1.1 Đánh giá chung sau kiểm định
Sau khi thực hiện mô tả số liệu, ước lượng mô hình và làm các kiểm định liên quan với bộ số liệu tự thu thập cùng sự trợ giúp của phần mềm Gretl, nhóm tác giả đưa ra một số nhận xét sau đây về mô hình nghiên cứu.
Thứ nhất, việc ước lượng mô hình và phân tích tương quan giữa các biến đã cho ra kết
quả khá khả quan về tác động của các nhân tố như thâm hụt ngân sách (GBD) và tỷ lệ lạm phát (INF) tới tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2016. Nói theo cách khác, các biến độc lập đều có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Cụ thể, các biến số độc lập như GBD và INF đều có mối quan hệ thuận chiều với biến độc lập GDP. Kết quả này là phù hợp với lý thuyết kinh tế và khá sát với dự đoán ban đầu.
Thứ hai, thông qua việc đánh giá hệ số xác định R2 và
tác giả kết luận mô hình phù hợp với lý thuyết kinh
mô hình ở Bảng 4, cho thấy các biến độc lập đều có ý đều tác động đến GDP.
làm các kiểm định hồi quy, nhóm
tế. Cụ thể, với kết quả ước lượng nghĩa thống kê hay GBD và INF
Thứ ba, mô hình không có hiện tượng bỏ sót biến. Tuy nhiên, trong thực tế, có thể nhận thấy rằng vẫn còn những yếu tố khác ảnh hưởng đến GDP của Việt Nam, nhóm tác giả sẽ xem xét đến những yếu tố đó ở các nghiên cứu sâu hơn.
Thứ tư, mô hình có nhiễu phân phối chuẩn. Từ đó, có thể khẳng định các hệ số ước
lượng tuân theo quy luật chuẩn và do đó các thống kê t tuân theo quy luật Student và thống kê F tuân theo quy luật Fisher. Do cỡ mẫu nghiên cứu không lớn với 17 quan sát, việc mô hình có nhiễu phân phối chuẩn có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định các suy diễn thống kê và các hệ số là đáng tin cậy.
Thứ năm, mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Dù hiện tượng đa cộng tuyến
không ảnh hưởng đến tính “tốt nhất” của các ước lượng OLS hay các ước lượng thu được vẫn đảm bảo có tính chất BLUE (tuyến tính, không chệch và có phương sai nhỏ nhất), nó có ý nghĩa quan trọng trong khẳng định độ tin cậy của mô hình hồi quy và sự chính xác của dự báo. Như vậy, có thể nói ước lượng của mô hình là khá chính xác, hệ số ước lượng đều có ý nghĩa thống kê, và dấu của hệ số ước lượng không chệch so với kỳ vọng ban đầu.
Thứ sáu, mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Do đó, các ước lượng vẫn đảm bảo tính tốt nhất. Thêm vào đó, khoảng tin cậy và kiểm định giả thuyết về các hệ số là có giá trị sử dụng và các thống kê t và F tuân theo quy luật Student và Fisher.
Thứ bảy, mô hình không có hiện tượng tự tương quan. Điều này đảm bảo tính tin cậy
và độ chính xác cho các kết quả trước đó của mô hình.
Tuy nhiên, nhóm tác giả cũng muốn lưu ý rằng, bộ số liệu được tổng hợp có mẫu khá nhỏ và chưa đạt được số liệu mẫu tối thiểu để cho ra một kết quả nghiên cứu đáng tin cậy hơn. Dù vậy, bộ số liệu của Việt Nam hiện chưa hoàn thiện và kết quả cho ra trên các nguồn dữ liệu cũng khác nhau đáng kể và không đảm bảo được độ tin cậy. Với khả năng tiếp cận nguồn tư liệu còn hạn chế, nhóm tác giả xin bổ sung bộ số liệu mới vào thời gian sau.
1.2. Đánh giá kết quả
Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả kết luận rằng trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2016, ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách lên tăng trưởng kinh tế là tích cực nhưng không đáng kể. Cụ thể, theo kết quả ước lượng, với mỗi 1 tỷ đồng bội chi thì mức GDP tăng lên là hơn 15 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo như biểu đồ cập nhật GDP Việt Nam trong khoảng thời gian này, mức tăng trưởng GDP biến động rất thất thường và có hai lần chạm đáy vào khoảng 2008 - 2009 và 2011 - 2012. Tuy nhiên, theo thống kê công bố bởi Bộ Tài chính, mức bội chi ngân sách có xu hướng tăng mỗi năm. Như vậy, ảnh hưởng tích cực của thâm hụt ngân sách lên tăng trưởng kinh tế chỉ dừng lại ở một ngưỡng nhất định chứ không phải tác động tích cực hoàn toàn hoặc tiêu cực hoàn toàn. Ngoài ra, theo bài nghiên cứu thì có mối quan hệ nghịch chiều giữa thâm hụt ngân sách và tỉ lệ lạm phát được cho là chưa phù hợp với lý thuyết kinh tế. Tuy nhiên, do bộ số liệu chưa hoàn thiện với mẫu nhỏ nên tạm thời nhóm tác giả chưa đưa ra bình luận về mối quan hệ của hai biến số trên trong dài hạn. Thêm vào đó, lạm phát có ảnh hưởng tích cực nhưng không đáng kể đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn này.
Như vậy nhìn chung, có thể thấy rằng kết quả của bài nghiên cứu không giống như kết quả của một số nghiên cứu đã đề cập trước đó. Cụ thể, kết quả cho ra trái ngược với kết quả trong bài nghiên cứu của tác giả Đỗ Ngọc Huỳnh (2007), Đặng Văn Cường, Phạm
Lê Trúc Quỳnh (2015) và không có mối liên hệ với kết quả của Huỳnh Thế Nguyễn,
Nguyễn Lê Hà Thanh Na, Lê Quốc Nghi (2015) cho rằng không có quan hệ nhân quả giữa thâm hụt ngân sách và tằng trưởng kinh tế của Việt Nam cho bộ số liệu lấy từ năm 1990 đến 2012.
Xét theo sự tương quan của kết quả bài nghiên cứu với quan điểm của các trường phái kinh tế về mối quan hệ của thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế, có thể thấy kết quả bài nghiêng về phía quan điểm của trường phái Keynes về mối quan hệ thuận chiều
giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế do tăng chi ngân sách có thể kích cầu và kích thích đầu tư và tiết kiệm. Tuy nhiên, đối với mối quan hệ nghịch chiều giữa lạm phát và thâm hụt thì kết quả không thực sự theo nhận định của Keynes khi cho rằng thâm hụt tăng dẫn đến tổng cầu tăng thì sẽ kéo theo giá tăng. Theo tác giả Roger E. A.
Farmer trong cuốn Cách nền kinh tế vận hàng, NXB Tri Thức, 2016 có đề cập đến các
nghiên cứu 1950 – 1960 thì tiêu dùng không phụ thuộc vào thu nhập mà phụ thuộc vào số tài sản mà người dân đang sở hữu. Do đó, khi chính phủ tăng chi tiêu công thì họ sẽ có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn vì họ nghĩ rằng nếu chính phủ cứ tiếp tục chi tiêu như vậy thì các khoản lương hưu của họ trong tương lai sẽ không được đảm bảo do ngân sách còn phải được dùng vào trả các khoản nợ lớn. Điều này khá giống với quan điểm của lý thuyết cân bằng Ricardo. Như vậy trái ngược với chi tiêu nhiều hơn của chính phủ thì người dân có xu hướng tiết kiệm hơn. Tuy nhiên, có thể do độ trễ chính sách - người dân không phản ứng ngay với sự thay đổi của chính sách mà việc tăng tiết kiệm và giảm cầu tiêu dùng sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, khiến cho giá các mặt hàng tiêu dùng giảm xuống sau đó. Vì vậy gói kích cầu thực sự không hiệu quả như những nhà kinh tế theo trường phái Keynes vẫn nghĩ. Nói cách khác, khi tăng thâm hụt ngân sách có thể kích thích trưởng kinh tế trong ngắn hạn nhưng về lâu dài giá cả hàng hóa có xu hướng giảm xuống do người dân tiết kiệm nhiều hơn và tiêu dùng ít đi. Có thể thấy với trường hợp của Việt Nam từ 2000 – 2016 thì giữa thâm hụt ngân sách nhà nước và lạm phát có một mối quan hệ nghịch chiều (dù quan hệ không chặt chẽ) tức là nghiêng về lí giải theo lí thuyết cân bằng Ricardo.
Trong thời gian này, như giải thích ở trên, theo như nhiều nhà kinh tế học nhận định, Việt Nam bị tác động bởi hai cuộc khủng hoảng “kép” vào năm 2008. Cuộc khủng hoảng thứ nhất và khủng hoảng giá nhiên liệu, lương thực, sắt thép,… trên thế giới. Cuộc khủng hoảng thứ hai là khủng hoảng do vay nợ dưới chuẩn ở Mỹ bùng phát vào giữa tháng 9 và lan sang các lĩnh vực kinh tế, tài chính hay lao động ở các nước khác. Theo Biểu đồ 1 về tốc độ tăng trưởng GDP và tỉ lệ bội chi ngân sách nhà nước và Biều đồ 2 về mức thâm hụt ngân sách thì có thể thấy trong khoảng 2008 – 2009 thì tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giảm đột ngột. Đồng thời, tỉ lệ bội chi và thâm hụt ngân sách nhà nước của tăng vọt vào năm 2009. Tuy nhiên từ 2009 - 2010, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi và do đó thấy được từ 2010 thì tỉ lệ bội chi cùng thâm hụt ngân sách cũng điều chỉnh giảm xuống mức duy trì với tỉ lệ bội chi xoay xung quanh 5% và mức thâm hụt vẫn có xu hướng tăng.
Biểu đồ 1. Tốc độ tăng trưởng GDP và tỉ lệ bội chi NSNN Việt Nam 2000 - 2016 9 8 7 % 6 5 vị : Đ ơn 4 3 2 1 0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 GDP growth rate 6.8 6.9 7.1 7.3 7.8 8.4 8.2 8.5 6.3 5.4 6.8 6.2 5.2 5.4 6 6.7 6.2 BD/GDP 4.7 4.67 4.5 4.9 4.85 4.86 5 5 4.95 6.9 5.8 5.3 4.8 4.8 5.3 5 4.95 GDP growth rate BD/GDP
Ngoài ra, Việt Nam cũng trải qua một năm 2011 đầy biến động với tỉ lệ lạm phát cao trên 18%, thị trường bất động sản đóng băng, giá vàng bị thao túng, chứng khoán nhiều lần bắt đáy hay vỡ nợ tín dụng đen dây chuyền làm cho tốc độ tăng trưởng GDP một lần nữa giảm mạnh. Do đó có thể thấy mức thâm hụt ngân sách cũng tăng mạnh trong khoảng từ 2011 – 2013 dù tỉ lệ bội chi vẫn có dấu hiệu giảm so với năm 2009. Chỉ khi qua 2013 thì mức thâm hụt mới có xu hướng tăng chậm lại với tốc độ tương đương từ 2008 trở về trước. Nhìn chung, có thể thấy trong hai khoảng thời gian 2009 và 2011 – 2012 là dấu hiệu của thâm hụt chu kì.
Như vậy có thể cho rằng, trong thời kì khủng hoảng, chính phủ tăng chi ngân sách để kích cầu giúp tăng trưởng kinh tế cũng như trợ cấp thất nghiệp dẫn đến thâm hụt ngân sách tăng đột ngột. Tuy nhiên, do độ trễ của chính sách nên đối với khủng hoảng 2008 thì đến 2009 mới có dấu hiệu tăng thâm hụt ngân sách và từ 2009 – 2010 thì nền kinh tế mới bắt đầu phục hồi; tương tự đối với khủng hoảng năm 2011 thì đến khoảng 2012 – 2013 thâm hụt mới tăng đột ngột kèm theo sự phục hồi của nên kinh tế và sau 2013 thì tăng trưởng và thâm hụt ngân sách mới ổn định lại. Như vậy thấy rằng trong khoảng thời gian từ 2000 - 2016, kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực giữa thâm hụt ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra nhìn vào 2 biều đồ trên, có thể thấy trong khoảng 2014 – 2016 khi tỉ lệ bội chi, mức thâm hụt ngân sách nhà nước tiếp tục có xu hướng giảm tuy với tốc độ chậm thì GDP bắt đầu có dấu hiệu tăng nhẹ. Như vậy, có thể phỏng đoán rằng có một ngưỡng thâm hụt ngân sách “an toàn” mà tại đó GDP vẫn được duy trì ổn định với xu hướng tăng.