Đổi mới giám sát ngoài kỳ họp

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân qua thực tiễn tại thành phố cà mau, tỉnh cà mau (Trang 42 - 44)

- Cần xác định mục tiêu, nhiệm vụ giám sát: Tức là xác định những loại hoạt động nào cần giám sát, đánh giá, để biết tình hình tiến triển chung của dự án hay có mục đích riêng, lợi ích nhóm, nhằm can thiệp, chấn chỉnh hoặc thúc đẩy một hoạt động kinh tế - xã hội nào đó phù hợp với quy định pháp luật và nghị quyết của HĐND thành phố; Xác định thành phần tham gia vào quá trình giám sát: Sự tham gia của các bên có liên quan giúp hiểu được các quan điểm, mong muốn của họ và đảm bảo rằng những ý kiến phản hồi của họ sẽ được ghi nhận, lồng vào trong biện pháp, giải pháp nhằm thực hiện có tính hiệu quả và có tính chiến lược.Bên cạnh đó, cũng cần xác định phạm vi, đối tượng giám sát để tổ chức các hoạt động giám sát hiệu quả, thu thập các thông tin về tiến độ hay thông tin về kết quả các chỉ số (chỉ tiêu) được dùng như một công cụ để đo lường thành quả một cách rõ ràng, giúp đánh giá các kết quả thực hiện, hoặc để phản ánh những thay đổi. Các chỉ số có thể mang tính định lượng hoặc định tính.

Để giám sát tốt thì trong kế hoạch, đề cương cần nêu rõ mục đích, mục tiêu, yêu cầu, đối tượng, phương thức và thời gian. Trên cơ sở các thông tin đã được phân tích để nhận định, đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động, hoặc các đầu ra, kết quả. Nêu rõ những điểm mạnh, điểm yếu, các nguyên nhân và tồn tại; Đề xuất những biện pháp, kiến nghị, giải pháp khảthi nhằm thúc đẩy tiến độ hoặc bài học kinh nghiệm hoặc đưa ra quyết định chiến lược cho những nhiệm kỳ sau của HĐND thành phố; Sau giám sát cần tăng cường chia sẻ các phát hiện, kết luận và đề xuất của HĐND thành phố với các bên có liên quan nhằm hỗ trợ,phối hợp thực hiện các biện pháp mà Đoàn giám sát của HĐND đề xuất.

- Tiếp tục quan tâm đổi mới việc tổ chức tiếp xúc cử tri cả về phương thức lẫn nội dung, tránh tình trạng "cử tri chuyên nghiệp" và phải thực hiện phương châm "Nghe là chính: và thật sự lắng nghe ý kiến của dân. Tất cả những ý kiến của cử tri phải được tập hợp đầy đủ, trung thực, những kiến nghị phản ánh chính đáng phải được trả lời rõ ràng. Đồng thời những đợt tiếp xúc cử tri là dịp để người đại biểu HĐND nắm bắt tâm tư nguyện vọng của cử tri để kịp thời phản ánh và là điều kiện thuận lợi để nắm tình hình thực tế phục

vụ cho công tác giám sát, ngược lại, đây cũng là điều kiện để nhân dân tham gia giám sát được hoạt động của người đại biểu.

- Giám sát nghị quyết của HĐND thành phố nói chung và nghị quyết chuyên đề nói

riêng có vai trò quan trọng, bảo đảm các chính sách ở địa phương do HĐND thành phố ban hành được thực thi có hiệu quả. Tính chất của hoạt động này là giám sát việc triển khai, tổ chức thực hiện và đánh giá tính hiệu quả của chính sách, từ đó giúp kiểm chứng tính đúng đắn, sự phù hợp của những chủ trương, biện pháp mà HĐND đã quyết nghị. Thông qua giám sát, phát hiện những khó khăn vướng mắc để bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện chính sách, đảm bảo nghị quyết ban hành có chiều sâu, sát thực tiễn, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của cử tri và khẳng định quyền lực, uy tín thực sự của các cơ quan dân cử.

Trách nhiệm của HĐND, Thường trực, các Ban, các Tổ đại biểu và các đại biểu HĐND thành phố trong việc giám sát tình hình, kết quả triển khai và thực hiện nghị quyết chuyên đề phải được thể hiện rõ ngay từ khi lựa chọn các nội dung giám sát đưa vào chương trình giám sát hàng năm của HĐND thành phố, được xem xét, thông qua tại kỳ họp cuối năm, lựa chọn kỹ nội dung, chú trọng đúng mức đến các hội nghị chuyên đề cần giám sát đảm bảo nội dung giám sát có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Đối với những nghị quyết chuyên đề cần có sự tổng kết, đánh giá sâu. Thường trực HĐND Thành phố yêu cầu các cơ quan chuẩn bị các báo cáo chuyên đề trình HĐND thành phố. Trên cơ sở nhận định, đánh giá khách quan về hiệu quả thực hiện nghị quyết, HĐND thành phố xem xét, điều chỉnh các chính sách cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội. Việc giám sát kết quả thực hiện các nghị quyết chuyên đề của HĐND được thực hiện thông qua các cuộc giám sát chuyên đề. Phương thức giám sát được thực hiện linh hoạt trên cơ sở quy định của pháp luật, sử dụng quy trình giám sát phù hợp với đối tượng giám sát, xử lý kịp thời thông tin và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát như: Kết hợp giám sát thông qua báo cáo và giám sát trực tiếp tại đơn vị; tổ chức hội nghị mời các cơ quan có liên quan đến việc triển khai nghị quyết chuyên đề báo cáo, đối thoại, làm rõ nội dung cần thiết… Thông qua giám sát, Thường trực, các Ban của HĐND kiến nghị các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các nghị quyết chuyên đề của HĐND thành phố cho phù hợp với thực tế của địa phương. Đối với các nghị quyết HĐND thành phố có những quy định trái với quy định của pháp luật hiện hành cần phát hiện sớm và cơ quan thẩmquyền xem xét bãi bỏ hoặc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nghị quyết mới kịp thời để đảm bảo cho các hoạt động quản lý nhà nước diễn ra thuận lợi, hiệu quả.

Để đảm bảo hiệu lực giám sát, trước các kỳ họp cuối năm của HĐND thành phố, Thường trực HĐND thành phố yêu cầu các cơ quan có liên quan báo cáo các kết quả thực

hiện các kiến nghị sau giám sát trình HĐND thành phố, chú trọng phát huy vai trò của cơ quan báo chí để nhân dân theo dõi, giám sát, đồng thời tổ chức kiểm tra thực tế tại một số đơn vị.

3.3.5. Nâng cao trình độ của cơ quan giúp việc, trang bị cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động của HĐND

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân qua thực tiễn tại thành phố cà mau, tỉnh cà mau (Trang 42 - 44)