Chương 4: Một số giải pháp và chính sách nhằm nâng cao lợi thế so sánh các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của vùng Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Xác định các mặt hàng chủ lực của vùng tây nguyên và lợi thế so sánh của vùng tây nguyên trong việc sản xuất các mặt hàng này; xu hướng biến đổi (Trang 35 - 38)

các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của vùng Tây Nguyên

Để phát triển xuất khẩu, nâng cao lợi thế cạnh tranh của vùng Tây Nguyên cần phải nhanh chóng thay đổi mô hình tăng trưởng. Trong những năm qua, xuất khẩu của Tây Nguyên chủ yếu phụ thuộc vào khai thác tài nguyên sẵn có, nhất là tài nguyên hữu hạn đất và rừng; lao động tại chỗ chất lượng thấp, thủ công, rẻ tiền, chủ yếu là lao động không qua đào tạo và dựa vào cơ bắp là chính. Lợi thế nói trên hiện tại và một vài năm tới vẫn phát huy tác dụng. Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy nguồn lực ấy ngày càng cạn kiệt. Chất lượng lao động thấp không thể tạo ra năng suất lao động và chất lượng hàng hóa cao. Tình trạng xuất khẩu thô thành phẩm sản xuất có từ khai thác tài nguyên thiên nhiên sẽ giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong dài hạn. Do đó, xuất khẩu ở Tây Nguyên khó có thể duy trì được tốc độ tăng trường cao cùng những lợi thế so sánh sẵn có. Bên cạnh đó, áp lực cạnh tranh quốc tế trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu cũng là áp lực phải nhanh chóng đưa ra các giải pháp để nhanh chóng chuyển sang mô hình tăng trường mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả xuất khẩu, phát huy lợi thế so sánh cho những sản phẩm xuất khẩu chủ lực ở Tây Nguyên.

4.1. Giải pháp đối với nông dân

Thay đổi thói quen canh tác từ sử dụng giống sạch bệnh, có chứng nhận của các cơ quan cho tới kỹ thật chăm sóc, chủ yếu dựa theo kinh nghiệp trước đây. Không vì chạy theo số lượng mà bón nhiều phân hóa học và tưới nhiều như trước. Điều này không những làm cho cây nông sản (cà phê, chè, hồ tiêu, ...) đều bị già cỗi mà còn làm tăng khả năng nhiễm sâu bệnh và giảm chất lượng sản phẩm.

Do sợ bị mất trộm nên người dân thường thu hải một lượt cả quả đen và quả chín. Do vây người dân thườngđợi tới cuối mùa thu hoạch để tăng lượng quả chín. Điều nay gây bất lợi cho chế biến, thói quen trữ cà phê ngay sau khi thu hoạch chưa qua phơi sấy hoặc phơi với diện tích nhỏ mật độ dày làm cho cà phê dễ bị nhiễm nấm mốc và nhiều hạt đen làm giảm chất lượng và giá trị cà phê. Do đó người dân cần xây dựng kho bãi để trữ cà phê cũng như có sân phơi hoặc đưa đến nơi sấy. Không thu hoạch cà phê xanh, ...

Xây dựng các tổ nhóm sản xuất nhằm tăng sự cấu kết cộng đông và tăng diện tích sản xuất. Bởi quy mô sản xuất hộ gia đình hiện nay còn nhỏ lẻ (với trên 85% là sản xuất với diện tích 2 ha) làm giảm hiệu quả đầu tư và ứng dụng tiến bộ khoa học đông bộ, ... dẫn đến chất lượng cà phê giảm. Ngoài ra việc sản xuất không tập trung còn gây khó khăn cho việc tuyên truyền kiến thức chuyên môn, chương trình xúc tiến thương mại.

4.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khầu

Chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trƣờng và tìm kiếm bạn hàng bằng cách:

- Hình thành các tiểu ban xúc tiến xuất khẩu hàng hóa theo từng mặt hàng gồm cán bộ của Bộ Công Thương và các Bộ ngành có liên quan. Ngoài chức năng quản lý, chỉ đạo vào hướng xúc tiến xuất khẩu, cơ quan này có thể cung cấp các dịch vụ marketing có thu phí cho các doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh hoạt động của chi nhành Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam tại các nước để làm đầu mối cho các doanh nghiệp xuất khẩu, kịp thời trao đổi các thông tin cần thiết, hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động thương mại.

- Quan tâm đến việc cung cấp những kiến thức cơ bản về thị trường, nâng cao năng lực thị trường cho các đơn vị sản xuất kinh doanh.

Về phía mình, các doanh nghiệp cũng cần chủ động trong việc xúc tiến thương mại và phát triển thị trường:

- Tham gia vào các đoàn khảo sát thị trường, các hội trợ triển lãm để tìm kiếm bạn hàng và giới thiệu các sản phần chủ lực của Tây Nguyên cho thị trường thế giới.

- Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng từ khâu thu mua cho tới container xuất khẩu. Xác định được các sản phẩm chủ lực của vùng Tây Nguyên, phối hợp đồng bộ để xây dựng thương hiệu cho mặt hàng xuất khẩu với những chương trình hành đột cụ thể. Liên kết các nhà khoa học, nông dân, nhà kinh doanh, tiếp thị quảng bá sản phầm và cơ quan chức năng để xây dựng được thương hiệu nổi tiếng.

4.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Cần coi trọng công tác phát triển nguồn nhân lực và coi đó là một nhân tố quan trọng quyết định đến việc phát huy lợi thế so sánh các mặt hàng chủ lực của

Tây Nguyên. Nó có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm và giảm được chi phí sản xuất một cách hợp lý. Các chính sách và giải pháp đối với nguồn nhân lực cần phải hướng vào giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:

- Nhà nước cần tích cực nghiên cứu triển khai để nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm.

- Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng, thực hiện dịch vụ tư vấn xuất khẩu, dịch vụ tiếp cận thị trường, ... trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc hỗ triwh đào tạo nhằm nâng cao nhận thức, trình độ năng lực, kỹ năng, tay nghề, tri thức khoa học cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân, nhân viên vvaf người lao động. Bồi dường tri thức về hội nhập quốc tế cho lực lượng lao động và cán bộ trong các doanh nghiệp xuất khẩu.

- Cần có các chinh sách, giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực tiếp nhận, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới cho lực lượng lao động thông qua các chương trình học tập, chương trình phổ biến kiến thức khoa học ông nghệ trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4.4. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất

Hiện nay, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở Tây Nguyên chỉ có lợi thế cạnh tranh trong nhóm hàng nông sản xuất khẩu có công nghệ thấp và xuất khẩu ở dạng thô. Do vậy, trong thời gian tới phải ưu tiên phát triển khoa học công nghệ để nâng cao giá trị hàng nông sản xuất khẩu bằng việc xuất khẩu các sản phẩm qua chế biến và sản phầm công nghệ cao.

Cụ thể:

- Ưu tiên nhập khẩu công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn, nhập khẩu bằng sáng chế phát minh để ứng dụng. tăng cường hợp tác quốc tế.

- Xây dựng trung tâm công nghệ cao thu hút đầu tư nước ngoài của các công ty đa quốc gia từ từng bước rút ngằn khoảng cách công nghệ với các nước trên thế giới.

- Phát triển thị trường khoa học, công nghệ nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận và tăng tính thanh khoản cho nguồn vốn, đổi mới sản phầm, đổi mới công nghệ chế biến, sấy khô, ... Chú trọng vào vấn đề bảo quản và quy trình sản xuất. Có quy định nghiêm ngặt về luật bản qyền, nhãn mác, xuất xứ sản phầm.

KẾT LUẬN

Như vậy, mặc dù có những mặt hàng chủ lực nhất định tạo nên đặc trưng của Tây Nguyên, những biến đổi về lợi thế so sánh không chỉ đem lại những lợi ích mới tới vùng đất này mà còn ẩn chứa nhiều rủi ro và cả những thách thức trong việc sản xuất, phát triển các mặt hàng chủ lực này. Để tiếp tục phát huy những lợi thế sẵn có và mới có, đồng thời hạn chế những bất lợi của sự biến đổi, cần có sự chung sức của các cơ quan chức năng, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân các hộ sản xuất ở Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu Xác định các mặt hàng chủ lực của vùng tây nguyên và lợi thế so sánh của vùng tây nguyên trong việc sản xuất các mặt hàng này; xu hướng biến đổi (Trang 35 - 38)