6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân
a) Những hạn chế
* Thứ nhất là về phát triển nguồn hàng:
- Chất lượng nguồn lực phát triển thương mại sản phẩm luôn là yếu tố hàng đầu giúp phát triển nguồn hàng tuy vậy vẫn còn có những hạn chế
- Chất lượng sản phẩm đóng một vai trò hết sức quan trọng trong doanh thu kinh doanh của công ty, tuy vậy hệ thống qui trình chất lượng của công ty còn chưa thực sự đạt hiệu quả, danh mục sản phẩm vẫn còn hạn chế về số lượng, chủng loại.
* Thứ hai là về phát triển thị trường:
- Công tác lập kế hoạch điều tra và nghiên cứu thị trường đối với công ty là vô cùng quan trọng nhưng chưa được triển khai hợp lý nên việc điều tra, nghiên cứu phát hiện ra những nhu cầu về số lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả của thị trường và việc phân phối nhằm thoả mãn nhu cầu đó còn chưa đạt hiệu quả cao. Thực tế cho thấy, thị trường kinh doanh ẩm thực là thị trường khá quen thuộc và hoạt động diễn ra hết sức sôi động và mang tính cạnh tranh cao. Từ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp cho đến các đối thủ nước ngoài nhập cuộc , tất cả tạo nên một thị trường cạnh tranh hết sức gay gắt.
- Mạng lưới kinh doanh sản phẩm còn hạn hẹp, mới tập trung chủ yếu vào các khu trung tâm thành phố
* Thứ ba là về môi trường thương mại:
Môi trường kinh doanh chưa hoàn thiện và nâng cao dẫn đến công ty còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động.
Có thể thấy được sự khó khăn của công ty khi sản xuất và kinh doanh , công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh khá cao, đòi hỏi công ty phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như đầu tư chất xám vào sản xuất.
Sự cạnh tranh gay gắt giữa các sản phẩm từ các đối thủ cạnh tranh trong nước, không những thế còn có sự cạnh tranh với những sản phẩm chất lượng cao của quốc tế. Chính yếu tố này dẫn đến quy mô thương mại của sản phẩm phần mềm trên thị trường chưa cao.
Về cơ cấu thị trường tiêu thụ của công ty chưa hợp lý. Công ty chưa khai thác triệt để những thị trường tiềm năng trên thị trường Miền Bắc. Hoặc khi đã có thị trường nhưng không tận dụng tối đa để phát triển thị trường.
Thêm vào đó, dịch vụ hỗ trợ khách hàng vẫn còn nhiều yếu kém. Nguyên nhân của việc sử dụng vốn kinh doanh chưa hiệu quả là do việc phân bổ vốn kinh doanh cho các hoạt động đầu tư kinh doanh chưa thực sự hợp lý.
CHƯƠNG III CÁC ĐỀ XUẤT , GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN