M: Màng treo ruột
Bài 14 HỆ THỐNG SINH DỤC CÁ
Buồng trứng (hình 97 – 102)
Ở thú trẻ, bề mặt buồng trứng được phủ bởi biểu mô khối đơn (mũi tên, E), lớp biểu mô này sẽ dẹp lại khi thú già. Dưới lớp biểu mô là màng trắng (A). Nhu mô buồng trứng gồm 2 vùng:
Sườn vỏ (C) là loại mô liên kết chứa các tế bào sợi non có hình thoi, giữa các tế bào này là vùng dày đặc các sợi lưới và sợi keo. Sườn của vùng tủy (M) là mô liên kết thưa chứa nhiều mạch máu (V) , đặc biệt ở vùng cuống buồng trứng.
Nhiều noãn bao ở các giai đoạn phát triển khác nhau nằm trong sườn của buồng trứng. Nhiều nhất là noãn bao nguyên thủy (P) nằm ở vùng vỏ, thường tập trung thành chùm. Các noãn bao này có cơ cấu nhỏ nhất và đơn giản nhất. Ở độ phóng đại lớn, ta thấy mỗi noãn bao nguyên thủy gồm một noãn bào và được bọc bằng một lớp tế bào phẳng. Mỗi noãn bào
có một nhân lớn nằm hơi lệch về một phía. Xung quanh noãn bào có một màng trong suốt (mũi tên) bắt màu hồng nhạt.
Những noãn bao có kích thước trung bình là noãn bao bậc I. Chúng có thể có một lớp tế bào nang (UF) hay nhiều lớp tế bào nang (MF) bao quanh một noãn bào (O). Những cái lớn hơn loại này là noãn bao bậc II hay noãn bao tăng trưởng. Những cái nhỏ không có xoang, những cái lớn có xoang (A) lớn nhỏ tùy mức phát triển nên còn được gọi là noãn bao có hốc hay bao noãn tăng trưởng (SF). Các noãn bao này nằm ở phần sâu của vỏ và ngăn cách với sườn mô chung quanh bằng một màng bao gọi là màng bao noãn (TF).
Loại noãn bao lớn nhất có một xoang rộng chứa đầy chất nước màu hồng (A), đó là nang Graaf trưởng thành (GF). Tế bào noãn trưởng thành được bọc bởi các tế bào nang nhô vào trong dịch nang tạo nên một vùng gọi là đĩa trứng . Các tế bào nang bao quanh noãn bào tạo thành một lớp màng hạt (CR).
Một số noãn bao không trưởng thành, bị thoái hóa và được gọi là bao noãn chai.
Hình 97. Buồng trứng
Mũi tên: Biểu mô khối đơn A: Màng trắng C: Vùng vỏ M: Vùng tủy
F: Nang noãn V: Mạch máu
Hình 98. Buồng trứng
E: Biểu mô khối đơn Mũi tên: Màng trong suốt P: Nang noãn nguyên thủy O: Noãn bào
UF: Nang noãn bậc 1 MF: Nang noãn bậc 1
Hình 101. Buồng trứng Hình 102. Buồng trứng
SF: Nang noãn bậc 2 GF: Nang noãn trưởng thành
A: Xoang CR: Màng hạt
Tử cung trước giai đoạn tiền động dục (hình 103 – 105)
Trong hình là một phần của vách tử cung cắt ngang và ở giữa là xoang của tử cung (L). Vách của tử cung gồm ba lớp: màng tương ở ngoài cùng (chỉ thấy được khi ta cắt đầy đủ các phần của vách), lớp cơ tử cung (M) và lớp trên là màng niêm (niêm mạc) (E) của tử cung. Màng niêm có thể được phân thành hai lớp: lớp hẹp ở dưới gọi là lớp căn bản (B) và lớp rộng trên mặt gọi là lớp chức năng (F).
Niêm mạc cấu tạo bởi biểu mô trụ đơn nằm bên trên lớp đệm mô liên kết. Tuyến tử cung (tuyến ống) nằm bên trong lớp đệm. Ở bề mặt tử cung, các tuyến này thường thẳng và không uốn éo, nhưng ở sâu dươí lớp niêm mạc thì các tuyến này xoắn lại. Ở phần sau của màng niêm, ta còn thấy các động mạch xoắn, phần trên chỉ có tĩnh mạch và mao quản. Mô liên kết giữa các tuyến có nhiều hơn biểu mô tuyến tử cung.
Cấu tạo chính của lớp cơ tử cung là những sợi cơ trơn, cách nhau bởi mô liên kết nằm theo đủ mọi chiều hướng. Trong lớp cơ cũng có nhiều mạch máu.
Hình 103. Tử cung Hình 104. Tử cung Hình 105. Tử cung
L: Xoang tử cung F: Lớp chức năng M: Lớp cơ E: Lớp nội mạc B: Lớp căn bản
Tử cung lúc tiền động dục và động dục (hình 106)
Trong lúc thú động dục, có những biến đổi xảy ra ở hầu hết vùng chức năng của niêm mạc. Lúc này lớp chức năng có thể được chia thành hai vùng:
- vùng rắn, hẹp, nằm ngay dưới lớp biểu mô, nơi này ít có phù thủng, các tuyến khá nhỏ và thẳng.
- bên dưới là lớp xốp rất rộng và có các biến đổi như sau: lớp mô liên kết niêm mạc dày lên, phần lớn là do lượng dịch chất tiết tăng và các tuyến tử cung lớn ra, uốn cong queo. Lòng tuyến dãn ra và chứa đầy chất tiết. Những tế bào tuyến thấp và lớn chiều ngang. Ở giai đoạn này, các động mạch xoắn thấy xuất hiện ở khắp vùng niêm mạc.
Tử cung giai đoạn sau động dục (hình 107)
Trong giai đoạn này tuyến tử cung dãn ra, mạch máu giảm xung huyết , niêm mạc có cấu tạo thành 2 lớp: mô đặc (C ) và mô xốp (S). Hình 106. Tử cung Hình 107. Tử cung F: Lớp chức năng C: Lớp mô đặc B: Lớp căn bản S: Lớp mô xốp
Bài 15. DA
Da (hình 108 – 112)
Bên ngoài da là lớp biểu mô lát kép hóa sừng rất mạnh (E). Có thế thấy vết tích của một lông bị cắt ngang (H). Lớp biểu mô thường lồng vào mô liên kết tạo thành nhú biểu bì (EP) và nhú chân bì (DP).
Tận cùng của biểu mô là lớp mầm (B) gồm những tế bào trụ hay khối đơn nằm trên màng đáy. Kế là lớp tế bào gai (S) , lớp tế bào dẹp (G) và những tế bào sừng hoá. Lớp sừng (C) phía trên dày hay mỏng tùy vị trí của da.
Lớp bì (D) ở ngay sát dưới biểu mô tạo bởi mô liên kết thưa và dày có nhiều mạch máu, mạch bạch huyết, dây thần kinh.
Lớp hạ bì (Hy) cấu tạo bởi mô liên kết thưa và một số tế bào mỡ bên trong.
Các nang lông nhiều và nằm san sát nhau. Các tuyến bã (S) có hình túi, tập hợp các tế bào bắt màu lợt và có ống dẫn.
Cơ dựng lông (APM) là cơ trơn, bắt nguồn từ lớp bì và đi vào trong lớp bao liên kết của nang lông.
Các tế bào tiết và ống dẫn của tuyến mồ hôi (Sg) nằm ở vùng mô liên kết chung quanh. Các tế bào tiết lớn hơn và bắt màu lợt hơn tế bào ống dẫn.
Cũng có thể quan sát thấy các dây thần kinh (N).
Hình 108. Da Hình 109. Da
D: Lớp bì APM: Cơ dựng lông
S: Tuyến bã nhờn Sg: Tuyến mồ hôi
Hình 110. Da
C: Lớp sừng G: Lớp tế bào dẹp S: Lớp tế bào gai B: Lớp tế bào đáy EP: Nhú biểu bì DP: Nhú chân bì
Hình 111. Da Hình 112. Da
E: Biểu mô lát kép hóa sừng Sg: Tuyến mồ hôi H: Nang lông Sg: Tuyến mồ hôi S: Phần chế tiết S: Tuyến bã nhờn N: Dây thần kinh D: Phần bài xuất