Các giải pháp hiện thời để bù đắp thâm hụt ngân sách ở Việt Nam

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế việt nam từ năm 2000 đến năm 2016 (Trang 39 - 42)

2. Gợi ý chính sách

2.3. Các giải pháp hiện thời để bù đắp thâm hụt ngân sách ở Việt Nam

Cắt giảm chi tiêu. Trên thực tế, đây là cách đầu tiên mà chính phủ các nước xem xét khi xảy ra thâm hụt ngân sách. Theo đó, chính phủ phải cắt giảm các khoản chi tiêu công không cần thiết hoặc không hiệu quả để giảm thiểu tối đa bội chi. Trong quá khứ, chi thường xuyên trong tổng chi của Việt Nam không được coi trọng như các khoản chi đầu tư phát triển. Tuy nhiên việc tập trung vào chi đầu tư phát triển có khả năng gây lãng phí

nguồn lực, đầu tư công tràn lan, hiệu quả đầu tư thấp, vô hiệu hóa chính sách tiền tệ do đầu tư công tràn lan dẫn tới lấn át đầu tư tư nhân làm cho cầu đầu tư không nhạy cảm với lãi suất. Chưa kể đến các khoản chi đầu tư đối với hàng hóa công cộng, miễn phí, không có tính cạnh tranh hay loại trừ gây ra vấn đề về kẻ ăn không. Trong trường hợp khu vực tư cung cấp hàng hóa công cộng thì lại xảy ra hiện tượng mất trắng. Nhận thấy tầm quan trọng của chi thường xuyên, cho đến hiện nay, chiếm đến gần 80% tổng chi của Việt Nam là dành cho chi thường xuyên tuy nhiên chi vẫn ở mức thấp. Do đó, nếu giảm chi thường xuyên lại dẫn đến suy giảm bộ máy công quyền hay chảy máu chất xám do mức lương không tương xứng với sức lao động bỏ ra của các cán bộ, công chức nhà nước. Như vậy, đối với Việt Nam, việc cắt giảm chi tiêu không được khuyến khích.

Tăng thuế. Một cách nữa mà chính phủ thường sử dụng để bù đắp thâm hụt ngân sách

là tăng thuế. Tuy nhiên, do tính ổn định của hệ thống thuế nên việc tăng thuế thường xuyên dễ gây ra bất ổn xã hội. Nếu thuế tăng quá cao có thể triệt tiêu động lực làm việc hoặc hao tổn nguồn lực xã hội và ảnh hưởng tới mức lương của người lao động. Theo nhà kinh tế Laffer đã thể hiện trên mô hình Laffer, có một mức thuế suất tối ưu mà tại đó cho số lượng thu thuế hay thu ngân sách từ thuế là lớn nhất.

Biểu đồ 6. Đường cong lý thuyết Laffer

Từ đường cong Laffer, có thể thấy rằng khi tăng thuế tới một giới hạn có thể chịu đựng được, không chỉ giúp tăng thu ngân sách từ thuế mà còn kích thích mở rộng sản xuất. Từ gốc 0 đến điểm tối ưu của thuế suất, việc tăng thuế thu nhập không ảnh hưởng tới mức lương của người lao động.

Tuy nhiên, nhìn chung việc thuế quá cao sẽ dẫn đến rất nhiều hiện tượng tiêu cực như trốn thuế thu nhập, chuyển giá, giảm tiết kiệm khu vực và đầu tư tư nhân,… Ngoài ra, việc tăng thuế ở Việt Nam là khá khó khăn và đa số dân chúng phản đối những thay đổi từ việc tăng thuế. Hơn nữa, Việt Nam muốn tăng đầu tư nước ngoài thì việc tăng thuế

không phải là một sự lựa chọn sáng suốt bởi thuế suất hiện nay của Việt Nam quá cao và theo như các Hiệp định thương mại, Việt Nam cần hướng đến giảm thuế phí theo lộ trình cam kết.

Như vậy, nếu không tăng thuế hay cắt giảm chi tiêu thì câu hỏi đặt ra là Việt Nam sẽ dùng cách nào để xử lí bội chi. Theo bài viết Thâm hụt ngân sách ở Việt Nam và hướng

xử lý được đăng tải trên website của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt vào ngày 26/01/2016, Chính Phủ đã tiến hành thực hiện một số giải pháp sau nhằm bù đắp lại các con số bội chi ngân sách tiền tỷ, trong đó chủ yếu là phương thức đi vay:

Vay nợ bằng cách phát hành Trái phiếu Chính Phủ. Vào năm 2015, Chính phủ Việt

Nam dự trù kế hoạch vay nợ 226000 tỷ đồng nhằm bù đắp lại khoản thâm hụt ngân sách, con số này giữ tỷ trọng 52% tổng số tiền đi vay với nhiều mục đích khác.

Tìm đến kênh vay vốn Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại. Bộ Tài

chính đã phải vay Vietcombank 1 tỷ USD với mức lãi suất 4.8% và dự kiến tiếp tục vay thêm 1 tỷ USD từ Vietcombank với lãi suất thấp hơn trong khoảng 4%. Bên cạnh đó, Bộ tài chính cũng vay thêm Ngân hàng nhà nước 30000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, việc phát hành trái phiếu chính phủ để vay nợ trong nước cũng gây ra những khó khăn cho Chính phủ khu phải chịu lãi suất thương mại, chịu áp lực trả nợ hay mất phí để định mức tín nhiệm tín dụng.

Vay nợ nước ngoài. Hiện ở Việt Nam, các khoản vay nợ chủ yếu là ODA với lãi suất

thấp hoặc không lãi suất – dạng viện trợ. Tuy nhiên, hiện ODA chiếm đến hơn 40% tổng nợ của Việt Nam với tỉ lệ nợ công trên GDP cao thì việc vay nợ nước ngoài không phải là một giải pháp sáng suốt.

Ngoài ra, khi vay nợ nước ngoài, Việt Nam cũng phải chịu ảnh hưởng của thay đổi tỉ giá hay nền kinh tế dễ bị tổn thương bởi các cú sốc bên ngoài. Chưa kể đến việc “phụ thuộc” vào nước cấp ODA do muốn sử dụng vốn ODA thì Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện của nước cho vay.

Ngoài ra, một số cách khác Chính phủ Việt Nam hiện đang sử dụng có thể kể đến để bù đắp thâm hụt bao gồm phát hành trái phiếu quốc tế, vay từ các quỹ tài chính hay thực

hiện bán vốn nhà nước.

Tuy nhiên, các giải pháp vay nợ để bù đắp thâm hụt ngân sách trên vẫn có những hạn chế nhất định. Ví dụ như:

Gia tăng nợ công. Thực tế, khi chính phủ vay nợ để bù đắp thâm hụt ngân sách sẽ dẫn đến tăng nợ công. Tuy nhiên, tình trạng nợ công Việt Nam càng ngày càng tăng cao và ở mức báo động vào năm 2016, cao nhất so với một số nước trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Lào, Campuchia,… Nếu tỉ lệ nợ công quy định không vượt quá 65% GDP thì

vào năm 2016 nhiều dự đoán tỉ lệ nợ công có thể đạt 64.9%. Trên thực tế, tỉ lệ nợ công/GDP Việt Nam vào 2016 đạt 63.7%, tăng mạnh kể từ 2011 với 50%.

Biểu đồ 7. Tỷ trọng dư nợ công/GDP của Việt Nam 2000 - 2016

Tuy nhiên, theo nguồn tin từ Bộ Tài chính, tỉ lệ nợ công/GDP của Việt Nam vào 2018 đã giảm tương đối so với năm 2016 và 2017. Cụ thể, tỉ lệ nợ công/GDP 2018 là 61%, giảm 0.3% so với 2017 và 2.7% so với 2016.

Bên cạnh đó, một số những hạn chế khác của các biện pháp hiện có là mặt bằng lãi suất

thị trường bị đẩy lên cao, mất ổn định tỉ giá hay ảnh hưởng đến các quỹ tài chính như

các quỹ Bảo hiểm xã hội.

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế việt nam từ năm 2000 đến năm 2016 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w