Ảnh hưởng và giải pháp

Một phần của tài liệu Xác định các mặt hàng chủ lực của vùng tây nguyên và lợi thế so sánh của vùng tây nguyên trong việc sản xuất các mặt hàng này; xu hướng biến đổi (Trang 29 - 30)

Chương 3: Xu hướng biến đổi lợi thế so sánh của các sản phẩm xuất khẩu chủ lực vùng Tây Nguyên

3.1.2.Ảnh hưởng và giải pháp

Những năm gần đây biến đổi khí hậu đã làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết tiêu cực khiến gia tăng rủi ro đối với sản xuất nông nghiệp. Thời tiết bất thường xuất hiện với những cơn mưa dầm trong mùa khô Tây Nguyên. Mưa đã gây thiệt hại trên diện rộng đối với hầu hết các loại cây trồng chủ lực như cà phê, hồ tiêu, điều, bơ, sầu riêng và cả các loại cây trồng ngắn ngày khác cũng bị ảnh hưởng. Biểu hiện rõ nét nhất là hàng nghìn ha hồ tiêu ở các huyện phía Nam của tỉnh Đắk Lắk bị chết. Giai đoạn 1996-2000, tỉnh có 24.322 ha đất nông nghiệp bị ngập lụt thì giai đoạn 2001-2011 là 148.443 ha (tăng trung bình 2,77 lần), diện tích ao nuôi cá bị ngập lụt ở giai đoạn 1996-2000 là 473 ha, còn giai đoạn 2001-2016 là 4.156 ha (tăng trung bình 3,99 lần); từ năm 2001- 2016 dịch lở mồm long móng ở trâu, bò, dịch heo tai xanh, cúm gia cầm xảy ra thường xuyên với tần suất ngày càng nhiều hơn. Giai đoạn 2001-2011, lũ lụt gây vỡ, hư hỏng 118 hồ đập, 35 công trình thủy lợi, trong khi đó giai đoạn 1996-2000 không có trường hợp nào xảy ra. Chưa hết, nền nhiệt có xu hướng tăng cao, khô hạn xảy ra nhiều hơn và kéo dài, xen lẫn có những đợt lũ quét, sạt lở đất, … gây thiệt hại lớn đối với đời sống dân sinh, thách thức mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Chính vì vậy, yêu cầu phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên vùng đất này đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Điều đó không chỉ nhằm mục đích lâu dài là

gia tăng năng suất, chất lượng, giá trị cho ngành nông nghiệp mà còn để đối phó với thời tiết ngày càng có những diễn biến cực đoan và thất thường.

Một phần của tài liệu Xác định các mặt hàng chủ lực của vùng tây nguyên và lợi thế so sánh của vùng tây nguyên trong việc sản xuất các mặt hàng này; xu hướng biến đổi (Trang 29 - 30)