Một số kinh nghiệm, bài học từ thực tiễn

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân qua thực tiễn tại thành phố cà mau, tỉnh cà mau (Trang 34 - 36)

Từ thực tiễn tổ chức thực hiện nhiệm vụ giám sát của HĐND thành phố nhiệm kỳ 2011 - 2016 trên cơ sở những kết quả đạt được và những khuyết điểm, hạn chế có thể rút ra mấy bài học sau đây:

- Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảnglà vấn đề có tính nguyên tắc, quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân. Thực tế cho thấy, ở đâu cấp ủy Đảng nhận thức đúng vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân và có phương thức lãnh đạo đúng đắn thì ở đó chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân được nâng lên, tất nhiên Đảng lãnh đạo bằng đường lối, nghị quyết, nguyên tắc, quy chế.

- Việc thực hiện nhiệm vụ giám sát của HĐND thành phố là nhiệm vụ rộng lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực, phải được tiến hành đồng bộ trong tổng thể đổi mới hệ thống chính trị, gắn với xây dựng và chỉnh đốn Đảng, gắn với cải cách bộ máy nhà nước nói

chung. Tạo ra sự ăn khớp và thúc đẩy lẫn nhau giữa hoạt động giám sát và đổi mới cơ chế quản lý nhà nước các cấp.

- Giám sát của HĐND thành phố là công việc nhạy cảm, khó khăn, đòi hỏi các cơ quan chỉ đạo có quan điểm, nguyên tắc nhất quán, có chương trình hành động thiết thực trong từng giai đoạn; sự chỉ đạo phải tập trung, thống nhất với quyết tâm và ý chí cải cách hoạt động của HĐND một cách mạnh mẽ.

- Đổi mới hoạt động giám sát của HĐND thành phố phải được triển khai đồng bộ, coi trọng, khuyến khích những sáng kiến, thử nghiệm của địa phương và cơ sở, xác định được khâu đột phá trong từng giai đoạn, tìm ra được động lực cụ thể thúc đẩy các hoạt động giám sát.

- Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của HĐND thành phố phải xuất phát từ thực tiễn các địa phương với đặc điểm, truyền thống, bản sắc văn hóa, tập tục vùng miền. Đồng thời, tăng cường hoạt động nghiên cứu, tham khảo, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm của các cơ quan dân cử các nước, của khu vực về tổ chức và vận dụng thích hợp những kinh nghiệm, những tiến bộ mới trong hoạt động giám sát của cơ quan dân cử địa phương.

- Đổi mới hoạt động giám sát được đặt trong tổng thể đổi mới hệ thống chính trị và cải cách bộ máy nhà nước nói chung. Trên thực tế còn nhiều vấn đề quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với việc xác định nội dung và phương thức tiến hành cải cách bộ máy nhà nước, cải cách hành chính, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, cần phải tiếp tục nghiên cứu để có kết luận rõ.

- Xây dựng cơ quan tham mưu, giúp việc mạnh (Văn phòng), chú trọng bố trí cán bộ, chuyên viên có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, chuyên sâu giúp việc Hội đồng nhân dân thành phố; quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ này. Tăng cường các điều kiện bảo đảm hoạt động của Hội đồng nhân dân như kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho Hội đồng nhân dân thành phố, cơ quan giúp việc Hội đồng nhân dân. Để Hội đồng nhân dân thành phố hoạt động có hiệu quả thì mỗi đại biểu HĐND phải là người hoạt động có hiệu quả, để đại biểu hoạt động có hiệu quả thì việc bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm hoạt động cho đại biểu là việc làm cần thiết.

- Thường xuyên duy trì mối quan hệ phối hợp giữa Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội, sự tham gia của cử tri vào hoạt động giám sát của HĐND thành phố trong các hoạt động tiếp xúc cử tri; tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri; tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; giám sát việc thực thi pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Tăng cường trao đổi kinh nghiệm giữa Hội đồng nhân dân các cấp và các cơquan của cấp trên.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Hội

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân qua thực tiễn tại thành phố cà mau, tỉnh cà mau (Trang 34 - 36)