gia súc
E: Biểu mô Mũi tên: Lớp cơ trơn
Phổi gia cầm (hình 63 – 65)
Trong hình là một nhánh phế quản của gia cầm MB (độ phóng đại 20 lần), ngoài lớp biểu mô trụ giả kép thì nó cũng có những mảnh sụn trong (C) và các bó cơ trơn (SM) chạy vòng. Phế quản dẫn không khí vào đến vùng giữa của phổi và chia nhánh tạo thành phế quản bậc II (SB). Phế quản bậc II tương đương với tiểu phế quản của các loài gia súc, vách chủ yếu cấu tạo bởi cơ trơn.
Phế quản bậc II tạo những nhánh phế quản nhỏ PB (còn gọi là phế quản bậc III) chạy song song theo hình xương cá với nó. Vách của phế quản nhỏ phồng ra tạo thành các phế nang (AV), nơi xảy ra sự trao đổi khí.
Hình 65 cho thấy phế quản nhỏ được mở rộng thành các phế nang. Miệng của các phế nang có các bó cơ trơn rất phát triển. Trên vách phế nang có một mạng lưới mao mạch rất dồi dào.
Hình 63. Phổi gia cầm Hình 64. Phổi gia cầm Hình 65. Phổi gia cầm
MB: Phế quản SB: Phế quản bậc II AV: Phế nang Cartilage: Lớp sụn Parabronchus: Phế quản nhỏ SM: Cơ trơn