Bài 9 HỆ THỐNG NỘI TIẾT

Một phần của tài liệu MỘT SỐ KIẾN THỨC CẦN CHUẨN BỊ TRONG THỰC HÀNH MÔ HỌC (Trang 26 - 27)

Tuyến thượng thận (hình 51 – 52)

Mỗi tuyến thượng thận được bao trong mô liên kết (C), trong đó có nhiều mạch máu và sợi thần kinh không có myelin. Nhu mô tuyến thượng thận được chia thành vùng vỏ (Co) và vùng tủy (M). Trong vùng vỏ ta thấy có ba lớp xếp chồng lên nhau. Lớp ngoài cùng là vùng cầu (G). Nhân của tế bào thường có khuynh hướng nhỏ và ăn màu đậm. Tế bào chất chứa các hạt mỡ nhỏ nhìn vào trông giống các không bào. Kế đó là vùng dậu (F), trong lớp này có các tế bào xếp thành từng cột vì các không bào trong tế bào rất rõ nên còn được gọi là các bọt biển. Giữa các trụ tế bào có các xoang mao mạch. Trong cùng là vùng lưới (R), các tế bào này xếp thành từng dây, chạy theo đủ mọi chiều hướng và nối tiếp nhau. Những tế bào thường mang sắc tố màu hơi vàng.

Tế bào trong vùng tủy (M) ăn màu lợt và nằm thành từng cụm. Vùng tủy cũng chứa các tế bào thần kinh giao cảm nằm riêng lẻ hay tụ thành đám ăn màu sậm hơn. Vùng tủy thường chứa các tĩnh mạch (V) khá lớn.

Hình 51. Tuyến thượng thận Hình 52. Tuyến thượng thận

C: Bao mô liên kết G: Vùng cầu

Co: Vùng vỏ F: Vùng dậu

M: Vùng tủy R: Vùng lưới

V: Mạch máu

Tuyến giáp trạng (hình 53 – 54)

Tuyến giáp trạng được bọc trong một vỏ liên kết (C ) chứa mạch máu và mô mỡ.

Nhu mô của tuyến giáp trạng gồm chủ yếu các nang tuyến (F). Những nang tuyến được lát bởi biểu mô khối đơn hay trụ đơn thấp. Chất keo nằm đầy trong các xoang của tuyến, bắt

màu hồng. Trong chất keo có thể thấy một số không bào hấp thụ, không bắt màu hoặc bắt màu hồng rất lợt. Một nhóm tế bào dày đặc nằm giữa các bao nguyên là vách của bao bị cắt xuyên qua. Mạch máu và mô liên kết nằm chen giữa các nang tuyến. Xen kẽ các nang tuyến còn quan sát được tế bào C (C).

Hình 53. Tuyến giáp trạng Hình 54. Tuyến giáp trạng

C: Bao mô liên kết F: Nang tuyến

C: Tế bào C

Một phần của tài liệu MỘT SỐ KIẾN THỨC CẦN CHUẨN BỊ TRONG THỰC HÀNH MÔ HỌC (Trang 26 - 27)