Điểm lấy mẫu của tín hiệu màu đỏ CR Điểm lấy mẫu của tín hiệu màulam C
2.6.2. Hệ thống quảng bá truyền hình số vệ tinh DVB-S
Đặc điểm chung:
DVB-S: Hệ thống truyền dẫn qua vệ tinh DVB-S có các đặc trưng như sau: sử dụng băng tần băng C và Ku, điều chế số QPSK, tối ưu hóa cho từng tải tiêng cho từng bộ phát đáp (Transponder: thiết bị thu phát trên vệ tinh) và công suất hiệu dụng, tốc độ dữ liệu cực đại từ lớp truyền MPEG-2 là 38,1 Mb/s.
• Hình 2.24: Sơ đồ khối hệ thống quảng bá truyền hình số vệ tinh
Nguyên lí quảng bá truyền hình số vệ tinh trình bày ở hình 2.24. Thông tin âm tần và thị tần và các tín hiệu số trước tiên sẽ đi qua bộ nén biên mã số MPEG- 2 (ENC) tiến hành việc nén biên mã, tín hiệu truyền hình số với tốc độ trên 200 Mb/s được nén xuống còn 6 Mb/s, dòng số liệu MPEG-2 bị nén nhiều đường sẽ được dòng mã MPEG-2 có tộc đồ càng cao hơn. Căn cứ vào yêu cầu, các chương trình truyền hình cần truyền tải sẽ được thực hiện việc mã hóa, sau đó dòng số hiệu MPEG-2 được đưa vào bộ điều chế số QPSK. Cuối cùng tiến hành biến tần, tín hiệu QPSK được điều chế tới trung tần IF, đạt tới tần số vi ba cần thiết của dải sóng C hoặc Ku, thông qua anten phát tiến hành phát xạ lên truyền hình vệ tinh.
Sơ đồ khối của hệ thống thu truyền hình số vệ tinh như hình 2.25. Tín hiệu vệ tinh qua bộ biến tần LNB, máy thu vệ tinh số IRD (intergrated receiver coder) sẽ tiến hành việc giải điều chế QPSK, giải mã đưa ra tín hiệu âm tần và thị tần, nếu dùng đầ nối thu CATV ở trước thì mạng truyền hình hữu tuyến có thể được chia thành phương thức truyền tải tương tự và phương thức truyền tải số.
Trong phương thức truyền tải tương tự thì số đường truyền đạt và số lượng máy thu bằng nhau, do tín hiệu đầu ra của máy thu vệ tinh số IRD là AV cho nên cần phải dùng các bộ điều chế tương tự với các kênh tần khác nhau để truyền tải tín hiệu tới hộ dùng.