Bài 11 HỆ THỐNG TIÊU HÓA

Một phần của tài liệu MỘT SỐ KIẾN THỨC CẦN CHUẨN BỊ TRONG THỰC HÀNH MÔ HỌC (Trang 30 - 33)

Thực quản (hình 66 – 67)

Thực quản giống như một cấu trúc hình ống với lòng ống thường gấp nếp lồi vào trong. Vách thực quản gồm các lớp:

- Màng niêm thực quản (M) gồm một lớp biểu mô lát kép không hoá keratin (SS), bên dưới là lớp đệm liên kết (LP) và lớp cơ niêm(MM). Trong lớp đệm có các mạch máu nhỏ. Lớp cơ niêm cấu tạo bởi các sợi cơ trơn chạy dọc.

- Lớp dưới niêm mạc (SM) có nhiều nang tuyến tiết dịch nhờn (GL) thuộc tuyến thực quản. Các ống bài xuất (D) sẽ dẫn chất tiết từ tuyến lên bề mặt của thực quản. Trong lớp dưới niêm mạc có nhiều mạch máu và tế bào mỡ.

- Ngay cạnh lớp dưới niêm mạc là lớp cơ dày (ME) gồm 2 lớp rõ rệt: trong là lớp cơ vòng và ngoài là lớp cơ dọc, thường là cơ vân bị cắt ngang nên nhân thường thấy nằm sát rìa.

- Lớp ngoài cùng là mô liên kết bao bọc(A), trong đó ta thấy các mạch máu, thần kinh và mỡ.

Hình 66. Thực quản Hình 67. Thực quản

M: Niêm mạc LP: Lớp đệm

SS: Biểu mô lát kép không hóa keratin MM: Lớp cơ niêm

SM: Lớp dưới niêm GL: Tuyến

ME: Lớp cơ D: Ống bài xuất

A: Lớp áo ngoài

Dạ dày đơn (hình 68 – 70)

+ Vùng trung gian giữa thực quản và vùng thượng vị.

Trong tiêu bản ta quan sát thấy những rãnh dạ dày (GP), tuyến dạ dày vùng thượng vị (CG), tuyến thực quản - thượng vị (ECG), cơ niêm (mũi tên) và lớp dưới niêm(SM).

+ Vùng thân vị

Trong hình là vách của dạ dày ở vùng thân vị, chủ yếu chỉ quan sát được lớp niêm mạc. Các lớp khác (lớp dưới niêm, lớp cơ ngoài và lớp liên kết ngoài=màng tương) không nằm trong vi trường.

Biểu mô lát mặt trong dạ dày là loại trụ đơn. Biểu mô này chạy liên tục và lát cả những lỗ châm kim = rãnh dạ dày(P) ăn sâu vào lớp niêm mạc khoảng 1/3 hay 1/4 bề dày niêm. Ở đáy của lỗ châm kim này là các tuyến dạ dày và lớp tuyến trải dài xuống dưới tới lớp cơ niêm. Lớp đệm là phần mô liên kết nâng đỡ cho niêm mạc. Lớp cơ niêm phân nhánh các sợi cơ trơn đi vào giữa lớp đệm và các tuyến dạ dày.

Các tuyến dạ dày ở vùng này gồm 2 loại tế bào, tế bào chính (C) nhuộm màu hồng lợt với nhân tím đậm và các tế bào viền (mũi tên) có hình tròn, nhuộm màu đỏ sậm nằm ở rìa các ống tuyến hay chồng lên các tế bào chính. Ở vùng cổ tuyến có những tế bào phụ (MN)̣. + Vùng hạ vị.

Trong vùng hạ vị, các nếp uốn dạ dày (P) sâu hơn là ở thân vị. Hạ vị cũng có đủ các lớp như ở thân vị.

Các tuyến (GL) ở hạ vị chỉ có một loại tế bào. Mỗi tế bào tuyến có tế bào chất ăn màu hồng và nhân dẹp nằm sát đáy. Bề sâu nếp uốn so với niêm mạc là 1/1.

Biểu mô vùng này cũng là loại trụ đơn.

Hình 68. Vùng thực quản-thượng vị Hình 69. Vùng thân vị Hình 70. Vùng hạ vị

GP: Rãnh dạ dày P: Rãnh dạ dày P: Rãnh dạ dày CG,ECG: Tuyến dạ dày MN: Tế bào phụ GL: Tuyến hạ vị

Mũi tên: Cơ niêm C: Tế bào chính

Mũi tên: Tế bào viền

+ Dạ dày trước loài nhai lại (hình 71 – 72) Dạ tổ ong (hình 71)

Dạ tổ ong của loài nhai lại tạo thành các nếp gấp. Trên nếp gấp chính (1) nhô ra những nếp gấp phụ (2). Cơ niêm (MM) rất phát triển, tạo thành những bó chạy dọc lên đến đỉnh của nếp gấp chính. Biểu mô phủ bề mặt của dạ tổ ong là biểu mô lát kép hóa keratin.

Dạ lá sách (hình 72)

Trong tiêu bản là một nếp gấp niêm mạc dạ lá sách của bò.

Quan sát biểu mô thuộc loại lát kép hoá keratin (6). Lớp dưới niêm (7) chạy liên tục theo các gấp nếp của dạ dày. Cơ niêm rất phát triển (5) tạo thành bó chạy dọc theo gấp nếp.

Hình 71. Dạ tổ ong Hình 72. Dạ lá sách

1: Nếp gấp chính 6: Biểu mô lát kép hóa keratin 2: Nếp gấp phụ 3: Lớp đệm

MM: Lớp cơ niêm 5: Lớp cơ niêm 7: Lớp dưới niêm

Một phần của tài liệu MỘT SỐ KIẾN THỨC CẦN CHUẨN BỊ TRONG THỰC HÀNH MÔ HỌC (Trang 30 - 33)