3.1. Những dự báo thuận lợi, khó khăn tác động đến công tác giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố nhân dân thành phố
Hiến pháp năm 2013 quy định rõ ràng về đơn vị hành chính, về tổ chức chính quyền địa phương, về nhiệm vụ, quyền hạn, về địa lý pháp lý và chức năng nhiệm vụ của chính quyền địa phương, trong đó có nhiều quy định mới về tổ chức chính quyền địa phương tại Chương IX, gồm 7 Điều, từ Điều 110 đến Điều 116, được xây dựng trên cơ sở đổi tên Chương IX (Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân) của Hiến pháp 1992. Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã được thông qua tại kỳ họp thứ IX Quốc hội khóa 13, gồm 8 chương, 143 điềuvà có hiệu lực từ ngày 01/01/2016. Trong đó Luật cũng quy định rõ cơ cấu tổ chức Chính quyền địa phương ở nông thôn và đô thị và hải đảo, vùng kinh tế xã hội đặc biệt, phân cấp giữa chính quyền Trung ương và địa phương. Các quy định này vừa có tính kế thừa, vừa có sự bổ sung, phát triển với một số quy định mở đường cho sự cải cách tổ chức và hoạt động của HĐND, UBND. Như vậy, các văn bản luật sẽ có sự điều chỉnh nhằm tăng thẩm quyền và vai trò nhiệm vụ của các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, trong đó có vai trò, chức năng tổ chức các hoạt động giám sát của HĐND thành phố. Vì vậy, việc thực hiện thành công Đề án 01 ngày 02 tháng 11 năm 2012 của TT.HĐND tỉnh Cà Mau chính là sự điều chỉnh kịp thời, đồng bộ các hoạt động của HĐND cấp thành phố nói chung và hoạt động giám sát của HĐND thành phố Cà Mau sang một giai đoạn mới, phù hợp với các quy định mới của Hiến pháp và pháp luật, xu thế phát triển của đất nước, địa phương trong tình hình mới.
3.2. Phương hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND Thành phố Cà Mau phố Cà Mau
Tiếp tục kiểm tra giám sát tình hình triển khai thực hiện nghị quyết của HĐND thành phố về mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2016 - 2021). Chú trọng công tác đầu tư quy hoạch, phát triển xây dựng các tiêu chí nông thôn mới, quan tâm đến công tác đảm bảo an ninh chính trị, an ninh nông thôn, an ninh học đường và trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông.
Tiếp tục nghiên cứu, cải tiến đổi mới hoạt động của HĐND thành phố nhất là hoạt động giám sát tại kỳ họp, nhằm phát huy vai trò của đại biểu HĐND thành phố, các tổ đại biểu HĐND thành phố trong việc tham gia xây dựng các nghị quyết của HĐND thành phố. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát ngoài kỳ họp, chú trọng theo dõi và kiểm tra việc tổ chức thực hiện những kiến nghị sau giám sát và những ý kiến trả lời đã hứa trước cử tri của mình.
chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, thực hiện tốt các bước tổ chức thẩm tra các báo cáo, các tờ trình, dự thảo nghị quyết của Thường trực HĐND, UBND để tổ chức tốt các kỳ họp HĐND thành phô định kỳ cũng như bất thường trong năm đúng theo luật định.
Tổ chức các lớp bồi dưỡng lý luận nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động công tác HĐND cho đại biểu HĐND thành phố, nhất là trong công tác thẩm tra, giám sát, chất vấn tại kỳ họp. Thường xuyên duy trì nghiêm túc chế độ sinh hoạt, sơ kết đánh giá tình hình hoạt động của TT.HĐND thành phố, các Ban HĐND thành phố, các Tổ đại biểu HĐND thành phố và chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý theo quyđịnh.
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn UBND thành phố thực hiện tốt nghị quyết HĐND thành phố. Đồng thời xây dựng kế hoạch hàng năm đảm bảo kinh phí phục vụ cho các hoạt động của HĐND thành phố về chế độ sinh hoạt phí của đại biểu HĐND thành phố, về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc, đáp ứng công nghệ thông tin phục vụ tốt cho hoạt động của HĐND và đại biểu HĐND thành phố.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, ngay sau khi HĐND thành phố ban hành nghị quyết về công tác giám sát theo chuyên đề, thường trực, các ban và các đại biểu HĐND chủ động xây dựng chương trình kế hoạch thực hiện. Việc chọn nội dung, hình thức giám sát, khảo sát phù hợp với điều kiện thực tiễn của hoạt động HĐND như: Giám sát tại các kỳ họp, giám sát thông qua hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, giám sát thông qua giữa hai kỳ họp, giám sát chuyên đề, giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật... Nêu cao tinh thần trách nhiệm của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, nâng cao chất lượng, hiệu quảcông tác giám sát. Phát huy vai trò, trách nhiệm của đại biểu HĐND trong thực hiện nhiệm vụ giám sát theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Tiếp tục nâng cao chất lượng thảo luận tại các phiên họp toàn thể; tăng cường hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND; tích cực tham gia hoạt động giám sát, tiếp xúc với cử tri để trao đổi thông tin, kiến thức về pháp luật; chú trọng nâng cao năng lực, kỹ năng hoạt động, nhất là kỹ năng về đối thoại, tiếp công dân, tổng hợp và lắng nghe ý kiến của cử tri, các kỹ năng về giám sát, góp phần nâng cao chất lượng giám sát của HĐND thành phố.
Để thực hiện Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 một cách toàn diện, chất lượng, hiệu lực, hiệu quả đòi hỏi HĐND các cấp phải được kiện toàn, đổi mới, nâng cao năng lực hoạt động và điều hành triển khai thực hiện tốt các giải pháp:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với hoạt động của HĐND: Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với HĐND, cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy cấp trên và cấp ủy cùng cấp trong hoạt động của HĐND các cấp, tạo điều kiện và môi trường cho HĐND phát huy tính chủ động sáng tạo trong hoạt động; Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, người đứng đầu cấp ủy Đảng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện
đối với hoạt động của HĐND cùng cấp; Làm tốt công tác sử dụng, quy hoạch, lựa chọn, đào tạo, giới thiệu bổ nhiệm, luân chuyển đội ngũcán bộ chuyên trách của HĐND, cán bộ là đại biểu HĐND và đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu, tổng hợp giúp việc của HĐND.
Hai là, Nâng cao chất lượng, chuẩn hóa hoạt động các cơ quan HĐND, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND: Hội đồng nhân dân hằng năm phải có chương trình hành động, thông qua chương trình giám sát, chương trình xây dựng Nghị quyết sát với thực tế; Thường trực HĐND khẳng định vai trò lãnh đạo điều hành hoạt động của HĐND tổ chức thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định; chỉ đạo điều hòa, phối hợp hoạt động của các Ban HĐND. Cụ thể hóa quy trình tổ chức kỳ họp, quy trình ban hành Nghị quyết, quy trình giám sát, thẩm tra; giải quyết đơn thư, tiếp công dân của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND. Quy định tiêu chí tiêu chuẩn đại biểu HĐND chuyên trách để thực hiện quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng. Quy định tiêu chí đánh giá, phân loại, xếp loại kết quả hoạt động của Ban HĐND, tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND hàng năm và cả nhiệm kỳ; Các Ban HĐND chủ động xây dựng chương trình hoạt động, đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng trong việc chuẩn bị nội dung kỳ họp, thẩm tra các dựthảo Nghị quyết, báo cáo, đề án và hoạt động giám sát, khảo sát thuộc lĩnh vực của Ban đảm bảo hiệu quả; Tổ đại biểu HĐND xây dựng chương trình và tổ chức giám sát theo quy định của pháp luật, tích cực nghiên cứu tài liệu để đóng góp ý kiến cho kỳ họp HĐND cùng cấp, tổ chức cho đại biểu tham gia tiếp xúc cử tri theo luật định; Đại biểu HĐND chủ động, tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm, thường xuyên tự nghiên cứu, học tập, rèn luyện để nâng cao nhận thức, tăng cường trao đổi kinh nghiệm nâng cao năng lực, kỹ năng trong công tác dân cử. Thực hiện tốt công tác theo dõi, đánh giá, phân xếp loại hằng năm đối với Tổ đại biểu và đại biểu HĐND.
Ba là, Đổi mới phương thức, nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND: Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả kỳ họp: Thường trực HĐND chủ trì, phối hợp với UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp và cơ quan chức năng thống nhất nội quy, chương trình kỳ họp đảm bảo chất lượng và thời gian; Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả giám sát của HĐND, chương trình, kế hoạch hoạt độnggiám sát phải toàn diện, đủ nội dung theo chức năng nhiệm vụ giám sát của HĐND; giám sát chuyên đề phải lựa chọn đúng nội dung, đối tượng có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực hiệu quả, không trùng chéo, kéo dài; Đổi mới nâng cao chất lượng công tác tiếp xúc cử tri: Thường trực HĐND phối hợp với UBND, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp tổ chức, tạo điều kiện cho các tổ đại biểu, đại biểu HĐND tiếp xúc cử tri đảm bảo tiếp xúc cử tri thực sự là diễn đàn dân chủ, trao đổi các vấn đề mà cử tri quan tâm. Tăng cường việc trả lời kiến nghị và giải đáp ý kiến của cử tri tại cuộc tiếp xúc; xác định trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc
giải quyết kiến nghị của cử tri; trách nhiệm của tổ đại biểu, đại biểu HĐND trong tiếp xúc cử tri và theo dõi,giám sát trả lời ý kiến kiến nghị của cử tri; Nâng cao chất lượng công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Đảm bảo lịch và thời gian tiếp công dân của Thường trực HĐND, các Ban HĐND tạo điều kiện để đại biểu HĐND tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân của UBND nơi đại biểu ứng cử và tiếp công dân tại nơi đại biểu cư trú. Thực hiện tốt công tác theo dõi, giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ giải quyết ý kiến kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân.
Bốn là, Tăng cường các điều kiện đảm bảo hoạt động của HĐND: Cấp ủy Đảng chỉ đạo Thường trực HĐND, UBND cùng cấp đảm bảo các điều kiện về tổ chức, bộ máy, nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất để đáp ứng hoạt động của HĐND. Rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan giúp việc HĐND các cấp đảm bảo số lượng, chất lượng và tính chuyên trách đội ngũ công chức tham mưu, phục vụ; thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường trang bị cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí phục vụ hoạt động HĐND; Thực hiệncác hình thức khen thưởng, động viên kịp thời đối với những đại biểu HĐND, cán bộ, công chức, nhân viên tham mưu, giúp việc HĐND có thành tích xuất sắc.