Tăng cường mối quan hệ của HĐND thành phố với các tổ chức khác trong hệ

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân qua thực tiễn tại thành phố cà mau, tỉnh cà mau (Trang 45 - 49)

Hệ thống chính trị ở thành phố là toàn bộ các thiết chế chính trị như tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở thành phố hoạt động theo những nguyên tắc nhất định và gắn bó hữu cơ với nhau nhằm thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân ở cơ sở.

Mỗi bộ phận hợp thành trong hệ thống chính trị ở thành phố có vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động khác nhau nhưng là một thể thống nhất, có mối quan hệ gắn kết, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với nhau để vừa đảm bảo được vai trò lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của tổ chức Đảng, vừa phát huy tính tích cực, chủ động của mỗi tổ chức.

Để đảm bảo cho mối quan hệ phối hợp đạt kết quả và thiết thực. Hàng năm Thường trực HĐND thành phố, Thường trực UBMTTQVN và UBND thành phố đều xây dựng chương trình phối hợp hoạt động để thực hiện những nhiệm vụ công tác trọng tâm trong năm. Đây chính là một trong những điều kiện hết sức quan trọng để tạo sự đồngthuận, làm nên sức mạnh đồng bộ của cả hệ thống chính trị để thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ kinh tế - xã hội ở địa phương. Thực hiện tốt chức năng tham gia quản lý và giám sát các hoạt động của bộ máy chính quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội trên địa bàn.

KẾT LUẬN

Để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố Cà Mau ngày một tốt hơn thì nhất thiết phải có sự thay đổi về cách nhìn nhận về Hội đồng nhân dân cũng như công tác giám sát của Hội đồng nhân dân, trongđiều kiện hiện nay nhất là trong công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát của HĐND thành phố là rất cần thiết, nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, góp phần xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh.

Hội đồng nhân dân với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân. Với chức năng, quyền hạn của mình có nhiệm vụ cụ thể hóa đường lối, chỉ thị, nghị quyết của HĐND, đề ra các quy định, chính sách của địa phương trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo đảm đường lối lãnh đạo của Đảng, pháp luật của nhà nước. Đồng thời khơi dậy và phát huy tốt mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển bền vững. Vận động cử tri và nhân dân ra sức thi đua lao động sản xuất nhằm thực hiệnthắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh mà nghị quyết của cấp uỷ Đảng đề ra.

Chất lượng hoạt động giám sát của HĐND thành phố trên thực tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có trình độ của đại biểu HĐND thành phố, năng lực, kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm của Thường trực HĐND thành phố, các Ban HĐND thành phố là yếu tố quyết định. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong công tác tổ chức cán bộ, quyết định tổ chức các Ban HĐND thành phố theo luật định và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, góp phần hoàn thiện tổ chức của HĐND thành phố, không ngừng nâng cao trình độ, năng lực hoạt động của đại biểu HĐND thành phố cũng là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND thành phố nói chung, hoạt động giám sát của HĐND thành phố Cà Mau nói riêng.

Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của HĐND thành phố theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng. Quy trình đổi mới cần phải thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, toàn diện. Thực tiễn hoạt động giám sát của HĐND thành phố Cà Mau trong những năm qua cho thấy có nhiều bước tiến rõ rệt về nội dung, phương thức giám sát, tổ chức thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, bám sát yêu cầu, kiến nghị của cử tri, nhân dân và đại biểu HĐND quan tâm, xã hội bức xúc. Do đó, hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát được nâng lên. Hoạt động giám sát của HĐND thành phố đã từng bước mở rộng dân chủ, công khai, minh bạch, bước đầu đã chú ý tới các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương tham gia, phối hợp giám sát, đã cụ thể hoá một số công việc cụ thể về sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng đối với hoạt động của HĐND thành phố. Song, cũng còn có vấnđề hạn chế về nhận thức, về tổ chức thực hiện, về cụ thể

hoá quy định của pháp luật, về điều kiện đảm bảo, làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND thành phố, cần phải có giải pháp tiếp tục khắc phục trong thời gian tới. Từ nghiên cứu và phát hiện những hạn chế về hoạt động giám sát của HĐND thành phố Cà Mau đã xác lập rõ căn cứ lý luận và thực tiễn cho việc đề xuất giải pháp khắc phục hạn chế. Theo quy luật phát triển, việc tổ chức thực hiện các giải pháp trên không có nghĩa là suôn sẻ mà nó sẽ phát sinh vấn đề mới, đòi hỏi cơ quan, cá nhân thực thi chức năng, nhiệm vụ phải giữ vững định hướng, yêu cầu cơ bản nắm vững nguyên tắc và thực thi đồng bộ những giải pháp chủ yếu đã nêu trong luận văn để nâng cao chất lượng giám sát của HĐND thành phố. Được các cơ quan có thẩm quyền xem xét vận dụng vào thực tiễn, tin chắc rằng các giải pháp sẽ khắc phục được hạn chế trong hoạt động giám sát của HĐND thành phố, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND thành phố. Các giải pháp trên phải được thực hiện một cách đồng bộ để phát huy sức mạnh của HĐND thành phố, góp phần xây dựng bộ máy nhà nước ở địa phương ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Hiến pháp Việt Nam 2013, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội.

2. Quốc hội (2015), Luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật của HĐND và

UBND, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Quốc hội (2012), Nghị quyết 35 của Quốc hội về hướng dẫn lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND huyện bầu.

4. Quốc Hội (2015),Luật tổ chức Chính quyền địa phương,Nxb Hồng Đức.

5. Quốc hội (2003), Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

II. SÁCH, BÁO, TẠP CHÍ

1. Đảng cộng sản Việt Nam (2006),Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX,

NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X,

NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII,

NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Học viện Hành chính Quốc gia (2002), Thuật ngữ hành chính, Viện nghiên cứu hành chính.

5. Đinh Ngọc Giang "Về đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004 - 2009", Tạp chí Quản lý nhà nước số 2/2005.

6. Trần Thị Trà Giang, (2013)" Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp Tỉnh (từ thực tiễn Gia Lai), Luận văn thạc sĩ hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Ngọc Hiến, Trần Đình Huỳnh, (năm 2004), Lý luận Chính trị - hành chính, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

8. Phạm Ngọc Kỳ (2007), Về quyền giám sát của Hội đồng nhân dân và kỹ năng giám sát cơ bản. Nhà xuất bản Tư pháp, Hà nội.

9. Nguyễn Quốc Tuấn "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp", tạp chí tổ chức nhà nước số 6/2002.

10. Tô Thanh Tùng (2014) "Giám sát của Hội đồng nhân dân xã đối với chính quyền cấp xã (Qua nghiên cứu thực tiễn ở TP. Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

11. Đảng bộ Thành phố Cà Mau (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Cà Mau lần thứ X.

12. HĐND tỉnh Cà Mau (2011), Báo cáo kiểm điểm tình hình hoạt động của Thường trực HĐND Tỉnh Cà Mau nhiệm kỳ 2011 - 2015.

13. HĐND thành phố Cà Mau (2011), Báo cáo kiểm điểm tình hình hoạt động của

Thường trực HĐND thành phố Cà Mau nhiệm kỳ 2011 - 2015.

14. HĐND Tỉnh Cà Mau (2013), Báo cáo hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Cà Mau về thực hiện chương trình giám sát năm 2013.

15. HĐND thành phố Cà Mau (2014), Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 10,11 HĐND thành phố Cà Mau.

16. HĐND thành phố Cà Mau (2014), Báo cáo về tổ chức và hoạt động HĐND thành phố năm 2014 và chương trình nhiệm vụ công tác năm 2015.

17. HĐND thành phố Cà Mau (2014), Báo cáo hoạt động giám sát của HĐND thành phố Cà Mauvề thực hiện chương trình giám sát năm 2014.

18. HĐND Tỉnh Cà Mau (2014), Báo cáo tình hình thực hiện Đề án 01 của HĐND tỉnh Cà Mau năm 2014 về "Nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND các cấp"

19. HĐND thành phố Cà Mau (2014), Báo cáo tình hình thực hiện Đề án 01 của HĐND thành phố Cà Mau năm 2014.

20. HĐND thành phố Cà Mau (2015), Báo cáo kiểm điểm tình hình hoạt động của

Thường trực HĐND thành phố Cà Mau nhiệm kỳ 2011-2016.

21. HĐND tỉnh Cà Mau (2015),Báo cáo hoạt động giám sát của HĐND Tỉnh Cà Mau về thực hiện chương trình giám sát năm 2015.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân qua thực tiễn tại thành phố cà mau, tỉnh cà mau (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)