Bài 13 HỆ THỐNG SINH DỤC ĐỰC

Một phần của tài liệu MỘT SỐ KIẾN THỨC CẦN CHUẨN BỊ TRONG THỰC HÀNH MÔ HỌC (Trang 42 - 43)

M: Màng treo ruột

Bài 13 HỆ THỐNG SINH DỤC ĐỰC

Tinh hoàn (hình 95 – 96)

Toàn thể dịch hoàn được bọc trong một bao liên kết sợi dày được gọi là màng trắng (tunica albuginea). Trong tiêu bản ta thấy có nhiều ống sinh tinh. Các ống sinh tinh cấu tạo bởi nhiều lớp tế bào nằm trên một màng đáy mỏng, bọc ngoài bởi những tế bào cơ - biểu mô (M).

Giữa các ống này là mô liên kết (CT) gọi là mô kẻ chứa tế bào sợi non (F), mạch máu thần kinh và một loại gian bào đặc biệt (tế bào Leydig) (L). Tế bào Leydig thường nằm thành từng nhóm hay có thể nằm đơn độc. Các tế bào này thường lớn tròn hay có nhiều cạnh, ăn màu sậm và có 1 nhân hình trứng nằm ở giữa.

Mỗi ống sinh tinh được bao quanh bởi một màng đáy mỏng, màng này là một tầng biểu mô sinh tinh gồm 2 loại tế bào: các tế bào dòng tinh và tế bào Sertoli(Sc). Đặc tính sắp xếp các loại này được thấy rõ nhất ở một ống sinh tinh cắt ngang.

Các tế bào Sertoli là những tế bào chống đỡ, thường mỏng manh, dài chiếm từ màng bao ngoài tới gần sát lòng ống. Tế bào chất thường có các khía dài. Nhân hình trứng, hơi có vẻ tam giác, nhuộm màu lợt.

Các tế bào dòng tinh gồm nhiều loại. Các tinh bào nguyên thủy (Sg) thường nằm sát màng đáy. Đó là những tế bào hình tròn với nhân hình cầu ăn màu tím sậm. Các tế bào này có khả năng phân bào để tạo ra các tinh bào nguyên thủy mới. Sau một thời gian tăng trưởng, một số sẽ biến thành tinh bào bậc I (Ps) nằm ở ngay trên lớp tế bào nguyên thủy. Nhân của chúng có nhiều dạng khác nhau vì nhiễm sắc chất ở nhiều trạng thái phát triển. Mỗi tinh bào I sẽ gián phân giảm nhiễm để tạo ra tinh bào II.

Tinh bào II thường nhỏ hơn tinh bào I, chúng phân bào ngay khi được thành lập và do đó thường rất ít thấy trong tiêu bản mô dịch hoàn. Mỗi tinh bào II sẽ phân ra thành 2 tiền tinh

sinh tinh và sau đó sẽ biến hình thành tinh trùng (Lst). Tinh trùng thường thấy ở lòng ống, đầu ăn màu sậm và đuôi hướng vào lòng ống. Có thể thấy chất cặn bã do các tinh bào thoái hóa ở sát bên tinh trùng.

Hình 95. Tinh hoàn Hình 96. Tinh hoàn

Sg: Tinh nguyên bào L: Gian bào Leydig

Ps: Tinh bào bậc 1 Sc: Tế bào Sertoli St: Tinh tử M: Tế bào cơ-biểu mô

Lst: Tinh trùng F: Tế bào sợi

Một phần của tài liệu MỘT SỐ KIẾN THỨC CẦN CHUẨN BỊ TRONG THỰC HÀNH MÔ HỌC (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)