Trong các kỳ họp của HĐND Thành phố, các đại biểu HĐND đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến, tập trung thảo luận một cách thẳng thắn nội dung các báo cáo trình trước kỳ họp, dự thảo nghị quyết của HĐND, đặc biệt là việc đưa ra những bình luận, ý kiến, các câu hỏi yêu cầu cơ quan báo cáo làm rõ những nội dung mà các đại biểu quan tâm. Không ít những trường hợp các đại biểu đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, bất hợp lý của những báo cáo và chỉ ra những vi phạm pháp luật trong dự thảo nghị quyết của HĐND thành phố và được cơ quan, người báo cáo, cơ quan xây dựng dự thảo tiếp thu, sửa chữa, bổ sung. Thông qua hoạt động này làm cho các báo cáo, dự thảo nghị quyết của HĐND thành phố ngày một có chất lượng tốt hơn, làm cơ sở để đánh giá một cách khách quan hoạt động của các cơ quan nhà nước ở địa phương, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương trên các lĩnh vực.
Từ đầu nhiệm kỳ 2011 đến nay đã tổ chức được 16 kỳ họp, ban hành 114 nghị quyết. Trong đó nghị quyết về tổ chức: 42 nghị quyết. Nội dung cơ bản của các nghị quyết đều phù hợp với chủ trương chung của Đảng và nhà nước, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
hiện đúng quy định của pháp luật. Trong nhiệm kỳ đã tiêp 259 lượt công dân, tiếp nhận 156 đơn yêu cầu, kiến nghị. Qua xem xét, phân loại, chuyển 103 đơn cho các ngành chức năng xử lý theo thẩm quyền, số còn lại 53 đơn, hướng dẫn công dân khiếu nại đúng cấp có thẩm quền và đúng pháp luật.
Xem xét việc chất vấn vàtrả lời chất vấn tại kỳ họp
Chất vấn và trả lời chất vấn luôn được quan tâm và chính là hình thức hoạt động giám sát của đại biểu đối với các ngành, các cấp có liên quan trong thời gian giữa hai kỳ họp và giám sát tiếp tại kỳ họp HĐND. Hình thức này ngày càng được HĐND thành phố chú trọng và đặc biệt là cử tri trong thành phố quan tâm nhiều nhất trong phiên họp. Hoạt động chất vấn đã góp phần nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm của đại biểu cùng lãnh đạo các ngành trước các vấn đề mà xã hội quan tâm.
Mỗi kỳ họp có từ 03 đến 06 ý kiến chất vấn. Qua đó, đã thúc đẩy nâng cao trách nhiệm của các cơ quan điều hành, tạo được bầu không khí dân chủ, thẳng thắn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của kỳ họp. Riêng đối với những đại biểu là thành viên các Ban của HĐND đã có những đóng góp thiết thực, quan trọng trong công tác thẩm tra và giám sát, giúp HĐND thành phố quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương đúng quy định của pháp luật.
Lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND bầu
HĐND thành phố giám sát thông qua thực hiệnNghị quyết số 35/2012/QH13 ngày 21/11/2012 của Quốc hội: tại kỳ họp giữ năm 2013, tổng số người được HĐND thành phố lấy phiếu tín nhiệm là 06 người, kết quả đại biểu được đánh giá tín nhiệm cao 04 người, chiêm 66,67%. Kỳ họp cuối năm 2014, tổng số người được lấy phiếu tín nhiệm là 13 người, kết quả đại biểu đánh giá tín nhiệm cao 11 người, chiếm 84,62%.
Nhìn chung, việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chưc vụ do HĐND bầu được thực hiện dân chủ, khách quan, công khai, tuân thủ đúng quy định. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm được HĐND thành phố công bố công khai, kịp thòi để cử tri theo dõi, giám sát.
2.2.2.2. Hoạt động giám sát ngoài kỳ họp
Giám sát ngoài kỳ họp là hoạt động giám sát giữa hai kỳ họp của Thường trực HĐND, các Ban HĐND và đại biểu HĐND thành phố
Trong nhiệm kỳ Thường trực và hai Ban của HĐND thành phố đã tổ chức được 28 đợt giám sát trên các kĩnh vực, sau giám sát đã có 223 kiến nghị đến các ngành, các cấp xem xét, giải quyết theo quy định. Đồng thời Thường trực HĐND và hai Ban tham gia 08 cuộc giám sát cùng với Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh giám sát trên địa bàn thành phố.
- Ban Kinh tế xã hội giám sát việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội được tiến hành đều khắp trên tất cả các lĩnh vực thuộc quyền quản lý nhà nước ở địa phương. Ví dụ: giám sát, khảo sát việc triển khai thực hiện một số chính sách, chương trình, dự án giáo dục –đào tạo, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố; giám sát thực trạng tình hình thực hiện các chế độ chính sách trên địa bàn; giám sát việc thi hành Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn thành phố vàviệc triển khai bảo hiểm y tế toàn dân....
Trên thực tế tại thành phố Cà Mau. Trong năm 02 năm (2015, 2016), Ban KT-XH của HĐND thành phố đã tiến hành giám sát một số nội dung như: Giám sát tình hình thực hiện công tác thu, chi ngân sách, kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa- xã hội, công tác xây dựng cơ bản, đánh giá việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước và đê bao khép kín, sản xuất nông nghiệp, công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, công tác xây dựng xã nông thôn mới tại các Xã, Phường trên địa bàn thành phố. Qua kết quả giám sát cho thấy; công tác xây dựng cơ bản đạt kết quả khả quan, chủ đầu tư thường xuyên kiểm tra, giám sát về chất lượng công trình cũng như việc thi công đúng bản vẽ kỹ thuật nhằm đảm bảo công trình khi hoàn thành có chất lượng tốt, giá trị sử dụng bền lâu. Khi các công trình hoàn thành và đã đưa vào sử dụng sẽ đóng góp rất nhiều cho tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; các công trình thủy lợi, đê bao khép kín gắn với giao thông nông thôn thời gian qua đã phát huy được hiệu quả góp phần để nhân dân yên tâm đầu tư sản xuất; mô hình xây dựng đê bao khép kín theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm được phần lớn quần chúng nhân dân ủng hộ và tham gia thực hiện như đóng góp đất đai, hoa màu, công lao động, kinh phí để thực hiện, hầu hết các địa phương đều thấy được hiệu quả của mô hình và mạnh dạn thực hiện, làm tốt vai trò vận động, phát huy được sự ủng hộ nhiệt tình của quần chúng nhân dân, vận động các mạnh thường quân tham gia đóng góp thực hiện các công trình phục vụ lợi ích chung; công tác xây dựng xã nông thôn mới được sự quan tâm, lãnh đạo của các cấp, các ngành, thành phố đang ra sức xây dựng phấn đấu hoàn thiện các tiêu chí đô thị lọai II và định hướng đến năm 2020 đạt đô thị loại I mà trọng tâm là công tác thu ngân sách nhà nước, góp phần phát triển kinh tế và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
2.3. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND thành phố Cà Mau trong thời gian qua trong thời gian qua
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn hoạt động giám sátcủa HĐND thành phố Cà Mau trong thời gian qua (từ 2011 - 2016) đã đạt kết quả như sau:
Trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội của thành phố Cà Mau đã có những chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên đáng kể. Tốc độ phát triển kinh tế chung trong thành phố tiếp tục
tăng trưởng khá, cơ cấu chuyển dịch đúng hướng. Chính sách phát triển các thành phần kinh tế được chú trọng. Thu ngân sách nhà nước hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu, các chính sách an sinh xã hội được quan tâm và triển khai có hiệu quả. Bên cạnh đó các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, chất lượng cũng được nâng lên. Hàng năm HĐND thành phố đã xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát rất cụ thể và được thông qua bằng nghị quyết. Việc xây dựng chương trình giám sát đã được các đại biểu HĐND thành phố căn cứ vào yêu cầu thực tiễn xã hội và tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc. Nhìn chung hoạt động giám sát của HĐND thành phố thời gian qua đạt nhiều kết quả đáng kể, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Các đại biểu HĐND thành phố thật sự đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, có tinh thần trách nhiệm nhất là trong hoạt động giám sát (nhất là hoạt động chất vấn).
Nội dung giám sát của TT.HĐND, các Ban HĐND thành phố trong thời gian qua đã phù hợp thực tế. Trong quá trình giám sát tại địa phương các hình thức giám sát được thực hiện nghiêm túc và đầy đủ như: Giám sát trực tiếp; giám sát qua chất vấn và xem xét các báo cáo tại kỳ họp; giám sát giữa hai kỳ họp của TT.HĐND, các Ban HĐND và đại biểu HĐND, giám sát qua tiếp xúc cử tri, tiếp công dân… được HĐND thành phố Cà Mau thực hiện một cách đều khắp, không coi nhẹ bất kỳ hình thức nào.
Đối với hoạt động giám sát của HĐND thông qua hình thức chất vấn được đánh giá là ngày càng có hiệu quả cao, thể hiện tính dân chủ và khách quan trong hoạt động giám sát. Trong các đợt giám sát của HĐND, sau khi có kết quả giám sát nếu phát hiện một số sai trái, vi phạm pháp luật trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố. Đoàn sẽ đưa ra những ý kiến, kiến nghị, đề xuất và được các cơ quan, tổ chức, cá nhân chấn chỉnh và khắc phục kịp thời.
Trong việc tiếp công dân, giải quyết kiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân được phát huy. Nhằm nâng cao quyền làm chủ của Nhân dân, do đó không có hiện tượng dẫn đến hình thành điểm nóng, ngăn chặn, hạn chế những hành vi tiêu cực trong hoạt động của bộ máy chính quyền, góp phần đảm bảo an ninh, ổn định chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Tổ chức các cuộc giám sát tại cơ sở là điều kiện để kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết HĐND thành phố, các văn bản pháp luật cấp trên, hoàn thành nhiệm vụ mục tiêu, kinh tế xã hội đề ra. Đồng thời qua giám sát, HĐND thành phố đã phát hiện được sự không phù hợp, thiếu thực tế của một số nghị quyết do HĐND ban hành để kịp thời sửa đổi, bổ sung.
Việc kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất của HĐND thành phố là một trong những biện pháp buộc từng đại biểu HĐND, từng thành viên của UBND, cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mình trước nhân dân, thúc đẩy cải
cách hành chính, cải tiến lề lối làm việc, góp phần xây dựng chính quyền nói riêng và hệ thống chính trị nói chung ngày càng trong sạch vững mạnh.
Như vậy, thông qua một số kết quả đạt được đã thể hiện được hoạt động giám sát của HĐND thành phố Cà Mau trong thời gian qua có nhiều tiến bộ, đã phát huy được vai trò hoạt động của HĐND, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
Tuy nhiên với những kết quả đó so với mục đích, yêu cầu của công tác giám sát, rõ ràng hiệu quả giám sát của HĐND thành phố vẫn còn thấp. Bởi những kết quả trên nhìn chung chưa đạt được mục đích, yêu cầu giám sát đề ra, được thể hiện nhưsau: Trong từng kỳ họp, một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố chuẩn bị tài liệu chưa kịp thời, một số văn bản còn gửi bổ sung tại kỳ họp cho nên một số tài liệu chưa được đại biểu HĐND thành phố nghiên cứu trước.
Việc cung cấp tài liệu và các báo cáo cho TT.HĐND thành phố, các Ban HĐND thành phố, đại biểu HĐND thành phố có cố gắng gởi theo đúng thời gian quy định, tuy nhiên trên thực tế vẫn còn chậm không đảm bảo thời gian cũng như các quy định về gửi tài liệu cho đại biểu HĐND thành phố.
Công tác tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri có hệ thống, những ý kiến giải quyết của các cơ quan thẩm quyền và biện pháp kiến nghị xem xét, xử lý chưa được tiếp thu cao, từ đó một số ý kiến, kiến nghị của cử tri được lặp đi, lặp lại kéo dài trong nhiều kỳ họp, làm cử tri giảm lòng tin vào kết quả tiếp thu, giải quyết.
Một hạn chế nữa là các báo cáo của UBND thành phố trong khi tiếp thu thẳng thắn thừa nhận khá nhiều thiếu sót, khuyết điểm trong công tác quản lý, điều hành và có nêu đầy đủ phương hướng, giải pháp khắc phục nhưng lại không xác định trách nhiệm cụ thể của từng ban, ngành.
Việc chất vấn của đại biểu được UBND thành phố và một số ngành trả lời nhưng còn nhiều trường hợp ý kiến trả lời còn chung chung, chưa cụ thể, còn vòng vo, né tránh.
Song song đó công tác giám sát sau chất vấn cũng như cách thức tác động đến các đối tượng bị chất vấn còn thụ động, sau những câu hỏi chất vấn nghiêm túc, chỉ rõ những khuyết điểm lệch lạc của các ban, ngành thì vấn đề xử lý những tiêu cực, cũng như giám sát việc thực hiện những gì mà các đối tượng bị chất vấn hứa cũng quan trọng không kém.
Việc thành lập Đoàn giám sát chủ yếu thực hiện theo kế hoạch đã được đề ra, các đợt giám sát đột xuất ít khi được thực hiện. Mỗi đợt giám sát chỉ thực hiện trong vài ngày, mỗi đơn vị được giám sát chỉ trong một buổi hoặc một ngày, chủ yếu là xem xét báo cáo của các đơn vị được giám sát mà chưa bám sát thực tế cơ sở những nội dung cụ thể của vấn đề cần được giám sát nên hiệu quả không cao, nội dungkiến nghị còn rất đơn giản, chung chung, không thể hiện yêu cầu cụ thể công việc đơn vị được giám sát.
Sau các cuộc giám sát đều có kiến nghị đến cơ quan, đơn vị được giám sát để giải quyết những tồn tại, yếu kém nhưng việc giải quyết và phản hồi của các cơ quan, đơn vị chưa đầy đủ, chưa quan tâm thực hiện giải quyết các kiến nghị của TT.HĐND, các Ban của HĐND thành phố nên hiệu quả sau giám sát chưa được như mong muốn, chưa giải quyết hết nội dung được kiến nghị. Hoặc là việc trả lời của một số đơn vị được giám sát không đáp ứng yêu cầu cụ thể công việc đơn vị được giám sát. Hơn nữa, công tác kiểm tra việc thực hiện kiến nghị sau giám sát còn bỏ ngõ, còn hạn chế trong việc tái giám sát.
2.3.1. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động giám sát của HĐND thành phố phố
Từ sự phân tích trên hoạt động giám sát của HĐND thành phố còn những hạn chế do các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan như sau:
- Một số quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động của HĐND và cơ quan tham mưu giúp việc của HĐND(văn phòng) còn chồng chéo, thiếu đồng bộ và chưa đề cao vai trò HĐND thành phố đúng mức.
- Việc chọn đại biểu của HĐND thành phố còn theo cơ cấu nên trình độ, năng lực lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng không đồng đều, nhận thức trên các lĩnh vực của đời sống xã hội còn nhiều hạn chế, nhất là việc xem xét, quyết định những vấn đề quan trọng tại kỳ họp.
- Đa số đại biểu hoạt động kiêm nhiệm, trong đó phần lớn công tác tại các cơ quan