2. Gợi ý chính sách
2.2. Tình hình tăng trưởng kinh tế hiện nay của Việt Nam
Tại website chính thức của Ngân hàng thế giới World Bank, số liệu GDP mới chỉ được cập nhật đến hết năm 2017. Nhóm tác giả sẽ bổ sung thêm thông tin ở những nghiên cứu sau.
Biểu đồ 4. Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam từ 2000 - 2017
Biểu đồ được công bố trên website của Ngân hàng thế giới (World Bank)
Trong năm 2018 vừa qua, nền Kinh tế Việt Nam đã bật dậy với cú huých 7.04% tăng trưởng GDP, mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. (Số liệu được công bố bởi Tổng cục Thống kê Việt Nam).
Trong giai đoạn từ năm 2001 - 2018, ta có thể thấy, chỉ số tăng trưởng GDP đạt mức đỉnh điểm vào năm 2005 với con số 7.547%. Đó chính là thành tựu chúng ta đã đạt được một phần nhờ chính sách tài khóa “tăng thu giảm chi” hiệu quả.
Để lý giải chi tiết hơn về nguyên do dẫn đến thành tựu này, nhóm tác giả đã tham khảo và tổng hợp một số quan điểm được nêu ra trong bài nghiên cứu Kinh tế Việt Nam năm
2001 - 2005 và kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội 2006 - 2010 của TS. Đinh Văn Ân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương:
Cụ thể, trong năm 2005, tổng thu ngân sách nhà nước đã đạt được 210.4 nghìn tỷ đồng, vượt 15% so với dự toán nguồn thu mục tiêu do Quốc hội đề ra. Con số đầy ấn tượng này chính là hệ quả của việc thuế thu nhập doanh nghiệp đã đặc biệt tăng đột biến trong năm 2005. Nguồn thu ngân sách này cũng giữ tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu từ thuế, phí và lệ phí của ngân sách, cụ thể là 37% (tăng đáng kể so với con số 27.8% của năm 2004, 26% của năm 2003 và tăng 23.4% so với dự toán). Bước chuyển mình đáng kinh ngạc
này bắt nguồn từ thực tế giá dầu tăng mạnh tạo đà phát triển, thúc đẩy lợi nhuận cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu.
Tuy nhiên cho đến năm 2008, tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam có dấu hiệu giảm mạnh do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Từ đó đến nay tốc độ tăng trưởng GDP đã có dấu hiệu hồi phục và tăng mạnh ở năm 2018. Theo báo cáo của World Bank và
IMF (Quỹ tiền tệ thế giới), tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 7.08%, cao hơn
hẳn so với các nước khác trong khu vực như Thái Lan với 4.1%, Philippines với 6.3% hay Trung Quốc với 6.5%. Ngoài ra, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng 5 triệu đồng/ người so với 2017.
Ngoài ra, so với cùng kỳ năm 2017, tăng trưởng từng ngành cũng đạt cao hơn trong năm 2018. Cụ thể, nông lâm thủy sản tăng 3.67%, công nghiệp và xây dựng tăng mạnh 8.85% và dịch vụ tăng 7.03%.
Biểu đồ 5. Vốn FDI giải ngân 2008 - 2018
2520 20 19.1 17 U SD 15 14.5 15.8 Tỷ 12.35 vị : 11.5 11 11 11.5 Đ ơ n 10.46 10 10 5 0 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Biểu đồ do nhóm tác giả tự tổng hợp
Vốn FDI giải ngân trong năm 2018 cũng đạt cao nhất với 19.1 tỷ USD trong vòng 11 năm trở lại đây từ 2008. Ngoài ra, không xảy ra hiện tượng thâm hụt ngân sách với tổng thu đạt 1273 triệu tỷ đồng và tổng chi đạt 1272 triệu tỷ đồng.