Ghi và lữu trữ audio

Một phần của tài liệu Đánh giá một số kỹ thuật trong truyền hình tương tự và truyền hình số docx (Trang 82 - 83)

2 Q trong đó, Q là bước lượng tử.

3.3.2. Ghi và lữu trữ audio

3.3.2.1. Ghi và lưu trữ audio analog

Hình 3.12: Quá trình lưu trữ và phát tín hiệu audio

Âm thanh sau khi phát ra từ nguồn được đưa đến micophone (một chiếc microphone bao gồm các màng nhỏ tự do để rung động, theo cơ chế chuyển dao động của màng thành tín hiệu điện) do đó sóng âm thanh được chuyển thành sóng điện qua microphone. Thông thường, áp lực cao hơn tương ứng với điện thế cao hơn.

Một máy ghi băng chuyển dạng sóng lần nữa – từ tín hiệu điện trong dây dẫn thành tín hiệu từ trong cuộn băng. Khi chúng ta phát băng, tiến trình sẽ đảo ngược lại, với tín hiệu từ được chuyển thành tín hiệu điện, và tín hiệu điện được làm cho loa rung động.

3.3.2.2. Ghi và lưu trữ audio số

Việc ghi âm vào băng là một ví dụ của kiểu ghi analog. Thiết bị chính sử dụng trong ghi âm số là bộ chuyển đổi từ tương tự sang số (ADC – Analog Digital Conversion). Bộ ADC thu nhận những tín hiệu của điện thế trên đường audio và tái hiện lại bằng các số có thể được gởi cho máy tính. Bằng cách thu nhận điện thế hàng nghìn lần trên giây, chúng ta có thể lấy được xấp xỉ rất tốt của tín hiệu âm thanh ban đầu.

Có 2 nhân tố xác định chất lượng của việc ghi số:

• Tỷ lệ mẫu: Tỷ lệ mẫu được thu nhận hoặc được phát lại, đo bằng Hz, hoặc mẫu trên giây. Ví dụ một audio CD có tỷ lệ mẫu là 44.100 Hz, thường được ghi ngắn gọn là 44 KHz. Đó cũng là tỷ lệ mẫu mặc định thường được sử dụng, vì audio CD rất thịnh hành.

• Định dạng mẫu hoặc lượng tử mẫu: Về bản chất đó là số con số tương tự tái hiện số của mỗi mẫu. Nghĩ về tỷ lệ mẫu như sự chính xác theo chiều dọc của dạng sóng số và định dạng mẫu như sự chính xác theo chiều ngang. Một đĩa audio có độ chính xác là 16bits.

Lượng tử mẫu càng cao cho phép việc phục hồi âm thanh càng chính xác. Tỷ lệ mẫu có thể ít nhất gấp hai lần số lớn nhất của tín hiệu mà chúng ta muốn số hoa (định lý lấy mẫu). Con người không thể nge thấy tần số khoảng 20.000 Hz, do đó 44.100 Hz đã được chọn như tỷ lệ cho các audio CD để bao gồm tất cả các tần số tiếng nói của con người. Tỷ lệ mẫu 96 và 192 KHz đang bắt đầu trở nên phổ biến hơn, thường là trong các DVD – audio, nhưng nhiều người, một cách thành thực, không thể nghe thấy sự khác biệt.

Một phần của tài liệu Đánh giá một số kỹ thuật trong truyền hình tương tự và truyền hình số docx (Trang 82 - 83)