Kết luận đánh giá về phương pháp ghi tín hiệu

Một phần của tài liệu Đánh giá một số kỹ thuật trong truyền hình tương tự và truyền hình số docx (Trang 83 - 87)

2 Q trong đó, Q là bước lượng tử.

3.3.3. Kết luận đánh giá về phương pháp ghi tín hiệu

Qua trình bày về kỹ thuật ghi tín hiệu truyền hình tương tự và truyền hình số ở trên ta có thể thấy: Trong kiểu ghi số, các mẫu được ghi sao cho chúng có thể sử dụng bằng thiết bị số. Việc ghi âm số có nhiều lợi ích hơn so với ghi âm analog. Các tệp số có thể được sao chép bao nhiêu lần cũng được, mà không

giảm chất lượng, và chúng có thể được ghi vào một audio CD hoặc chia sẻ qua mạng viễn thông. Các tệp âm thanh số cũng có thể được chỉnh sửa dễ dàng hơn so với băng từ analog.

Trong quá trình ghi đĩa CD, luồng tín hiệu dạng số được đưa vào đầu vào của tia lazer (chuỗi các bít 1 và 0, ví dụ như là 100110111010 ….), gặp bít 0 thì tia lazer bắn 1 lỗ vào bề mặt của đĩa, còn bít 1 thì không bắn.

Khi đọc đĩa CD thì quá trình ngược lại, mắt thần (len) của đầu đọc đĩa sẽ phát ra tia lazer chiều vào mặt đĩa CD. Khi gặp lỗ trên mặt CD, tia lazer không bị phản xạ lại, đầu đọc hiểu đó là bít 0. Chỗ nào còn nguyên (không bị lỗ), tia lazer bị phản xạ ngược lại, mắt thần nhận được tia phản xạ đó, đầu đọc đĩa hiểu đó là bít 1.

Rõ ràng, với hệ thống tương tự, các máy móc phải được thiết kế để phân biệt rất nhiều mức tín hiệu. Trong khi đó, với hệ thống số, máy móc chỉ cần phân biệt 2 mức. Với 2 mức là rất dễ chế tạo.

3.4. So sánh đánh giá về cấu tạo, tín hiệu phát và các phép đo máyphát.

Để đánh giá hai hệ thống này chúng ta có thể đánh giá trên rất nhiều khía cạnh khác nhau như: máy phát, phương pháp điều chế, kỹ thuật…. Từ hệ thống máy phát này có thể cho ta thấy sự khác biệt cơ bản giữa truyền hình số và truyền hình tương tự cũng như giải thích được vì sao mà truyền hình số đang dần thay thế truyền hình tương tự.

Về cơ bản, sơ đồ khối máy phát hình số và tương tự giống nhau. Chỉ khác nhau ở bộ điều chế tương tự hay số. Tuy nhiên các khuếch đại khi sử dụng để phát số (với số lượng nhiều chương trình) cần tuyến tính cao hơn khi phát tương tự.

Hình 3.13: Cấu tạo máy phát hình

Khác nhau ở tín hiệu vào: công nghệ phát tương tự tín hiệu vào là video tổng hợp và tín hiệu âm thanh tương tự. Dải thông của video cao nhất là 6MHz, dải thông của âm thanh cao nhất là 20 KHz. Công nghệ phát số tín hiệu vào là tín hiệu số, cụ thể là dòng truyền tải MPEG- 2. Dải thông của tín hiệu số (hay chính xác hơn là vận tốc của dòng truyền tài từ 4,9Mbits/s đến 31bit/s).

Phổ cao tần ra của phát tương tự chỉ tập chung tại vùng tần số của sóng mang video, sóng mang âm thanh và sóng mang màu. Tần số mang video cách tần số mang âm thanh là 6,5MHz. Phổ cao tân ra của máy phát hình số sẽ dày đặc trong dải thông 7,61MHz, tận dụng hết vùng phổ. Vì vậy, về đó công suất của máy phát hình tương tự thường là đo công suất đỉnh xung đồng bộ, đối với máy phát hình số đo công suất trung bình.

Về xuất hiện điện áp đỉnh trong máy phát tương tự không xảy ra, nhưng trong máy phát số thường xuyên xảy ra.

Các phép đo máy phát cũng có nhiều thông số hoàn toàn khác nhau. Hện thống thiết bị đo chất lượng hai máy sử dụng hai công nghệ khác nhau là khác nhau hoàn toàn.

3.5. Kết luận chương

Chương 3 đã đi so sánh đánh giá một số kỹ thuật trong truyền hình số và truyền hình tương tự như: kỹ thuật điều chế, kỹ thuật mã hóa, kỹ thuật ghi đọc tín hiệu và so sánh đánh giá giữa máy phát truyền hình số và truyền hình tương tự. Qua đó cho ta thấy truyền hình số có nhiều ưu điểm hơn so với truyền hình tương tự. Từ đó chứng minh hệ thống truyền hình số sẽ dần thay thế truyền hình tương tự trong tương lai.

Một phần của tài liệu Đánh giá một số kỹ thuật trong truyền hình tương tự và truyền hình số docx (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w