Hiệu quả can thiệp thông qua đánh giá kỹ năng làm bệnh án

Một phần của tài liệu Thực trạng dạy học lâm sàng môn truyền nhiễm và hiệu quả can thiệp bằng sử dụng bệnh án điện tử tại đại học y khoa vinh tt (Trang 26 - 27)

Các kết quả nghiên cứu từ sự so sánh điểm trung bình các kỹ năng làm BA của 2 nhóm và tại 2 thời điểm trước, sau can thiệp đều cho thấy chênh lệch điểm. Sự chênh lệch điểm của nhóm can thiệp và nhóm chứng trước khi can thiệp hầu như không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Sự chênh lệch điểm trung bình các kỹ năng làm BA của nhóm can thiệp so với nhóm chứng sau khi can thiệp đều dương (điểm nhóm can thiệp – điểm nhóm chứng) và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Sự chênh lệch điểm trung bình các kỹ năng làm BA trước và sau khi can thiệp của nhóm can thiệp đều dương (điểm sau can thiệp – điểm trước can thiệp) và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Sự chênh lệch điểm trung bình các kỹ năng làm BA tại thời điểm trước và sau can thiệp ở nhóm can thiệp dao động từ 0,2 đến 3,3 điểm; trong khi đó điểm chênh lệch này ở nhóm chứng từ -0,3 đến 0,6 điểm.

Kết quả đánh giá TTLS môn truyền nhiễm ở mức khá, giỏi sau can thiệp của nhóm can thiệp cao gấp 6,3 lần so với nhóm chứng (OR = 6,3; 95% CI: 3,6 - 11,1; p < 0,05), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <0,05. Như vậy, chúng ta thấy rõ ràng có mối liên quan giữa kết quả TTLS với sự can thiệp bằng BAĐT. Để thấy rõ HQCT của BAĐT đối với từng kỹ năng làm BA, kết quả nghiên cứu bảng 3.32 cho thấy: kỹ năng khai thác “Lý do vào viện” có HQCT cao nhất (41,0%) với p<0,05; tiếp đến là kỹ năng mô tả “Khám thực thể” (35,5%, p< 0,05); kỹ năng mô tả “Phòng bệnh, GDSK” (35,0%, p< 0,05). Các kỹ năng “Khai thác thông tin hành chính”, “Khai thác tiền sử ”, “Tiên lượng bệnh” là những kỹ năng có HQCT thấp và hiệu quả này chưa có ý nghĩa thống kê (p> 0,05). Sở dĩ sau can thiệp kỹ năng khai thác “Lý do vào viện” có HQCT cao nhất là do khi chưa được can thiệp thì các SV còn chưa biết chọn lý do chính và đặc biệt không lượng giá được mức độ của các lý do. Ngược lại kỹ năng “Khai thác tiền sử” có HQCT thấp nhất. Điều này có thể giải thích là do mục “Tiền sử” trong mẫu BATN thường được ghi rõ chi tiết cụ thể và tương đối đầy đủ nên SV ít bỏ sót khi khai thác. Nghiên cứu của Phạm Thị Hạnh 2018 về kỹ năng làm BA thông qua can thiệp bằng phương pháp DHLS tích cực cho thấy: sau can thiệp 9 tuần, điểm trung bình kỹ năng làm BA của nhóm can thiệp đã tăng 5,16 điểm (p<0,01), trong khi nhóm không can thiệp chỉ tăng 2,28 điểm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Sau can thiệp 2 năm, điểm trung bình kỹ năng làm BA của nhóm can thiệp đã tăng 26,24 điểm (p< 0,001), trong khi nhóm chứng chỉ tăng 16,31 điểm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Như vậy qua nghiên cứu của chúng tôi và một số tác giả khác với biện pháp can thiệp khác nhau đều làm tăng kỹ năng làm BA.

Để đánh giá hiệu quả của BAĐT cải thiện kỹ năng làm bệnh án có liên quan đến kết quả thực tập lâm sàng của nhóm can thiệp, chúng tôi sử dụng

phân tích hồi quy logictic với biến phụ thuộc là kết quả thực tập lâm sàng và biến độc lập là kết quả kỹ năng làm các nội dung của bệnh án. Bảng 3.33 mô tả mối liên quan giữa kết quả TTLS và kết quả kỹ năng làm BA ở nhóm can thiệp cho thấy: Có mối liên quan giữa kết quả TTLS và kết quả làm nội dung BA với p<0,05: Kỹ năng khai thác bệnh sử (OR = 5,8; 95% CI: 1,8 –18,4); Khai thác Tiền sử (OR = 21,7; 95% CI: 4,2-111,5); Kỹ năng Khám thực thể (OR = 3,5; 95% CI: 1,0 –12,3); Kỹ năng Tóm tắt CĐ sơ bộ (OR = 8,6; 95% CI: 3,3 –22,2); Kỹ năng Đề xuất XNCLS (OR = 6,6; 95% CI: 1,9 –22,3); Kỹ năng Biện luận CĐ xác định (OR = 8,9; 95% CI: 3,6 –21,5); Kỹ năng ĐT bệnh (OR = 6,2; 95% CI: 2,6 –14,7); Kỹ năng Tiên lượng bệnh (OR = 5,4; 95% CI: 1,4 –21,3); Kỹ năng phòng bệnh, GDSK (OR = 10; 95% CI: 3,6 – 27,9). Chưa có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kết quả TTLS và kết quả ở nội dung: Khai thác thông tin hành chính và Khai thác lý do vào viện (với p>0,05). Kết quả này là một bằng chứng cho thấy HQCT của BAĐT đã làm cải thiện kết quả học tập của SV, làm cho quá trình TTLS hiệu quả hơn, chất lượng hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng dạy học lâm sàng môn truyền nhiễm và hiệu quả can thiệp bằng sử dụng bệnh án điện tử tại đại học y khoa vinh tt (Trang 26 - 27)