Khó khăn, thách thức

Một phần của tài liệu Xác định các mặt hàng chủ lực của vùng tây nguyên và lợi thế so sánh của vùng tây nguyên trong việc sản xuất các mặt hàng này; xu hướng biến đổi (Trang 33 - 35)

Chương 3: Xu hướng biến đổi lợi thế so sánh của các sản phẩm xuất khẩu chủ lực vùng Tây Nguyên

3.3.3.Khó khăn, thách thức

Tây Nguyên là khu vực có tiềm năng, lợi thế để phát triển sản xuất nông nghiệp. Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ cho nông dân, doanh nghiệp đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, để chính sách đi vào thực tế vẫn còn một khoảng cách lớn. Nông dân cũng như doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các chính sách trong lĩnh vực này.

Về đầu tư, dù Nhà nước đã có sự quan tâm lớn đến khu vực nhưng nguồn vốn đầu tư vào vùng còn hạn chế. Trong giai đoạn 2010 - 2015, tổng vốn đầu tư toàn xã hội vùng Tây Nguyên chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của

cả nước. Trong khi đó, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Tây Nguyên, ngoài Lâm Đồng, bốn tỉnh còn lại hầu như chưa có các dự án FDI.

Theo Quyết định số 813 ngày 24/4/2017 của Ngân hàng Nhà nước về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, người dân muốn vay vốn ưu đãi thì cần đáp ứng được các tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp. Do các thủ tục còn khắt khe, nông dân không thể tiếp cận vốn của ngân hàng.

Điều đó lý giải tại sao một tỉnh như Lâm Đồng, hiện nay tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao mới đạt 30% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, diện tích áp dụng cũng chỉ chiếm hơn 16% diện tích canh tác. Còn Đắk Lắk, mới có khoảng 15% tổng diện tích cà phê được cấp chứng nhận cà phê chất lượng. Chưa kể đến diện tích cây cà phê bị già cỗi không được tái canh khiến năng suất, chất lượng cà phê giảm theo từng năm. Các tỉnh còn lại trong vùng như: Đắk Nông, Gia Lai hay Kon Tum cũng đã có nhà đầu tư “nhòm ngó” các khu nông nghiệp công nghệ cao nhưng lại chưa hoặc chậm triển khai do chưa có cơ sở hạ tầng đường điện, nước.

Ở khía cạnh khác, việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Tây Nguyên còn vướng mắc ở chính sách liên quan tới đất đai và chưa có sự quan tâm thực sự của chính quyền địa phương. Một trong các tiêu chí để người dân và doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi, là các địa phương cần thành lập các chương trình, dự án với các vùng, các khu nông nghiệp công nghệ cao.

Có thể nói những nghiên cứu khoa học này đã đóng góp một phần không nhỏ cho việc phát triển nông lâm nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên, đặc biệt với các cây công nghiệp chính của vùng. Hầu hết kết quả nghiên cứu của các đề tài đều mang tính ứng dụng thực tiễn cao, đã được chuyển giao cho sản xuất, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn vùng Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu Xác định các mặt hàng chủ lực của vùng tây nguyên và lợi thế so sánh của vùng tây nguyên trong việc sản xuất các mặt hàng này; xu hướng biến đổi (Trang 33 - 35)